Home Kiến thức trading Breakout là gì? Fakeout là gì? Giao dịch Breakout là gì? Cách xác định Breakout và Fakeout khi giao dịch. Phân biệt “hàng xịn” Breakout và “hàng giả” Fakeout

Breakout là gì? Fakeout là gì? Giao dịch Breakout là gì? Cách xác định Breakout và Fakeout khi giao dịch. Phân biệt “hàng xịn” Breakout và “hàng giả” Fakeout

29
Breakout là gì? Fakeout là gì? Giao dịch Breakout là gì? Cách xác định Breakout và Fakeout khi giao dịch. Phân biệt “hàng xịn” Breakout và “hàng giả” Fakeout

Giao dịch breakout hay giao dịch phá vỡ vốn là 1 trong những cách giao dịch kinh điển được rất nhiều trader sử dụng, bởi khi giá đã phá cản giá rất dễ đảo chiều đi theo 1 xu hướng mới.

Dù đa số là vậy đặc biệt với các cản cứng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đó lại chỉ là 1 cú “lừa” giá đã phá cản nhưng không đủ sức vùng lên khởi nghĩa, nên cuối cùng lật kèo tiếp tục xu thế cũ.

Hiện tượng này còn được gọi là Fakeout hay phá vỡ giả. Như vậy, 1 trong những mấu chốt quan trọng khi giao dịch forex, đặc biệt giao dịch phá vỡ chính là bạn cần phải phân biệt đâu là hàng thật (breakout) và đâu là hàng giả (fakeout) thì mới hạn chế được rủi ro khi giao dịch.

1. Breakout là gì?

Breakout có nghĩa là phá vỡ, ở đây là phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Khi giá xuyên phá qua các ngưỡng này chính là dấu hiệu cho thấy xu hướng giá sẽ đảo chiều ở tương lai gần.

Chúng tôi từng có bài viết chi tiết về break out các bạn có thể tham khảo tại đây:

2. Fakeout là gì?

Fake out, hay còn gọi là phá vỡ giả, chính là sự thất bại của breakout, nghĩa là giá phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự, nhưng không đủ sức để giữ vững nên giá đã quay ngược để tiếp tục xu hướng cũ.

Để hình dung rõ hơn về breakout và fake out các bạn có thể xem hình minh họa dưới đây:

Như vậy bạn có thể thấy Fakeout sẽ được cá mập tận dụng để đánh lừa trader, để trader đi sai hướng dẫn tới sự thua lỗ. Đây cũng là 1 trong những “tận cùng của nỗi đau” chỉ trader mới hiểu thấu mà thôi.

3. Làm sao để phân biệt “hàng xịn” Breakout và “hàng giả” Fakeout?

Để đánh giá 1 xu hướng đã breakout thoát ra khỏi vùng vị trí an toàn và 1 fakeout phá vỡ giả chủ yếu phải dựa vào kinh nghiệm thực chiến của từng trader.

Nói chung bạn càng giao dịch nhiều thì xác suất để nhận biết 2 loại này sẽ càng dễ hơn. Còn nếu bạn là người mới, không sao cả, cứ luyện tập! Gươm phải mài mới sắc, trader sau những lần bị ăn quả lừa từ thị trường, vấp ngã mãi rồi bạn cũng trưởng thành thôi!

Ngoài ra, bạn có thể căn cứ 1 số yếu tố như:

-Chờ xem nến có vượt quá đường hỗ trợ hay kháng cự không. Các bạn lưu ý, nên phải đóng dưới các vùng này mới có giá trị, trong trường hợp râu nến xuyên qua hỗ trợ và kháng cự sẽ không đủ để xác nhận đấy là 1 breakout.

-Đợi cho giá vượt quá vùng hỗ trợ / kháng cự, và sau đó là những cây nến quay trở lại nằm tại vùng kháng cự/hỗ trợ này rồi tiếp theo là các cây nến đóng nằm ở mức cao hơn so với các cây nến đầu tiên (nhưng cây nến từng xuyên qua phần hỗ trợ và kháng cự).

Kỹ thuật này được gọi là  ’kháng cự-biến thành-hỗ trợ” hoặc ngược lại “hỗ trợ- biến thành- kháng cự”. Đây là một cách thực sự đáng tin cậy trong giao dịch đột phá, nhưng nó cần có nhiều sự kiên nhẫn mà không phải ai cũng làm được.

-Tìm kiếm những cây nến lớn, thể hiện sự đột phá về sức mua hoặc bán tạo ra sự áp đảo cho 1 trong 2 phe. Đây cũng là ý tưởng không tối nhưng các nến có kích thước lớn đồng nghĩa bạn có thể đã bỏ qua 1 cơ hội tốt từ trước đó trong quá trình giá dịch chuyển.

Vì thế, với hình thức giao dịch lướt sóng đây có thể sẽ mang tới nhiều hiểm nguy, bạn dễ dàng bị mắc kẹt và có thể sẽ phải cắt lỗ nếu đây lại chỉ là 1 fakeout dành cho bạn.

Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho bạn một cách nhanh hơn để phân biệt breakout với fakeout. Đó là sử dụng chỉ báo RSI.

Khi chúng ta tìm kiếm breakout  đồng nghĩa chúng ta sẽ đi tìm sự kết hợp của giá phá vỡ đó với 1 động lượng momentum nào đó. Và RSI chính là momentum mà bạn cần lúc này bởi chúng sẽ giúp bạn đo sức mạnh của xu hướng vì vậy nếu xu hướng có dấu hiệu mạnh lên thì momentum sẽ được thiết lập.

Vì vậy, nếu giá đang muốn phá vỡ đường xu hướng thì chỉ báo RSI sẽ hiển thị mức cao hơn, báo hiệu momentum đang được tạo ra.

Dưới đây là một ví dụ cho thấy USDCAD đã thoát ra khỏi kênh giá và chỉ số RSI rõ ràng cho thấy đà giảm đáng kể khi giá đã breakout.

Từ đây nếu bạn vào 1 lệnh Sell thì đó chính là những cái bạn cần phải làm sau khi tin rằng giá đã thực sự phá vỡ chứ không phải là 1 fakeout.

Và như bạn có thể thấy trên biểu đồ giá thực sự đang tích lũy chính vì thế chắc chắn sẽ tới lúc giá có những phá vỡ nếu bạn theo dõi chặt chẽ cặp tiền tệ này.

Thêm một ví dụ khác, lần này là từ Nasdaq, cho thấy cách thức mà RSI có thể giúp chúng ta thoát khỏi những tín hiệu nhiễu hay các cú lừa.

Tất nhiên, dù sử dụng bất cứ kế hoạch, chỉ báo nào thì chúng ta vẫn có thể mắc sai lầm, vì thế hãy đặt cắt lỗ cho bất cứ lệnh giao dịch nào của bạn nhé. Chúc các bạn thành công!

29 COMMENTS

  1. […] Trước khi bắt đầu giao dịch trên mô hình giá thất bại, bạn nên xác định điểm thất bại của nó. Thông thường, bạn sẽ thấy một breakout yếu và theo dõi nó sau đó nhanh chóng quay trở lại điểm breakout. […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here