Home Kiến thức trading Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường Forex

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường Forex

0
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường Forex

Trong bài viết này, Kienthuctrade sẽ phân tích chi tiết sự ảnh hưởng của các chính sách đến thị trường forex để trader có thể hiểu sâu hơn.

Khi bạn ” nhạy cảm ” với biến đổi của nền kinh tế nói chung, từ đó sẽ nắm bắt được thông tin dự đoán những biến đổi của thị trường forex là điều vô cùng tuyệt vời.

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới thị trường Forex

Những chính sách tiền tệ được các chính phủ và ngân hàng trung ương đưa ra để phục vụ cho những mục tiêu kinh tế.

Các ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ luôn song hành với nhau. Mặc dù một số chính sách và nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương khá tương đồng với ngân hàng thế giới nhưng nhìn chung mỗi tổ chức đều có những mục tiêu riêng đối với đặc thù của từng nền kinh tế riêng biệt.

Mục tiêu của các chính sách tiền tệ nói chung là thúc đẩy và duy trì sự ổn định của giá cả và sự tăng trưởng kinh tế.

Để đạt được mục tiêu, các ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ chủ yếu để kiểm soát những vấn đề sau:

  • Lãi suất gắn với giá trị của tiền tệ
  • Sự gia tăng của lạm phát
  • Sức cung của đồng tiền
  • Yêu cầu dự trữ đối với ngân hàng
  • Cho vay đối với các ngân hàng thương mại

Chính sách tiền tệ có thể có nhiều dạng khác nhau. Chính sách tiền tệ siết chặt được đặt ra để giảm lượng cung tiền. Nó xuất hiện để làm tăng lãi suất. Nó mang ý nghĩa làm chậm tăng trưởng kinh tế với lãi suất cao.

Việc vay tiền sẽ trở nên khó hơn, cùng lãi suất cao điều này sẽ giảm chi tiêu và đầu tư của người dân lẫn doanh nghiệp.

Chính sách tiền tệ nới lỏng, nói cách khác chính là mở rộng hay làm tăng nguồn cung tiền, hoặc giảm lãi suất. Phí vay mượn sẽ giảm xuống với hy vọng chi tiêu và đầu tư tăng.

Chính sách điều tiết tiền tệ với mục đích tạo ra một nền kinh tế tăng trưởng bằng cách giảm lãi suất, trong khi đó siết chặt chính sách tiền tệ là để giảm lạm phát hoặc kiềm chế phát triển kinh tế bằng cách tăng lãi suất.

Cuối cùng, chính sách tiền tệ trung hòa không tạo ra tăng trưởng cũng như lạm phát.

Điều quan trọng cần nhớ về lạm phát là các ngân hàng trung ương thường có mức lạm phát mục tiêu ví dụ 2%.

Họ sẽ không nói ra mục tiêu này, nhưng chính sách tiền tệ sẽ được hoạt động và tập trung thực hiện sao cho đạt đến vùng mục tiêu quy định này.

Lạm phát đôi chút là một điều tốt, nhưng lạm phát ngoài tầm kiểm soát có thể khiến cho người dân mất niềm tin vào nền kinh tế, công việc và đặc biệt là vào tiền tệ của họ.

Bằng cách đặt ra mức lạm phát nhất định, ngân hàng trung ương sẽ giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về cách họ (ngân hàng trung ương) đối phó với tình trạng kinh tế hiện tại.

Hãy xem một vài ví dụ cụ thể.

Vào tháng 1 năm 2010, lạm phát ở Anh tăng tới 3,5% từ 2,9% chỉ trong một tháng. Với tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2%, mức 3,5% đã cao hơn vùng an toàn của ngân hàng Anh.

Mervyn King, lúc này đang thống đốc của BOE, theo dõi báo cáo và trấn an mọi người rằng những yếu tố tạm thời đã gây ra tỷ lệ lạm phát hiện tại và chúng sẽ giảm trong ngắn hạn với những động thái từ BOE.

Thông báo của ông ta có thành hiện thực hay không, không phải là chuyện cần nói ở đây. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng thị trường sẽ trở nên tốt hơn nếu chúng biết ngân hàng trung ương sẽ làm hay không làm gì liên quan tới mức lãi suất mục tiêu. Nói một cách đơn giản nhà giao dịch thích sự ổn định. Ngân hàng trung ương thích sự ổn định. Kinh tế thích sự ổn định.

Và một điều rõ ràng là mục tiêu lạm phát tồn tại sẽ giúp trader hiểu lý do tại sao ngân hàng trung ương cần làm những gì nó phải làm.

Các loại chính sách tiền tệ

Việc các ngân hàng trung ương kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế chính là chính sách tiền tệ, và nó có 2 loại:

  1. Chính sách tiền tệ mở rộng: được thông qua khi nền kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng cao. Khi đó chính sách mở rộng được thực hiện nhằm tăng tổng cầu bằng cách cắt giảm lãi suất và tăng cung tiền cho nền kinh tế.
    Từ đó thúc đẩy tiêu dùng, vay vốn tăng cao, tăng trưởng dịch vụ, giảm thất nghiệp và giúp cho nền kinh tế phát triển.
  2. Chính sách tiền tệ thắt chặt: khi vấn đề lạm phát trở nên nghiêm trọng và nền kinh tế cần phải chậm lại bằng cách cắt giảm lượng cung tiền.
    Như đã nói, lạm phát đặc trưng bởi sức cung đồng tiền và chi tiêu, do đó chính sách được đưa ra nhằm mục đích giảm lượng cung tiền và chi tiêu trong nền kinh tế. Vì vậy, việc tăng lãi suất được đưa ra.

Các ngân hàng trung ương thường có mục tiêu duy trì mức lạm phát ở 2%.

Có thể điều này không được thông báo rộng rãi nhưng hầu như tất cả các chính sách tiền tệ của họ đều nhằm mục đích đưa lạm phát về con số này. Bởi họ biết rằng lạm phát có thể tốt cho nền kinh tế khi nó nằm ở mức phù hợp, nếu vượt quá vùng đó sẽ gây hại cho nền kinh tế.

Nói chung tất cả mọi người đều thích sự ổn định hơn là sự biến động, nhất là những sự biến động đột ngột và thiếu kiểm soát.

Các nhà giao dịch thích sự ổn định, ngân hàng trung ương thích sự ổn định và nền kinh tế cũng thích sự ổn định. Và việc biết được mục tiêu đối với lạm phát cũng giúp cho các trader hiểu được cách thức vận hành của ngân hàng trung ương.

Chu kỳ của chính sách tiền tệ

Đối với những ai theo dõi đồng USD và các diễn biến kinh tế, hãy nhớ lại thời điểm vài năm trước khi mà FED tăng lãi suất lên 10%.

Đó thực sự là một điều điên rồ nhất mà FED tạo ra khiến cho cả thế giới tài chính náo động.

Nó phủ kín khắp phương tiện truyền thông, giá xăng dầu lập đỉnh và giá sữa thì đắt như vàng.

Khi đó, bạn không biết làm gì khác ngoài việc lên giường ngủ và hy vọng khi tỉnh dậy mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Thật may, phía trên chỉ là một ví dụ và nó không có thật.

Các chính sách không bao giờ được phép thay đổi một cách đột ngột đáng kể như thế. Bởi vì như bạn đã thấy, nó thật sự là điều điên rồ khủng khiếp.

Các chính sách phải được thực hiện trong các điều chỉnh nhỏ một cách từ từ nếu không muốn khiến cho các ông lớn ở các ngân hàng trung ương hỗn loạn.

Đó là lý do tại sao chúng ta thường thấy lãi suất chỉ thay đổi từ 0.25% đến 1% ở một thời điểm.

Nhắc lại một lần nữa, tất cả mọi người và kể cả các ngân hàng trung ương đều muốn sự ổn định.

Để tạo ra và duy trì sự ổn định thì sẽ cần đến một lượng thời gian cần thiết cho việc thực hiện những thay đổi đối với lãi suất. Có thể là vài tháng, hay thậm chí là vài năm.

Đối với các nhà giao dịch ngoại hối, họ cần thu thập và nghiên cứu các dữ liệu cho việc giao dịch của mình.

Tương tự, đối với các ngân hàng trung ương cũng như vậy, chỉ có điều họ phải quyết định cho cả nền kinh tế.

Việc tăng hay giảm lãi suất đều có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nhưng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp họ sẽ cảm nhận được nó chậm hơn một chút so với các nhà giao dịch như chúng ta.

Độ trễ đó chính là thời gian để chính sách tiền tệ tạo ra được hiệu quả thực tế đối với nền kinh tế quốc gia, và thời gian này có thể kéo dài từ một đến vài năm.

Bài viết trên đã phân tích chi tiết sự ảnh hưởng của các chính sách đến thị trường forex, hi vọng thông tin hữu ích đối với các bạn.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here