Home Đầu tư Coin Stellar coin (XLM) là gì? Những điều cần biết để đầu tư XLM coin hiệu quả

Stellar coin (XLM) là gì? Những điều cần biết để đầu tư XLM coin hiệu quả

0
Stellar coin (XLM) là gì? Những điều cần biết để đầu tư XLM coin hiệu quả

Có thể nói, năm 2019 là năm bứt phá ngoạn mục của thị trường tiền ảo, và ấn tượng nhất trong số các đồng coin nằm trong TOP 10 đồng coin hàng đầu thế giới, phải kể tới Stellar coin (XLM) với tiềm năng lớn, đang thể hiện là dự án đáng để đầu tư trong dài hạn.

Các nhà phân tích cho rằng, năm 2020 vẫn sẽ là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của đồng coin này. Vậy “Stellar coin là gì?”, “Tiềm năng của nó như thế nào?” và “có nên đầu tư vào đồng coin này hay không?”. Hãy cùng Kienthuctrade.net đi tìm câu trả lời nhé!

Stellar là gì?

Stellar là một loại Cryptocurrency giao thức mã nguồn mở cho việc trao đổi giá trị tiền tệ, Stellar được phát hành vào đầu năm 2014 bởi Jed McCaleb và Joyce Kim.

Các thành viên trong đội ngũ phát triển cũng như ban cố vấn của Stellar coin bao gồm Keith Raboios, Matt Mullenweg, Patrick Collison, Greg Stein, Sam Altman, Joi Ito, Naval Ravikant và rất nhiều thành viên khác. Các giao thức được XLM được hỗ trợ bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên Stellar Development Foundation.

Stellar la gi?

Nguyên tắc hoạt động của Stellar Lumens là cho phép bạn gửi và nhận tiền giữa các cặp tiền tệ theo giao thức phân cấp. Ví dụ: Khi bạn gửi tiền USD và người nhận sẽ nhận lại được tiền EUR. Hình thức của Stellar coin cũng tương tự như tiền Bitcoin, thực hiện các giao thức chuyển đôi giữa các loại tiền tệ khác nhau.

Stellar coin là gì ?

Stellar là một công nghệ thanh toán mã nguồn mở có nhiều điểm tương đồng với Ripple . Người sáng lập của nó, Jed McCaleb (ảnh), cũng đồng sáng lập Ripple.

Giống như Ripple, Stellar cũng là một công nghệ thanh toán nhằm mục đích kết nối các tổ chức tài chính và giảm đáng kể chi phí và thời gian cần thiết cho việc chuyển tiền qua biên giới. Trên thực tế, cả hai mạng thanh toán đều sử dụng cùng một giao thức chung lúc khởi đầu.

Logo cua Stellar

Tuy nhiên, đây là nơi mà những điểm tương đồng kết thúc.

Một đợt fork trong giao thức của Stellar vào đầu năm 2014 đã kết thúc với việc tạo ra Nghị định thư Stellar Consensus Protocol (SCP). Cả hai hệ thống cũng có sự khác biệt cơ bản. Trong khi Ripple là một hệ thống khép kín, Stellar là mã nguồn mở.

Họ cũng có khách hàng khác nhau. Ripple làm việc với các tổ chức ngân hàng được thành lập và các tập đoàn để sắp xếp công nghệ chuyển giao xuyên biên giới của họ. Ngược lại, Stellar tập trung vào việc phát triển thị trường và có nhiều trường hợp sử dụng cho công nghệ của mình, bao gồm cả chuyển tiền và phân phối khoản vay ngân hàng cho mọi người mà không khiến họ bị ràng buộc.

Đồng Stellar (XLM coin) được ra đời như thế nào?

Dự án Stellar chính thức ra mắt vào tháng 7/2014 bởi Founder Jed Mccaleb (ông cũng là người sáng lập sàn giao dịch đình đảm Mt.Gox, với giao thức tương tự như Ripple. Và Stellar được phát hành miễn phí cho người dùng, tuy nhiên chỉ sau 1 thời gian Stellar đã vướng mắc lỗi liên quan tới lỗ hổng mạng lưới.

Lich su phat trien Stellar Lumens

Chính vì vậy mà Stellar được đội ngũ phát triển đổi tên thành Lumens. Và ngay sau đó thì Lumens hoạt động ổn định, đồng thời giá trị stellar coin cũng liên tục tăng mạnh, và nhờ nâng cập nên hệ thống bảo mật cực cao.

Đội ngũ phát triển dự án Stellar Lumens

Jed McCaleb chính là cha đẻ – người sáng lập ra Stellar. Như đã đề cập phía trên,  Jed McCaleb  là nhà sáng lập ra Sàn tiền ảo Mt.Gox , sau đó bán lại cho Mark Karpeles ở thời điểm trước khi bị Hacker tấn công gây ra thiệt hại 450 triệu đô la.

Jed McCaleb – nha sang lap Stellar

Sau đó, Jed McCaleb  gia nhập vào Ripple, và chỉ trong thời gian ngắn đã đưa Ripple trở thành 1 trong những đồng coin có giá trị nhất thế giới.

Vào Năm 2013, vì sự khác biệt trong định hướng phát triển nên Jed McCaleb rời khỏi đội ngũ lãnh đạo của Ripple. Và chỉ trong thời gian ngắn sau đó, Jed McCaleb bắt đầu tập trung phát triển stellar.

Ngoài ra, XLM coin cũng có một ban cố vấn uy tín và có kinh nghiệm hàng đầu gồm có:

  • Patrick Collison – giám đốc điều hành Stripe
  • Matt Mullenweg – Founder của WordPress
  • Naval Ravikant – Founder của AngelList
  • Và còn nhiều cái tên đình đám khác,….

Tìm hiểu tổng quan về đồng Stellar(XLM)

Giới thiệu về đồng Stellar

Name: Stellar Lumens
Ticker: XLM
Blockchain: Stellar
Consensus: Stellar Consensus Protocol (SCP)
Token Type: Utility Token
Avg. Block time: 5 giây
Avg. Transaction Time: Over 1000 TPS
Initial Supply: 100,000,000,000 XLM
Total Supply: 105,423,795,555 XLM
Circulating Supply: 20,034,911,425 XLM

Ty gia XLM hien tai

Lợi ích của Stellar là gì?

  • Stellar là hệ thống thanh toán toàn cầu cho nên khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với thị trường thế giới. Và ai cũng có thể gửi, nắm giữ các loại tiền ngoại tệ như: USD – Euro – JPY.
  • Stellar hoạt động giống như mạng lưới các đồng nghiệp. Vì vậy mà bất kỳ người dùng nào cũng có thể giao dịch với nhau trên hệ thống.
  • Stellar thuộc quyền sở hữu của tất cả mọi người, vì vậy mà không có tổ chức nào có thể kiểm soát mạng, không có quyền tích trữ dữ liệu hay tắt.
  • Stellar khác biệt với các hệ thống phân tán khác, và có thể xử lý tất cả các tài sản và có thể xem như bất khả trị về tiền tệ. Token XLM có thể dễ dàng liên kết với tiền tệ trên thế giới như USD, EURO,…
  • Phí giao dịch Stellar rất thấp và gần như là miễn phí, vì vậy mà được nhiều người biết tới và sử dụng là điều hiển nhiên.
  • Một lợi ích thú vị khác là ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Stellar cho phép người dùng truy cập 1 thị trường không biên giới, không hạn chế. Nói tóm lại có thể hiểu rằng đây là hình thức chuyển tiền vô cùng hiệu quả.

Token Allocation XLM

Token Allocation XLM

Với tổng cung ban đầu là 100 tỷ token, XLM được Stellar Development Foundation phân bổ theo từng phần như sau:

50% được đưa ra thị trường thông qua các chương trình Direct Sign Up.
25% dành cho các chương trình Partnership.
20% dùng để airdrop cho những người nắm Bitcoin.
5% do Stellar Development Foundation nắm giữ.

Token Distributed XLM

Với số token được phân bổ như trên thì hiện tại Stellar đã theo tiến độ:

Direct signup program đã hoàn thành được 10.87% ~ 5,435 tỷ XLM.
Bitcoin program đã giải ngân 100% ~ 2,037 tỷ XLM.
Stellar Build Challenge đã phân phối được 161,8 triệu XLM.
Partnership program đã hoàn thành được 4.55% ~ 1,138 tỷ XLM.
Đến đây, mình bắt đầu có hai câu hỏi về độ chính xác của số liệu do SDF cấp:

Thứ 1: Số XLM trên thị trường hơn 20 tỷ token và theo số liệu trên chỉ mới có 8,7 tỷ token. Vậy 12 tỷ XLM còn lại ở đâu ra nếu không được distributed?

Thứ 2: Theo Token Allocation thì lượng XLM phân phối cho Bitcoin Program đáng ra phải 20 tỷ token chứ không phải 2 tỷ như trên?

Vậy theo đó, số XLM trên thị trường đã hơn 26 tỷ token XLM.

Tuy nhiên, anh em thấy họ báo cáo rằng chỉ có hơn 20 tỷ XLM trên thị trường. Điều này, làm mình khá là hoài nghi về độ minh bạch của SDF.

Token Inflation XLM

Stellar có mức lạm phát 1% mỗi năm. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng cung của Stellar đã hơn 105 tỷ token sau 5 năm bị lạm phát.

Tuy nhiên, việc lạm phát của Stellar sẽ sớm kết thúc khi SDF đề nghị vô hiệu hoá inflation lên mạng lưới vào ngày 03/09/2019.

SDF muốn mạng lưới tự quyết định việc này thông qua voting trên mạng lưới.

Trong trường hợp mạng lưới không thông qua, SDF sẽ tung ra bản cập nhật tiếp theo có chức năng vô hiệu quá lạm phát.

So sánh Stellar với Ripple

Nhìn vào bảng so sánh tổng quan như bên dưới, anh em sẽ thấy rằng Stellar và Ripple rất giống nhau.

So sanh Stellar voi Ripple

Chỉ khác mỗi phần cơ chế đồng thuận, Stellar tự sáng tạo ra giao thức đồng thuận riêng, ứng dụng thuật toán đồng thuận Federated Byzantine Agreement (FBA).

Trong khi đó, Ripple đạt sự đồng thuận qua Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA).

Ngoài sự khác biệt về công nghệ, Stellar và Ripple còn có sự khác biệt về:

Đối tượng sử dụng:

Trong khi Ripple tập trung vào các tổ chức ngân hàng, tài chính. Thì Stellar tập trung vào thị trường chuyển tiền, thanh toán vi mô dành cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Cấu trúc tổ chức:

Trong khi Ripple là tổ chức có cấu trúc thu lợi nhuận (for-profit) còn Stellar là tổ chức phi lợi nhuận (non-profit).

Stellar va Ripple

Xem thêm: Ripple (XRP) coin là gì? Tổng quan về XRP coin và sàn giao dịch XRP

Tính năng và đặc điểm nổi bật của XLM coin

Tính năng Chuyển tiền

Gửi tiền mặt xuyên quốc gia nhanh chóng, với chi phí rất nhỏ gần như là miễn phí. Vì vậy mà các khoản thanh toán giữ các đồng tiền khác nhau là rất rẻ.

Tính năng Thanh toán Micro

Giúp Tăng hiệu lực và giảm giá chuyển khoản nhỏ hơn. Và mang tới thêm các hình thức thanh toán lũy tiến cho người dùng.

Tính năng Chi nhánh di động

Có thể giúp Mở rộng hoạt động bán lẻ với chi phí rất rẻ và tối ưu.

Tính năng Tiền mặt di động

Nền tảng tiền mặt di động thực tế. giúp cho người dùng có thể gửi đến ngay cả các nhà cung cấp khác nhau

Mục đích sử dụng của Stellar (XLM)

Fees:

Stellar (XLM) được dùng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới của Stellar. Phí giao dịch sẽ được tính theo công thức sau:

Phí giao dịch = Số hoạt động * phí cố định

Stellar cho phép một giao dịch có thể chứa 100 hoạt động là tối đa với mức phí cố định cho mỗi hoạt động là 0,00001 XLM.

Rewards:

Stellar (XLM) được dùng làm phần thưởng cho những người tham gia voting trong mạng lưới.

Điều kiện tối thiểu để có thể voting trong mạng lưới là ví đó cần chứa hơn 50 triêu XLM tương đương 0,05% tổng cung.

Payment & Remittance:

Stellar bắt buộc người dùng phải nắm một lượng nhỏ XLM trong tài khoản của họ. Như vậy mới có thể sử dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền của Stellar.

Liquidity:

XLM được dùng để làm cross-currency (tiền tệ chuyển đổi).

Mình sẽ lấy ví dụ cho anh em dễ hình dung như sau:

Anh em chuyển tiền cho đối tác ở Thượng Hải thông qua Stellar. Sau đó, dùng tiền USD và đối tác ở Thượng Hải sẽ nhận tiền CNY.

Để làm việc đó, hệ thống của Stellar sẽ chuyển tổng giá trị USD sang XLM, sau đó dùng XLM chuyển sang CNY.

Đào Stellar (XLM) như thế nào?

Stellar không thể đào được như các loại tiền điện tử khác như Bitcoin hay Ethereum. Thay vào đó, anh em có thể staking XLM để claim phần lạm phát của Stellar.

Phần thưởng sẽ phụ thuộc vào số vote của anh em trên mạng lưới của Stellar.

Để có thể vote được trên mạng lưới, anh em cần sở hữu 0,05% tổng cung của Stellar. Từ đây, sinh ra các dịch vụ staking XLM theo pool thu phí có và miễn phí có.

Nếu anh em muốn staking XLM thì cách đơn giản nhất là tham gia stake trên nền tảng của Binance. Điều kiện cũng như cách stake, Binance đã hướng dẫn tại đây anh em có thể tham khảo.

Ngoài ra, anh em chỉ có thể kiếm XLM thông qua các chương trình airdrop do Stellar và đối tác của họ tổ chức.

Như vào tháng 06/2018, Stellar kết hợp với ví Blockchain đã tổ chức airdrop lượng XLM có trị giá lên đến 125 triệu đô.

Cách tạo ví Lưu trữ Stellar Lumens

Ví Centaurus hiện tại đã được tích hợp trên cả 2 nền tảng Android và iOS. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng các ví đang hỗ trợ XLM sau đây:

  • Ledger Nano S
  • Stellar Desktop Client
  • Stargazer
  • Stellar Portal
  • Stronghold
  • Blackwallet
  • SAZA
  • Papaya
  • StellarTerm
  • Lobstr

Đặc biệt trong số đó có 2 loại ví phổ biến nhất được các nhà đầu tư sử dụng để lưu trữ XLM coin là:

  • Ví Stronghold: hiện tại đang hỗ trợ các đồng tiền nổi tiếng như Bitcoin, Ethereum, Lumens.
  • Ví Lobstr: là ví web, hiện cũng đang hỗ trợ cả 2 nền tảng android và IOS, Lobstr các đặc điểm là rất an toàn, và gửi nhận đồng tiền XLM nhanh chóng.

Sàn giao dịch Stellar (XLM)

Sau 5 năm phát triển, XLM đang đứng ở vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng vốn hoá của CoinGecko. Với sự hỗ trợ giao dịch trên hơn 50 sàn lớn bé khác nhau.

san giao dich Stellar coin

Tổng khối lượng giao dịch trung bình trong vòng 30 ngày qua đạt hơn 209 triệu đô. Điều này đã thể hiện khả năng thanh khoản của XLM đang rất tốt ở thời điểm hiện tại.

Trong đó, XLM đang được mua bán, giao dịch chủ yếu trên sàn Bithumb.

Tương lai của Stellar (XLM)

Roadmap:

Để nắm bắt được những gì Stellar đã hứa so với những gì họ thực hiện được đến thời điểm hiện tại.

Đối tác dùng Stellar:​

Đối tác lớn nhất hiện tại của Stellar có lẽ là tập đoàn IBM với việc phát triển IBM Worldwire trên Stellar.

Ngoài ra, Stellar còn có các đối tác khác xây dựng sản phẩm trên Stellar như: AnchorUSD, Wirex, SureRemit, Firefly CNY, Smartlands, StellarX, SatoshiPay, Blockdaemon, Rehive.

Tiềm năng thị trường:

Stellar nhắm đến thị trường chuyển tiền kỹ thuật số toàn cầu trị giá hơn 8,7 tỷ đô vào năm 2025.

Bên cạnh đó, Stellar còn cho phép xây dựng sản phẩm trên Stellar. Điều này khiến Stellar có cơ hội trong thị trường dApps trị giá 189 tỷ đô vào năm 2020.

Thêm nữa, Stellar cho phép phát hành tài sản trên nền tảng của họ. Do đó, Stellar có cơ hội thâm nhập vào thị trường chứng khoán truyền thống.

Ngoài ra, Stellar còn phát triển thêm StellarX để nhắm đến mảng sàn giao dịch phi tập trung.

Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ chính và lớn nhất của Stellar đó là Ripple.

Ngoài ra, còn có các công ty khác cùng làm về mảng thanh toán cross-border truyền thống.

On-chain Performance:​

Ở hình bên dưới, anh em có thể thấy số transaction mỗi ngày trong mạng lưới của Stellar.

Những con số này đang có xu hướng giảm mạnh sau khi đạt đỉnh ~30,2 nghìn giao dịch mỗi ngày.


Sự giảm sút về số transaction thể hiện rõ hơn thông qua giá trị giao dịch trung bình (USD) mỗi ngày trong mạng lưới của Stellar.


Điều đó có nghĩa rằng, số địa chỉ hoạt động mỗi ngày trong mạng lưới của Stellar giảm rất mạnh.

Có nên đầu tư Stellar Lumens không?

Để trả lời cho câu hỏi “CÓ NỀN ĐẦU TƯ HAY KHÔNG” thì chúng ta hãy cùng xem những ứng dụng cụ thể mà Stellar Lumens mang lại nhé:

  • Phí giao dịch thấp: có thể coi là miễn phí, trong khi phí giao dịch của Bitcoin và Ethereum hiện tại là khoảng trên dưới 4 USD
  • Chống rửa tiền: hệ thống Stellar được tịch hợp sẵn các công cụ hiện đại thực hiện nghiệp vụ chống rửa tiền.
  • Giải quyết tranh chấp: Khi mà các giao dịch trên hệ thống Stellar có thể bị đóng băng, nhờ đó có thể giải quyết các khiếu nại và tranh chấp liên quan tới tài sản
  • Bảo mật cao: 100% các giao dịch đều được đảm bảo và được lưu trên sổ công khai
  • Khả năng mở rộng: có thể thực hiện được 1000 giao dịch mỗi giây.

Có thể thấy rằng, dự án Stellar đang có nền tảng công nghệ vượt trội, và sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa cho toàn cầu trong tương lai. Vì vậy quý vị hoàn toàn có thể dành 10% ngân sách đầu tư của mình để mua trữ XML Coin trong dài hạn.

Lời kết

Như vậy là Kienthuctrade.net đã chia sẻ cho bạn những thông tin tổng quan nhất về Stellar (XLM) coin. Hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ có được những nhìn nhận, đánh giá đúng nhất về Stellar coin cũng như tiềm năng phát triển của nó trong tương lai để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả nhất.

Đừng quên Like, Share và Đánh giá 5* cho bài viết nhé! Chúc bạn thành công!

Mời bạn xem thêm bài viết cùng chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here