Home Đầu tư Coin Bonded Finance (BOND) là gì? Bonded Finance (BOND) token là gì? Có nên đầu tư vào tiền điện tử BOND không ? Toàn tập về tiền điện tử BOND

Bonded Finance (BOND) là gì? Bonded Finance (BOND) token là gì? Có nên đầu tư vào tiền điện tử BOND không ? Toàn tập về tiền điện tử BOND

0
Bonded Finance (BOND) là gì? Bonded Finance (BOND) token là gì? Có nên đầu tư vào tiền điện tử BOND không ? Toàn tập về tiền điện tử BOND

Trong một môi trường mà các khoản vay chất lượng yêu cầu giấy tờ và chứng nhận vô cùng phức tạp, ngược lại, các khoản vay đơn giản thì lại chứa đựng quá nhiều rủi ro cùng mức lãi suất cao cũng như không hề phù hợp, Bonded.Finance được ra đời nhằm khắc phục vấn đề trên với những thuật toán vô cùng thông minh và tối ưu nhất.

Vậy Bonded.Finance là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Ưu và nhược điểm thế nào? Liệu tiềm năng phát triển có lớn hay không? Tất cả các câu hỏi này sẽ được Kienthuctrade.net giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Bonded.Finance là gì?

Bonded.Finance là nền tảng cho vay phân quyền và không thông qua một đơn vị kiểm duyệt tập trung nào. Mục tiêu mà Bonded.Finance hướng đến là tận dụng tối đa nguồn lực từ dòng vốn của cộng đồng và tạo ra các công cụ cho vay hiệu quả với rủi ro thấp nhất, đặc biệt là với các altcoin có vốn hóa thấp và thanh khoản không cao trong thị trường.

2. Bonded.Finance khác gì với các nền tảng lending DeFi hiện tại?

Công bằng mà nói, các tài liệu trên website chính thức của hệ thống này vẫn còn khá hạn chế, do đó phần lớn thông tin trong bài viết dưới đây được ghi nhận từ các buổi AMA giữa thành viên của đội ngũ với cộng đồng.

Theo lời của Paul Mac, giám đốc quản lý của Bonded.Finance, những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nền tảng hiện tại là AAVE, SALT và COMP.

Cũng theo lời giám đốc này, thuật toán của Bonded.Finance sẽ giúp người dùng giảm được lãi suất đi vay một khi giá tài sản thế chấp có chiều hướng tăng lên. Đồng thời, Paul Mac còn đề cập đến thang đo rủi ro trên hệ thống. Mô hình dựa trên tỷ lệ LVR / LVT sẽ giúp hệ thống đảm bảo được độ thanh khoản bán ra cho các giá trị được thế chấp trong rổ tài sản.

Tài sản kỹ thuật số mà Bonded.Finance tập trung vào là các altcoin có thanh khoản thấp, nhằm tận dụng được tối đa lượng thanh khoản đang tồn tại ở các loại tài sản này. Không chỉ là các tài sản kỹ thuật số, Bonded.Finance còn hướng đến xây dựng một hệ thống tín dụng ngang cấp cho các loại tài sản thực như cổ phiếu bluechips, hay cả các kim loại quý.

4 sản phẩm chính mà Bonded.Finance muốn xây dựng bao gồm:

  • Bonded Index: Một chỉ số tài sản cho phép phát hành các khoản vay dựa trên một quỹ altcoin theo trọng số, được quản lý bằng một thuật toán phân tán rủi ro.
  • LOC Index: Một sản phẩm tín dụng xây dựng trên nền tảng smart contract, cho phép những dự án chọn lọc được vay các tài sản phát hành dựa trên token bị khóa hoặc đã cam kết đóng băng.
  • bETH synthetic: Một cơ chế giống với wrapped token và neo giá trực tiếp vào ETH.
  • ACL: Hệ thống tín dụng ngang cấp với rủi ro thấp và cơ chế quản lý mang lại lợi nhuận cao cho các cá nhân đóng góp thanh khoản. Hiện tại, ACL là phần được Bonded.Finance tập trung đẩy mạnh và phát triển nhất. Đây cũng là đã phần được triển khai sản phẩm mẫu.

Để giải quyết vấn đề được nêu lên ở đầu bài viết, Bonded.Finance ứng dụng giao thức Accelerated Crypto Loan (ACL) – một giao thức trên nền tảng Ethereum – nhằm linh hoạt hoá lãi suất trên nền tảng dựa vào quan hệ cung cầu.

Xem thêm: Sàn ASX Markets Là Gì? Có nên giao dịch tại sàn ASX Markets không?

3. ACL vận hành như thế nào?

Từ phía người đi vay, các điểm cần chú ý gồm:

  • Thế chấp tài sản vào hợp đồng smart contract thế chấp trên Ethereum.
  • Các mức tỷ lệ cần quan tâm:

. Tỷ lệ Collateral ratio phải cao hơn x5: Tức tổng giá trị thế chấp sẽ phải cao hơn 5 lần so với giá trị muốn vay.

. Tỷ lệ Liquidation ratio phải cao hơn x4: Điều này có nghĩa, một khi tổng giá trị thế chấp chia tổng giá trị vay thấp hơn x4, hệ thống sẽ bắt đầu thanh lý tài khoản thể chấp.

Nguồn tiền từ quá trình liquidate này sẽ chia thành 2 phần theo tỷ lệ 7:3 bởi hợp đồng thông minh liquidation. 7 phần sẽ vào pool thanh khoản để duy trì tài sản cho các cá nhân tạo thanh khoản. 3 phần còn lại sẽ được chuyển cho hệ thống Bond.

  • Lãi suất hàng tháng mà người đi vay phải trả là 10% dưới dạng token vay được: 10% sẽ được tách thành 8% cho các liquidity provider, 2% dành cho hệ thống Bond Platform.

4. Rủi ro đối với người đi vay và liquidity provider là gì?

Nhìn chung, những người cung cấp thanh khoản trên hệ thống được chú trọng bảo vệ hơn:

  • Tỷ lệ LTV (Loan-to-value) và các thuật toán tự động giúp đảm bảo an toàn cho người tạo thanh khoản (Liquidity Provider).
  • Các khoản thặng dư trong tài sản thế chấp sẽ được tái quản lý để hạn chế rủi ro cho người cung cấp thanh khoản.

Phần lớn rủi ro sẽ nằm ở phía người đi vay, trong trường hợp tỷ lệ Collateral ratio của họ giảm sâu. Hiện thì Bonded.Finance chưa nêu cụ thể danh sách các tài sản được chấp nhận thế chấp, vì vậy đánh giá cụ thể về rủi ro mà người đi vay có thể nhận về là chưa rõ.

5. BOND token là gì?

Hệ thống Bonded.Finance muốn vận hành trơn tru cần phải có sự hỗ trợ từ token BOND. Đây là đồng token vận hành trên nền tảng Ethereum với chuẩn token là ERC-20. Tổng cung của BOND là 1 tỷ token.

Token này sẽ vừa có vai trò là một governance token, cho phép người giữ đưa ra biểu quyết cho các thay đổi kỹ thuật trên mạng lưới, đồng thời sẽ là khoản trả thưởng khi người dùng tham gia đóng góp thanh khoản trên hệ thống.

6. Vai trò của token BOND trong hệ thống của Bonded.Finance

Ở lớp trên cùng sẽ là giao diện mà người dùng tương tác trực tiếp. Tiếp dưới đó sẽ là lớp giao thức. Đây chính là phần mà bài viết đã đề cập ở các mục trước.

Token BOND sẽ là phần nằm ở lớp Asset và sẽ tương tác trực tiếp với lớp nền tảng ở dưới là blockchain của Ethereum. Theo chiều ngược lại, BOND sẽ là nền tảng để vận hành cho hệ thống cho vay ở tầng Protocol phía trên.

Token BOND trong hệ thống ACL:

  • Người sở hữu BOND có thể biểu quyết cho những thay đổi trên hệ thống.
  • BOND được người đi vay dùng để trả khoản lãi suất hàng tháng.
  • BOND sẽ được dùng để trả reward cho các đơn vị cung cấp thanh khoản trong hệ thống ACL.
  • BOND sẽ được dự trữ ở BOND Platform để xử lý, phòng hộ cho những trường hợp biến động mạnh.

7. Phân bổ token

Key Metrics BOND

  • Token Name: BOND Token
  • Ticker: BOND
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: 0x5Dc02Ea99285E17656b8350722694c35154DB1E8
  • Token type: Utility, Governance
  • Total Supply: 1,000,000,000 BOND
  • Circulating Supply: Updating…

Token Allocation

  • Seed Sale: 5%
  • Private Sale:

+ Private Sale 1: 20%

+ Private Sale 2: 2%

  • Public Sale: 13%
  • Liquidity Mining & Stacking Rewards: 20%
  • Treasury: 20%
  • Advisors: 10%
  • Team: 10%

Token Sale

Token Release Schedule

  • Seed Sale: 50% locked trong 30 ngày.
  • Private Sale:

+ Private Sale 1: 50% locked trong 30 ngày.

+ Private Sale 2: Không locked.

  • Public Sale: Không locked.
  • Liquidity Mining & Stacking Rewards:
  • Năm đầu tiên: 50% (100M BOND)
  • Tháng thứ 12-18: 25%
  • Tháng thứ 18-24: 25.5%
  • Tháng thứ 24-30: 6.25%
  • Tháng thứ 30-36: 3.125%
  • Tháng thứ 36-42: 1.5625%
  • Tháng thứ 42-48: 1.5625%
  • Advisors: Updating…
  • Team: Locked 6 tháng đầu, sau đó trả dần 1/12 mỗi tháng trong 1 năm.

Token Use Case

Governance: BOND holders có quyền vote để thay đổi các thông số, tính năng của Bonded Finance.

8. Kế hoạch unlock token

Vòng Seed với 5% tổng nguồn cung token sẽ được khoá. Với hai đợt mở khoá lần lượt vào ngày 1 và ngày 30 sau khi triển khai vòng này.

Vòng Private sẽ được chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 sẽ phân bổ 20% token. Với hạn mở khoá lần lượt vào ngày 1 và ngày 30 sau triển khai.
  • Giai đoạn 2 sẽ phân bổ 2% token. Giai đoạn này sẽ không khoá token.

Vòng pubic sẽ phân bổ 13% token. Giá kỳ vọng sau giai đoạn này sẽ là 0.06 USD cho 1 BOND.

Tuy nhiên, cột mốc thời gian hiện tại cho các đợt phân bổ vẫn chưa được công bố cụ thể.

9. Roadmap phát triển của Bonded.Finance

. Tháng 09/2020:

  • Seed và Private Round
  • Triển khai Karma DAO

. Tháng 10/2020:

  • Thử nghiệm tính năng ACL

. Tháng 11/2020:

  • Thực hiện kiểm toán
  • Listing các sàn giao dịch top 10

. Tháng 12/2020:

  • Thử nghiệm bETH
  • Hoàn thiện phiên bản V1 của sản phẩm

10. Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác

Đội ngũ dự án

Thông tin thành viên được update trên trang chủ dự án. Anh em tham khảo tại đây.

Nhà đầu tư

Black Edge Capital, Spark Digital Capital.

Đối tác

  • Origin Protocol: Dự án về giải pháp cho e-commerce marketplace & OUSD – Stablecoin có khả năng farm trên ví người dùng.
  • Matic Network: Dự án làm về giải pháp Layer-2 cho Ethereum blockchain.

Kết Luận

Trên đây là bài viết ” Bonded Finance (BOND) là gì? Có nên đầu tư vào tiền điện tử BOND không ? Toàn tập về tiền điện tử BOND ” , Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp anh em có cái nhìn tổng quan hơn về dự án Bonded Finance (BOND). Còn anh em, anh em nghĩ thế nào về đồng coin sau bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của anh em ở phần comment nhé.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !