Home Kiến thức trading Chỉ báo Fibonacci là gì? Cách sử dụng mức Fibonacci để chốt lời, chặn lỗ trong giao dịch forex

Chỉ báo Fibonacci là gì? Cách sử dụng mức Fibonacci để chốt lời, chặn lỗ trong giao dịch forex

0
Chỉ báo Fibonacci là gì? Cách sử dụng mức Fibonacci để chốt lời, chặn lỗ trong giao dịch forex

Phân tích Fibonacci là một yếu tố kinh điển trong số các kỹ thuật viên biểu đồ và được sử dụng bởi các nhà giao dịch ở mọi cấp độ từ khắp nơi trên thế giới; từ các nhà giao dịch độc lập thành công thông qua các nhà giao dịch hệ thống tự động.

Hình thức phân tích này thường được các ngân hàng đầu tư sử dụng trong các ghi chú nghiên cứu kỹ thuật của họ và là một trong những hình thức phân tích đơn giản và hiệu quả nhất mà các nhà giao dịch có thể nắm vững.

1. Chỉ số Fibonacci là gì?

Giới thiệu qua sơ bộ về Fibonacci, công cụ tính toán này được Leonardo Fibonacci là một nhà toán học nổi tiếng của Ý, sống vào khoảng thế kỷ 12 sau công nguyên, khám phá ra.

Ông đã khám phá ra một chuỗi số đơn giản nhưng lại tạo ra tỷ lệ vàng của hầu hết mọi thứ trong vũ trụ. Dãy số này đơn giản chỉ bắt đầu bằng các con số: 0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144… Quy tắc của dãy số này là bắt đầu bằng hai số là 0 và 1, rồi số liền kề sau sẽ được tạo ra bằng tổng 2 số liền kề trước. Ví dụ như 1 = 0 + 1, 2 = 1 + 1, 3 = 2 + 1, 5 = 3 + 2, 8 = 5 + 3… Hay 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, số kế tiếp là 610….

Từ các con số trên, có thể thấy một số tỷ lệ được xuất hiện khi chia các con số trong dãy như:

Về lý thuyết, có 2 loại Fibonacci chính là Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui) và Fibonacci Extension (Fibonacci mở rộng).

Nếu bạn để ý kỹ, trong dãy số Fibonacci, nếu bạn lấy tỉ lệ của bất kì con số nào với con số kế tiếp ngay sau nó, kết quả đều sẽ là 0.618. Ví dụ : 34/55 = 0.618, 55/89 = 0.618… Nếu bạn lấy tỉ lệ luân phiên giữa các số , như lấy 1 số bất kỳ chia cho số kế tiếp của số kế tiếp sau nó, kết quả sẽ là 0.382. Ví dụ, 34/89 = 0.382 hay 55/144 = 0.382….

Và quan trọng hơn nữa là: 1 – 0.618 = 0.382. Những tỉ lệ này được gọi là tỉ lệ vàng của dãy số Fibonacci. Fibonacci chỉ thế thôi.

2. Các mức Fibonacci

Về lý thuyết, Fibonacci có 2 mức, là mức thoái lui và mức mở rộng: Với các mức Fibonacci thoái lui sẽ là: 0.236, 0.382, 0.500, 0.618, 0.764. Còn các mức Fibonacci mở rộng sẽ là: 0, 0.382, 0.618, 1.000, 1.382, 1.618.

 

Chuỗi Fibonacci này hiện nay đã được tính toán và tích hợp vào các công cụ, chúng ta chỉ việc lấy ra xài mà thôi, tương tự trong phần mềm MT4 được tích hợp sẵn trong trade forex.

Việc phân tích Fibonacci về cơ bản dựa trên việc sử dụng các tỷ lệ làm nền tảng cho chuỗi số Fibonacci nổi tiếng để xác định các mức giá chính trên thị trường. Các hình thức phân tích được sử dụng rộng rãi nhất là các mức mở rộng Fibonacci và các mức thoái lui của Fibonacci.

3. Giao dịch với Fibonacci

Trong thực tế, thông thường chúng ta sẽ chỉ dùng một hoặc hai loại trong 4 loại Fibo kể trên, là Fibo thoái lui và Fibo mở rộng.

Và cho dù bạn có là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay mới vào nghề, thì các bạn cũng phải sử dụng các mức Fibonacci Retracements và Fibonacci Extension, và để sử dụng hiệu quả thì nên xem nó như các mức kháng cự và hỗ trợ hiệu quả.

Một số người sử dụng các mức này để vào lệnh vào lệnh mua bán trên thị trường. Trong khi đó, các mức Fibonacci mở rộng thường được sử dụng trong việc xác định mức lấy lợi nhuận trong trading.

Các công cụ này thường được tích hợp sẵn trong phần mềm MT4 hoặc các phần mềm khác, thường có sẵn công cụ vẽ Fibonacci.

3.1. Fibonacci thoái lui

Fibonacci thoái lui hay còn gọi là Fibonacci Retracements, lọai này được sử dụng phổ biến nhất. Nó được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích.

Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất.

Nhắc lại là, các mức Fibonacci thoái lui là 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8%, 78,6% và 100%. Và cứ sau mỗi giai đoạn biến động giá chính, có thể lên hoặc xuống, giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng, toàn bộ hoặc một phần.

Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc gần đường fibo này. Cùng xem ví dụ với đồ thị dưới với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường Fibonacci 23.6% và 38.2%).

Ngoài ra, để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, người ta còn có thể dùng mức thoái lui Fibonacci để xác định.

Công cụ này là tiêu chuẩn trên nền tảng MT4 và giúp các nhà giao dịch đo lường mức tăng giá và xác định các mức chính trong vòng giá đó có thể đóng vai trò là bước ngoặt nếu được kiểm tra lại kỹ càng, bạn cần kết hợp với nhiều công cụ khác.

Cuối cùng, một số trader có thể sử dụng Fibonacci thoái lui này để tìm điểm vào thị trường để giao dịch.

3.2. Fibonacci mở rộng

Tương tự như Fibonacci thoái lui, Fibonacci mở rộng cũng được ứng dụng tương tự, trong đó quan trọng nhất là để tìm điểm vào của nó.

Nhưng có phần khác là ở Fibonacci mở rộng, có sự đo lường sự dao động giá nhưng thay vì tìm kiếm các mức trong quá trình di chuyển có thể đóng vai trò là bước ngoặt nếu được kiểm tra lại, việc xem xét các mức dự kiến ​​chưa được kiểm tra nhưng có thể đóng vai trò là bước ngoặt nếu có.

Và các mức Fibonacci mở rộng chính là 127%, 161,8% 200%.

Nên việc tìm điểm vào giao dịch cũng dựa vào các mức giá này của chuỗi Fibonacci mở rộng.

4. Cách sử dụng các mức mở rộng Fibonacci để chốt lời

Việc sử dụng tiếp theo của Fibonacci sẽ là sử dụng chúng để tìm mục tiêu chốt lời.

4.1. Trong một xu hướng tăng, với giao dịch BUY ta sẽ chốt lời ở mức mở rộng Fibonacci.

Bạn xác định các mức mở rộng Fibonacci chỉ với 3 lần nhấp chuột.

  • Đầu tiên, nhấp vào mức đáy đảo chiều (swing low)
  • Sau đó kéo chuột nhấp vào mức đỉnh đảo chiều (swing high) gần nhất.
  • Cuối cùng, kéo trỏ chuột xuống và nhấp vào một mức thoái lui Fibonacci bất kỳ. Mỗi mức thoái lui sẽ hiển thị mức mở rộng Fibonacci tương ứng.

Ví dụ:

Mức hỗ trợ Fibinacci 0.500 sau ba lần kiểm tra đã tiếp tục xu hướng tăng. Trong biểu đồ trên, bạn thậm chí có thể thấy giá tăng cao hơn đỉnh đảo chiều trước đó.

Lúc này, chúng ta hãy mở công cụ mở rộng Fibonacci để tìm điểm chốt lời tốt.

Nhìn vào biểu đồ minh họa phía trên ta thấy:

  • Giá đã tăng mạnh đến mức Fibonacci 0.618, cao ngang với đỉnh đảo chiều trước đó.
  • Sau đó, giảm trở lại mức hỗ trợ 0.382
  • Và tăng mạnh sau đó lên ngưỡng kháng cự 1.00.
  • Một vài ngày sau, giá đã tăng trở lại ngưỡng kháng cự ở mức 1.618.
  • Ta có thể thấy, các mức 0.618, 1.00 và 1.618 là các điểm chốt lời tốt.

4.2. Sử dụng các mức mở rộng Fibonacci để tìm điểm chốt lời cho lệnh SELL trong một xu hướng giảm.

Ở đây, ta thấy một mô hình nến doji ngay dưới mức Fibonacci 0.618, ngay sau đó giá đảo chiều giảm mạnh trở lại xuống mức đáy đảo chiều (swing low) trước đó.

Chúng ta hãy sử dụng mở rộng Fibonacci để tìm điểm chốt lời tốt nhất sau khi SELL tại mức thoái lui 0.618.

Nhìn vào biểu đồ sau khi giá đảo ngược từ mức thoái lui Fibonacci ta thấy:

  • Giá tìm thấy hỗ trợ ở mức 0.382
  • Tại 0.500 giá được giữ làm mức hỗ trợ ban đầu, sau đó trở thành một vùng giá quan tâm.
  • Mức 0.618 cũng trở thành một vùng giá quan tâm, trước khi giá giảm xuống để kiểm tra mức giá thấp nhất trước đó
  • Chúng ta có thể chốt một phần lợi nhuận ở các mức 0.382, 0.500 hoặc 0.618. Tất cả các mức này đóng vai trò là hỗ trợ, có thể là do các nhà giao dịch khác cũng đều chú ý đến các mức này để chốt lời.

Các ví dụ minh họa cho thấy, giá tìm thấy ít nhất một số hỗ trợ hoặc kháng cự tạm thời ở các mức mở rộng Fibonacci, đây có thể không phải các mức giá chốt lời tốt nhất, tối ưu nhất, nhưng là những vị trí chốt lời và quản lý rủi ro an toàn nhất.
Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Fibonacci để chốt lời như sau:

  • Đầu tiên, chúng ta không thể biết chính xác mức độ mở rộng Fibonacci nào sẽ cung cấp mức kháng cự. Bất kỳ mức Fibonacci nào cũng có thể hoặc không thể đóng vai trò là hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Một vấn đề khác là xác định đáy đảo chiều (Swing Low) nào sẽ bắt đầu từ khi tạo các mức mở rộng Fibonacci. Có một cách phổ biến là từ Swing Low cuối cùng như trong các ví dụ trên; hoặc một cái khác là từ mức đáy đảo chiều thấp nhất trong 30 nến gần nhất. Không có một cách nào khẳng định là hoàn hảo nhất, nhưng bạn sẽ tự tìm được cho mình một điểm đảo chiều phù hợp nhất sau khi tự giao dịch nhiều lần.
  • Với việc sử dụng Fibonacci, bạn sẽ phải sử dụng theo cảm nhận và kinh nghiệm của mình để đánh giá xu hướng sẽ còn kéo dài bao lâu nữa.

5. Cách sử dụng các mức Fibonacci để tìm điểm chặn lỗ

Trong giao dịch ngoại hối, việc lựa chọn điểm chặn lỗ cũng quan trọng không kém việc lựa chọn điểm chốt lời. Mức Fibonacci có thể chỉ giúp bạn điểm vào lệnh, chốt lời và đương nhiên cũng có thể tìm điểm chặn lỗ để hạn chế bớt rủi ro.

Phương pháp 1: Đặt điểm chặn lỗ vượt quá mức Fibonacci tiếp theo.

  • Bạn vào lệnh ở mức Fibonacci 0.382, bạn sẽ đặt điểm chặn lỗ của mình trên mức 0.500.
  • Nếu bạn cảm thấy mức 0.500% sẽ giữ vững, bạn sẽ đặt điểm dừng của mình vượt qua mức 0.618 và cứ tiếp tục như vậy.

Nếu bạn SELL ở mức 0.500, bạn có thể đã đặt lệnh dừng lỗ của mình trên mức Fibonacci 0.618. Bạn tin rằng mức 0.500 là một điểm kháng cự. Do đó, nếu giá tăng vượt quá điểm này, nhận định giao dịch của bạn sẽ không còn đúng.

Phương pháp thiết lập điểm chặn lỗ này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có một lệnh giao dịch hoàn hảo.

Đặt điểm chặn lỗ chỉ vượt qua mức thoái lui Fibonacci tiếp theo có nghĩa là bạn thực sự tin tưởng rằng vùng hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ giữ vững.

Thị trường có thể tăng vọt, giao dịch bị dừng lại và cuối cùng đi theo hướng giao dịch ban đầu của bạn. Phương pháp chặn lỗ này có thể hoạt động tốt nhất trong các giao dịch ngắn hạn, trong ngày.

Phương pháp 2: Điểm chặn lỗ đặt ở đỉnh đảo chiều hoặc đáy đảo chiều gần nhất

Phương pháp này có thể hạn chế được giao dịch bị chạm chặn lỗ hơn, và cho bạn cơ hội tốt hơn để thị trường dó thể đi theo hướng có lợi cho giao dịch của bạn.

Nếu giá thị trường vượt qua đỉnh đảo chiều hoặc đáy đảo chiều, điều đó có thể cho thấy rằng xu hướng đảo chiều đã được thiết lập, giao dịch của bạn đã chạm chặn lỗ.

  • Đặt mức dừng lỗ lớn hơn có thể sẽ được sử dụng tốt nhất cho các giao dịch kiểu swing dài hạn.
  • Với điểm chặn lỗ lớn hơn, bạn cũng phải nhớ điều chỉnh kích thước vị trí của mình cho phù hợp.
  • Nếu bạn có xu hướng giao dịch cùng kích thước vị trí, bạn có thể phải chịu những khoản lỗ lớn, đặc biệt nếu bạn vào lệnh ở một trong các mức Fibonacci trước đó.
  • Điều này cũng có thể dẫn đến một số tỷ lệ lợi nhuận – rủi ro (reward-to-risk) bất lợi, vì bạn có thể có một điểm chặn lỗ xa, tỷ lệ thuận với lợi nhuận tiềm năng của bạn.

Sử dụng cách chặn lỗ nào tốt hơn?

Sự thật là, giống như khi sử dụng Fibonacci để tìm điểm vào lệnh, tốt nhất bạn nên sử dụng kiến ​​thức của mình  để phân tích thị trường hiện tại từ đó giúp bạn chọn một điểm chặn lỗ phù hợp nhất.

Bạn không nên chỉ dựa vào các mức Fibonacci như các điểm hỗ trợ và kháng cự làm cơ sở cho điểm chặn lỗ, hãy kết hợp với các chỉ báo khác đểm đưa ra một quyết định chắc chắn mà bạn hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Nếu bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp để tìm được một điểm chặn lỗ tốt hơn, giao dịch cả bạn cũng có không gian để giao động hơn và đó cũng có thể là giao dịch tỷ lệ rủi ro – lợi nhuận phù hợp hơn.

6. Kết luận về cách sử dụng Fibonacci để tối ưu giao dịch

Với bài viết này, bạn sẽ áp dụng để tìm điểm chốt lời và chặn lỗ cho giao dịch của mình. Có một thực tế là rất nhiều nhà giao dịch khác cũng sử dụng Fibonacci như vậy, do đó, có thể giao dịch của bạn sẽ thành công theo xu hướng tự hoàn thành.

Tuy nhiên, để nâng cao tỷ lệ thành công và chính xác cho giao dịch, bạn cần kết hợp thêm các phương pháp giao dịch khác.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here