Home Chứng khoán Cách quản trị danh mục đầu tư, nên nắm bao nhiêu cổ phiếu?

Cách quản trị danh mục đầu tư, nên nắm bao nhiêu cổ phiếu?

0
Cách quản trị danh mục đầu tư, nên nắm bao nhiêu cổ phiếu?
Chicken eggs in basket isolated. Organic food

Để kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán, thì học các quản lý một danh mục toàn diện góp phần không nhỏ trong việc đầu tư cổ phiếu.

Những câu hỏi như:

Nhận dạng và quản trị Rủi ro trong đầu tư chứng khoán như thế nào?

Quản lý danh mục đầu tư trong chứng khoán & cổ phiếu như thế nào?

Nên nắm bao nhiêu cổ phiếu trong danh mục đầu tư chứng khoán?

Nên phân bổ vốn như thế nào, có nên nắm nhiều ngành không?

Chúng ta thật may mắn, kiến thức từ nhà đầu tư huyền thoại sẽ giúp ta có một danh mục tốt hơn. Bài viết sau được Kienthuctrade dịch & tổng hợp từ những lời khuyên quý giá nhất của các bậc thiên tài trong lĩnh vực chứng khoán.

1. Nhận dạng và quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Dù bạn đầu tư chứng khoán theo phương pháp nào đi nữa dù là phân tích kỹ thuật, đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng, hay CAN-SLIM… thì những góc nhìn rủi ro này sẽ giúp bạn rất nhiều.

Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro là suy nghĩ – Warren Buffett

Rủi ro nó khác hoàn toàn so cách rủi ro để tạo ra lợi nhuận cao. – Howard Marks

Phải đảm bảo xác suất xảy ra những nguy cơ gây ra tổn hại lớn là “Số 0 tròn trĩnh”. Ray Dalio

Bất cứ cái gì bạn làm, hãy chắc chắn bạn còn có ngày mai. – James Dinan

Nếu con bạc có nguy cơ mất tất cả, thì lợi nhuận tiềm năng lớn bao nhiêu đi nữa đều chẳng còn ý nghĩa. – Nicholas Nassim Taleb

Nếu chúng tôi không thể chấp nhận những hệ quả của nó, chúng tôi sẽ tránh “gieo hạt” trên nó. – Warren Buffett.

Chúng tôi tin rằng rủi ro xảy ra nhiều nhất ở nơi nó ít được biết đến nhất và ngược lại. – Howard Marks

Nghịch lý thay, lúc nhà đầu tư không nhận thấy rủi ro trên thị trường đó là lúc rủi ro lớn nhất. Điều này thực sự chỉ nhận ra khi mọi chuyện đã rồi.  Francois Rochon

Đặc biệt trong thời gian thị trường tăng tốt, nhiều NĐT nghe đâu đó rằng: Rủi ro cao mang lại lợi nhuận cao hơn, nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền, bạn phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Nhưng đầu tư rủi ro hơn không mang lại lợi nhuận cao hơn đâu. Tại sao? Vì khoản đầu tư rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn thì không gọi là rủi ro. – Howard Marks

Việc loại bỏ rủi ro quan trọng hơn là xác định nguy cơ nằm ở đâu. – Peter Bevelin

Rủi ro không phải là nền tảng của lợi nhuận mà là kẻ thù đáng sợ nhất của nó.  Andy Redleaf

Chúng tôi đã được dạy rằng phần thưởng cao sẽ đòi hỏi những rủi ro lớn hơn … Nếu một nhà đầu tư có thể thực hiện hầu như các khoản đầu tư không có rủi ro với phần thưởng lớn, và tiếp tục thực hiện các thương vụ đó, kết quả sẽ thật tuyệt vời. Mohnish Pabrai

Rủi ro được quản lý mọi lúc và đảm bảo mọi thời gian, đó là cách duy nhất để thực sự kiểm soát rủi ro. Paul Singer

Rủi ro phải được chú ý 24/7/365 bởi con người chứ không phải máy tính; phải đánh giá và tái đánh giá rủi ro sát thời gian thực tế. – Seth Klarman

Về cơ bản nếu bạn nghiên cứu về doanh nhân, có một sự nhầm lẫn: Mọi người nghĩ rằng, doanh nhân thích rủi ro. Họ đạt được phần thưởng vì họ chấp nhận rủi ro. Trên thực tế, các doanh nhân làm mọi thứ để giảm thiểu rủi ro… Họ muốn bữa trưa miễn phí và và đi sau bữa trưa miễn phí – Mohnish Pabrai

2. Quản lý danh mục đầu tư trong chứng khoán & cổ phiếu

Quản lý danh mục đầu tư trong chứng khoán là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo thành công cho nhà đầu tư.

Theo chúng tôi, quản lý danh mục đầu tư rất giống một đội bóng ra sân có cả thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo…; chọn cổ phiếu giống như chọn 1 cầu thủ. Điều gì xảy ra khi đội bóng có tới 11 tiền đạo? Quản lý danh mục là tạo ra một đội bóng hoàn hảo, chứ không phải là tập hợp các ngôi sao đá ở cùng vị trí.

Với quan điểm cách học chứng khoán tốt nhất là học theo những nhà đầu tư bậc thầy + khoa học. Chúng tôi gửi đến bạn những “sấm truyền” của những bậc đại tài trong thế giới tài chính:

Có sự khác biệt trong tính cách của những người chọn cổ phiếu giỏi, những người chọn thời điểm tốt và những người quản lý toàn bộ danh mục đầu tư. Các nhà phân tích thu thập thông tin và đưa ra ý tưởng mua hay không mua một cổ phiếu, những nó không nhất thiết là sự phù hợp cho toàn bộ danh mục. – Adam Smith

Những người được ủy thác hay quản lý quỹ nên nghĩ về sự an toàn của toàn bộ danh mục hơn là cổ phiếu riêng lẻ – Seth Klarman

Tôi hiểu được rằng việc tìm kiếm những ý tưởng đầu tư tuyệt vời và quản lý danh mục đầu tư là 2 kỹ năng khác nhau nhưng đều rất quan trọng – Kevin Byun

Thách thức của việc quản lý thành công một danh mục đầu tư vượt xa việc đưa ra một loạt các quyết định tốt cho các phi vụ riêng lẻ – Seth Klarman

Xây dựng danh mục đầu tư quan trọng như kỹ năng lựa chọn cổ phiếu – Dan Loeb

Xây dựng danh mục đầu tư tài chính bao gồm cả sự khoa học và nghệ thuật – David Swenson

Điều gì xảy ra nếu tất cả các quyết định bạn đều sai lầm. Bạn phải xây dựng một danh mục đầu tư vượt những thời điểm đó – Seth Klarman

Việc không có khả năng tư duy về rủi ro đúng, có thể không quan trọng đối với một nhà phân tích. Chúng tôi không yêu cầu sự đánh giá của họ về rủi ro, chúng tôi yêu cầu họ phân tích cổ phiếu, sự thật và ý kiến. Là người quản lý danh mục đầu tư, người cuối cùng đánh giá mức rủi ro, cho dù đó là sự tập trung quá mức, sự thất bại trong việc đa dạng hóa hay thất bại trong việc phòng ngừa, hoặc rủi ro từ việc không hiểu, không nhận biết rủi ro. Không hiểu được điều đó bạn sẽ trả giá – Seth Klarman

Xây dựng danh mục đầu tư nó không phải là khoa học, đúng hơn là nghệ thuật vì nó liên quan nhiều đến việc phán đoán. – Neil Woodford

Mặc dù nhóm phân tích của chúng tôi dành phần lớn thời gian để phân tích cổ phiếu, nhưng xác định tỷ lệ trong danh mục cũng cần thiết để tạo ra lợi nhuận. – Dan Loeb

Các quỹ thường không thắng lợi, vì họ mắc phải hàng loạt những sai lầm cơ bản. Họ thất bại vì họ mua quá nhiều  các công ty tương quan với nhau, họ nắm quá nhiều ở một công ty “giá hời”, họ nắm quá nhiều những cổ phiếu không thanh khoản. Đây là giải thích “để mang lại lợi nhuận cao” thường thấy trong các thư của các người nhận ủy thác, hay các quỹ. Đó chính xác là những gì chúng tôi muốn tránh – Curtis Macnguyen

Trong hầu hết mọi thất bại thảm hại mà chúng tôi quan sát được thuộc vào 5 yếu tố sau: 1) đòn bẩy 2) tập trung quá mức 3) tương quan quá mức 4) thiếu thanh khoản  5) thích giao dịch – Zeke Ashton

Khi tôi có 9 doanh nghiệp trong danh mục đầu tư, khi thêm danh mục thứ 10, tôi rất cẩn thận đánh giá mối tương quan của DN thứ 10 với 9 DN còn lại. – Mohnish Pabrai

Quản lý danh mục thành công vượt qua việc lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ. – Michael Burry

Có nhiều công đoạn khi quản lý danh mục đầu tư hơn là lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ như: theo dõi diễn biến, tiến độ; biết khi nào cần bán, biết các phối hợp các cổ phiếu… Công việc mà nhà đầu tư bình thường không muốn bỏ thời gian nghiên cứu. – Ralph Wanger

Một nhà quản lý danh mục đầu tư phải hiểu rằng việc bảo vệ khỏi sự thua lỗ lớn không phải bằng việc tìm kiếm  được cổ phiếu hoàn hảo tại mức giá hoàn hảo. Xây dựng một danh mục đầu tư sao cho nếu xảy ra bất cứ sự kiện bất ngờ nào, tôi không mất toàn bộ hay phần lớn tiền của mình và khách hàng. Để làm được điều này, tôi tính toán để giảm thiểu mối tương quan giữa giá trị thực của tất cả các cổ phiếu trong toàn bộ danh mục. – Michael Burry

3. Nên nắm bao nhiêu cổ phiếu?

  1. “Phân tích thống kê cho thấy rằng rủi ro sở hữu cổ phiếu riêng lẻ sẽ được giảm đầy đủ khi sở hữu 14 công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau,  việc giảm thiểu rủi ro khi bổ sung thêm các công ty là không đáng kể.  Chúng tôi mua 18-22 cổ phiếu để chúng tôi không phải đa dạng hóa quá mức nhưng vẫn có sự linh hoạt khi không dành quá nhiều tiền cho một công ty hay sở hữu hơn một công ty trong một ngành.” Mason Hawkins.
  2. “Nếu bạn có thể xác định 6 doanh nghiệp tuyệt vời, đó là tất cả sự đa dạng mà bạn cần” – Warren Buffet
  3. “Hai điều nên nhớ, sau khi mua 6 hoặc 8 cổ phiếu trong các ngành công nghiệp khác nhau, lợi ích của việc thêm cổ phiếu vào danh mục của mình trong việc nỗ lực để giảm thêm rủi ro là không đáng kể, và rủi ro thị trường tổng thể sẽ không được loại bỏ chỉ bằng cách bổ sung thêm cổ phiếu vào danh mục đầu tư của mình “, Joel Greenblat
  4. Số lượng chứng khoán cần được sở hữu để giảm thiểu rủi ro danh mục đầu tư là không nhiều; chỉ cần nắm giữ từ 10-15 công ty là đủ.” Seth Klarman
  5. “Phong cách đầu tư của chúng tôi được đặt tên – “Đầu tư tập trung”, trong đó hàm ý nắm giữ 10 cổ phiếu, không phải một trăm hay bốn trăm cổ phiếu” Charlie Munger.
  6. “Chiến lược đầu tư của chúng tôi là tập trung vào bản chất của nó. Nói chung, tại bất kỳ thời điểm nào đó, chúng tôi có 10-18 vụ đầu tư cốt lõi và cộng thêm 2-6  nhóm công ty thuộc ngành liên quan nhau.” Jeffrey Ubben
  7. “Một danh mục đa dạng tốt chỉ cần 4 cổ phiếu” – Chalie Munger
  8. “Danh mục đầu tư hạn chế với  20 khoản đầu tư chất lượng nhất cho phép chúng tôi hiểu biết tốt những công ty sở hữu trong khi vẫn đa dạng hóa tốt so với rủi ro sở hữu cổ phiếu riêng lẻ.” – Bruce Berkowitz
  9. “Theo cá nhân tôi, mọi tổ chức sở hữu hơn hai mươi cổ phiếu khác nhau là một dấu hiệu của sự thiếu năng lực tài chính” Phillip Fisher
  10. “Chúng tôi sở hữu từ 10 đến 20 cổ phiếu. Sở hữu hơn 20 cổ phiếu, nó quá khó để  theo dõi các công ty chặt chẽ, và một chiến thắng lớn sẽ khó xảy ra. Tôi thấy khó chịu với những rủi ro của việc sở hữu ít hơn 10, bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới năng động và khi bạn sai lầm. Tôi không muốn một sai lầm ở cổ phiếu chiếm 15% danh mục”- Ed wachenheim

Tóm lại, Hầu hết các Nhà đầu tư bậc thầy đều khuyên chúng ta nên nắm giữ từ 6-20 cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình.

Thông qua bài viết trên các bạn đã nhận được những lời khuyên vô cùng quý báu được đánh đổi bằng mồ hôi & tiền. Hi vọng rằng bạn sẽ áp dụng thành công trong quá trình giao dịch thực tế. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here