Home Kiến thức trading chỉ báo Kênh giá Keltner Channel (KC) Là Gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng kênh giá Keltner Channel (KC) giao dịch Forex hiệu quả

chỉ báo Kênh giá Keltner Channel (KC) Là Gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng kênh giá Keltner Channel (KC) giao dịch Forex hiệu quả

10
chỉ báo Kênh giá Keltner Channel (KC) Là Gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng kênh giá Keltner Channel (KC) giao dịch Forex hiệu quả

Chỉ báo kênh giá Keltner Bands hay còn gọi là Keltner Channel (Kênh Keltner) là một indicator cực kỳ mạnh mẽ và hiệu quả, báo hiệu cho trader những điểm bất thường trong hành vi giá. Mặc dù vậy, các nhà giao dịch thường hay sử dụng Bollinger Bands hơn (1 chỉ báo có cấu tạo tương tự như Keltner Channel), nên Keltner Channel ít được nhiều trader quan tâm và biết đến.

Tuy nhiên, Keltner Channel thực sự là 1 chỉ báo thú vị, không những vậy chúng còn khắc phục được một số nhược điểm mà Bollinger Bands đang mắc phải.

Nên, nếu biết kết hợp thêm với các phân tích, các chỉ báo khác, thì Keltner Channel sẽ trở thành vũ khí lợi hại, giúp bạn dễ dàng kiếm lời từ forex.

1. Chỉ báo kênh giá Keltner Channel là gì?

Keltner Channel hay Kênh Keltner được nhà giao dịch Chester W. Keltner giới thiệu lần đầu năm 1960, trong cuốn sách “How To Make Money in Commodities” (Làm thế nào để kiếm tiền trên thị trường hàng hóa).

Đây là một dải băng bao xung quanh và chạy theo giá, bao gồm một đường trung tâm, 1 đường kênh trên và 1 đường kênh dưới. Hai đường kênh trên và dưới cách đường trung tâm một hoặc nhiều ATR. Chỉ báo này là một  lagging indicator (chỉ báo chậm), thuộc nhóm các chỉ báo thể hiện phạm vi giá, tương tự như Bollinger Bands.

Chỉ báo Keltner Channel bao gồm các thành phần sau:

  • Đường trung tâm: Chính là đường trung bình động MA, thường sẽ là EMA 20.
  • Đường kênh trên: Được tính bằng cách lấy đường trung tâm cộng cho một, hai hoặc ba ATR.
  • Đường kênh dưới: Được tính bằng cách lấy đường trung tâm cộng cho một, hai hoặc ba ATR.

Có thể dễ dàng nhận ra đây là chỉ báo 2 trong 1, là sự kết hợp giữa đường EMA và chỉ báo ATR. Nếu đường EMA chỉ ra xu hướng giá thì ATR lại chỉ ra độ biến động của nến. Nhờ sự kết hợp này, Keltner Channel sẽ cho chúng ta biết được xu hướng giá hiện tại là tăng hay giảm kèm với thông tin về phạm vi biến động giá.

Theo đó, khi vẽ Keltner Channel, chúng ta sẽ cài đặt các thông số cho chỉ báo này như sau:

  • Chọn loại MA: Có nhiều lựa chọn về đường MA như SMA, EMA, DMA, WMA. Mỗi loại MA đều có những đặc trưng riêng. Thông thường, chúng tôi chọn EMA để làm đường trung tâm.
  • Thông số cho MA: Thông số cao sẽ thể hiện xu hướng dài hạn và loại nhiễu. Nhưng nếu bạn muốn chỉ báo phản ứng nhanh với giá thì có thể chọn thông số thấp hơn. Thông số mặc định là 20
  • Thông số cho ATR: Bạn muốn đường kênh trên và kênh dưới cách đường trung tâm bao nhiêu ATR? 1 ATR sẽ là hơi ngắn vì khi đó Keltner Channel sẽ ôm sát lấy giá và liên tục bị phá vỡ.4 ATR có thể sẽ là hơi dài vì khi đó giá ít khi nào chạm vào 2 kênh của chỉ báo. Tùy thuộc vào từng thị trường mà bạn có thể tùy chỉnh thông số này cho phù hợp. Hãy chọn thông số sao cho Keltner Channel bao bọc được phần lớn biểu đồ giá, khoảng 90 – 95% là hợp lý.

2. Cách cài đặt chỉ báo kênh giá Keltner Channel trong MT4/MT5

Vì Keltner Channel không có sẵn trong phần mềm MT4 nên các bạn bắt buộc phải tự download chỉ báo về và thêm vào trong MT4, nếu muốn sử dụng.

Để cài đặt trước tiên các bạn có thể download chỉ báo Keltner Channel tại đây. Sau đó giải nén file và copy file đó lại. Tiếp theo, bạn mở phần mềm MT4 lên và tiến hành như sau.

Bước 1: Chọn “File” rồi chọn dòng “Open Data Folder” như hình bên dưới:

Lúc này sẽ phần mềm MT4 của sàn bạn giao dịch sẽ được mở ra, tìm đến folder MQL4 và nhấp chuột vào như hình bên dưới:

Sau khi nhấp vào MQL4, bạn tiếp tục chọn dòng “Indicators” như hình bên dưới:

Bước 2: Cài đặt chỉ báo Keltner Channel

Khi folder “Indicators” mở ra bạn chỉ cần copy file Keltner Channel mà bạn vừa tải cũng như giải nén lúc trước vào đây là xong:

Tiếp theo, tắt phần mềm MT4 đi và bật lại.

Để biểu đồ của bạn xuất hiện Keltner Channel, hãy nhấp chuột 2 lần Keltner Channel ở cửa sổ “Navigator”. Một hộp thoại sẽ hiện ra, bạn chỉ cần nhấn vào OK là xong.

3. Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Keltner Channel

Có rất nhiều cách sử dụng Keltner Channel, dưới đây là 3 cách sử dụng hiệu quả chỉ báo này:

Chiến lược 1: Giao dịch breakout (phá vỡ) với Keltner Channel

Giao dịch với breakout đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ đón đầu một xu hướng mới ngay khi nó hình thành. Nếu thị trường đang trong tình trạng “ảm đạm”, giá thường sẽ đi lên và xuống giữa 2 đường kênh của Keltner Channel.

Tuy nhiên, khi có một xu hướng mới bùng nổ, nó sẽ kích hoạt giá di chuyển mạnh về một hướng, phá vỡ đường kênh của Keltner Channel. Công việc của chúng ta lúc này là bám theo hướng di chuyển của thị trường khi một trong 2 đường kênh bị phá vỡ.

Nhưng hãy lưu ý rằng các đột phá giả luôn đầy rẫy trên thị trường do đó bắt buộc phải cần thêm ít nhất một chỉ báo xu hướng nữa để hỗ trợ giao dịch theo cách này, chẳng hạn như chỉ báo ADX. Cách vào lệnh như sau:

  • Đảm bảo rằng ban đầu Keltner Channel đang đi ngang, tức thị trường chưa có xu hướng rõ ràng.
  • Khi có breakout xảy ra, chỉ số ADX phải có giá trị trên 20
  • Mua khi nến đóng cửa phía trên Keltner Channel, bán khi nến đóng cửa phía dưới Keltner Channel
  • Stop loss được đặt ở dưới đáy nến gần nhất và chốt lời khi giá quay trở lại chạm vào đường trung tâm của Keltner Channel

Chiến lược 2: Giao dịch theo hỗ trợ/kháng cự với Keltner Channel

Giá có thể di chuyển theo xu hướng hoặc di chuyển trong phạm vi giao dịch. Người ta nói rằng phạm vi giao dịch chính là sát thủ đối với các trader mới.

Thị trường tăng lên nhưng chưa chạm vào điểm chốt lời thì đã quay đầu giảm xuống khiến các trader mới hoảng loạn cắt lệnh mua rồi chuyển sang bán. Ngay khi họ vào lệnh bán thì giá bất ngờ lại tăng lên lại, kết quả sau đó thế nào thì bạn cũng đã biết.

Tuy nhiên bạn cần biết trong phần lớn thời gian thị trường forex di chuyển trong phạm vi giao dịch do đó chúng ta cần chuẩn bị chiến lược để giao dịch trong trạng thái này.

Ở đây, bạn có thể kết hợp thêm với một chỉ báo như RSI để tiến hành vào lệnh. Cách thức vào lệnh như sau:

  • Đảm bảo rằng Keltner Channel đang đi ngang, không giao dịch theo cách này khi đường kênh đang dốc lên hoặc dốc xuống
  • Vào lệnh mua khi chỉ báo RSI giảm xuống dưới 10 đồng thời giá gần chạm vào đường kênh dưới của Keltner Channel. Điểm dừng lỗ được đặt ở phía dưới kênh dưới, chốt lời khi RSI tăng trên 90
  • Vào lệnh bán khi chỉ báo RSI tăng trên mốc 90 đồng thời giá gần chạm vào đường kênh trên của Keltner Channel. Điểm dừng lỗ được đặt ở phía trên đường kênh trên, chốt lời khi RSI tăng trên 90

Chiến lược 3: Giao dịch theo pullback với Keltner Channel

Giao dịch theo pullback là cách giao dịch theo một xu hướng dài hạn nhưng chờ đợi những cơn sóng đi ngược chiều để vào lệnh.

Hãy xem ví dụ bên trên. Giá đang trong một xu hướng tăng mạnh, biểu hiện bằng độ dốc của kênh Keltner. Chúng ta sẽ mua khi giá hồi xuống và chạm vào đường trung tâm của Keltner Channel.

Hãy nhớ rằng không mua khi giá chạm vào đường kênh trên trong xu hướng tăng và không bán khi giá chạm vào đường kênh dưới trong xu hướng giảm.

4. Đừng mắc sai lầm này khi trade với Keltner Channel

Đây là sai lầm dễ gây sấp mặt nhất khi trade với Keltner Channel:

Buy khi giá vượt xuống band dưới của KC vì tưởng giá đã “quá bán”; và Sell khi giá vượt lên band trên của KC vì tưởng giá đã “quá mua”.

Bởi vì trong 1 xu hướng đủ mạnh, giá có thể ở trạng thái “quá mua” hoặc “quá bán” trong 1 thời gian rất dài. Xem ví dụ dưới:

Bạn thấy USDTRY bị quá mua liên tục mà không có lần nào hồi về band giữa của KC. Bạn thấy nó quá mua mà nhè đầu Sell thì sấp mặt.

Do đó cách cơ bản nhất để xài Keltner Channel, là KHÔNG BUY khi giá vượt band trên; và KHÔNG SELL khi giá vượt band dưới. Làm vậy sẽ giúp bạn tránh được việc buy đỉnh sell đáy.

Tiếp Theo chúng ta sẽ đi 1 cách xài Keltner Channel cao cao hơn tí.

5. Vận dụng chỉ báo kênh giá Keltner Channel để đoán đỉnh đáy

Trước tiên bạn phải công nhận 1 sự thật này:

Các lần market đảo chiều thường xảy ra sau khi có 1 hành động giá mạnh mẽ, phá vỡ 1 hỗ trợ hay kháng cự quan trọng.

Vậy giờ làm sao chúng ta phát hiện 1 hành động giá nào đủ gọi là mạnh mẽ?

Đó là khi Keltner Channel phát huy tác dụng.

Bạn tìm những lần giá phá ra và đóng cửa bên ngoài Keltner Channel. Đó là khi giá đã có hành động đủ mạnh, và vượt xa so với điểm trung bình (đường giữa).

Ví dụ USDJPY đóng cửa dưới band dưới của KC:

Vậy Buy giờ được chưa?

CHƯA.

Trong 1 xu hướng giảm mạnh, giá thường vượt quá 2 band của KC trong 1 thời gian dài. Do đó bạn cần 1 tín hiệu rõ ràng hơn để biết khi nào market sẽ bật tăng rồi vào lệnh buy, chứ chưa buy lúc này được.

Tín hiệu đó là gì? Sự TỪ CHỐI của giá tại 1 vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng.

Tức là khi giá vượt ra khỏi hỗ trợ kháng cự nhưng lại quay đầu đóng cửa về phía ngược lại.

Ví dụ giá từ chối hỗ trợ USDJPY sau hành động vượt xuống band dưới mạnh của KC:

Tóm lại, bạn cần tìm kiếm các điều kiện sau cho 1 lệnh buy bắt đáy đủ sức mạnh để có khả năng thắng cao:

  1. Giá vượt xuống và đóng cửa ngoài band dưới của KC
  2. Sau đó giá từ chối vùng hỗ trợ dưới bằng 1 nến đuôi dưới dài, đẹp nhất là pin bar hoặc fakey
  3. Buy khi giá break lên đỉnh của nến từ chối giá

6. Kênh giá Keltner Channel – Xác định tình trạng market và tăng xác suất thắng

Bạn phải đồng ý với mình điều này: thị trường luôn thay đổi – nó có thể có xu hướng tăng, xu hướng giảm, hoặc không có xu hướng.

Về mặt cơ bản mà nói thì không khó để xác định các tình trạng của thị trường. Nhưng đôi khi việc này khá là khó, ta không xác định được chính xác market đang tăng, giảm hay đi ngang. Và không biết được thì không thể trade được.

Hoài sẽ chỉ bạn 1 kỹ thuật với Keltner Channel để xác định được chính xác tình trạng của market hiện tại là gì, không bao giờ nghi ngờ hay bối rối hết.

Hãy thêm Keltner Channel và đường MA 200 lên biểu đồ.

Giờ sẽ có 3 trường hợp:

  • Nếu toàn bộ Keltner Channel nằm trên MA 200, thì thị trường có xu hướng tăng;
  • Nếu toàn bộ Keltner Channel nằm dưới MA 200, thị trường có xu hướng giảm;
  • Nếu MA 200 nằm bên trong Keltner Channel, thị trường đang đi ngang không rõ xu hướng.

Thử xem vài ví dụ:

USDTRY trên khung ngày có Keltner Channel nằm hoàn toàn trên MA 200 nên nó có xu hướng tăng, bất kỳ đoạn giảm giá nào cũng là 1 sóng hồi tạo cơ hội vào lệnh buy, chứ không phải đảo chiều xu hướng.

ví dụ NZDJPY:

MA 200 nằm bên trong Keltner Channel, do đó cặp này không có xu hướng hoặc đi ngang. Quá đơn giản phải không? Độ chính xác cực kỳ cao, bởi Keltner Channel là indicator bám theo hành động giá (giá đi đâu nó đi theo đó), từ đó vị trí của Keltner Channel và MA 200 cho ta biết chính xác tình trạng hiện tại của thị trường.

Vậy xác định xong rồi làm gì? bạn chỉ buy khi market có xu hướng tăng, chỉ sell khi market có xu hướng giảm, và áp dụng “mua đáy bán đỉnh” khi market đang đi ngang trong 1 range giá tích luỹ nào đó hoặc đứng ngoài chờ đợi xu hướng.

Riêng việc chọn đúng chiến lược là Buy, Sell hay Đứng ngoài cũng đã tăng xác suất thắng của bạn lên rồi.

7. Chỉ báo kênh giá Keltner Channel – Xác định các cú trade phá vỡ sắp tới

Có 1 sự thật như thế này: độ biến động (volatility) của market nó chạy Theo chu kỳ, từ biến động thấp lên biến động cao và ngược lại. Ta kiếm được tiền từ các biến động cao, nhưng với điều kiện là PHẢI vào lệnh khi market đang có biến động thấp. Khi giá chạy rồi bạn mới vào thì khả năng dính đỉnh đáy rất cao.

Vậy làm sao biết được khi nào market đang có biến động thấp, và sắp có biến động cao để vào?
Có nhiều cách, và 1 trong số đó là xài Keltner Channel. Con hàng indicator này thực sự rất mạnh mẽ.

Ta làm thử:

  1. Đợi cho giá tiếp cận các hỗ trợ và kháng cự
  2. Đợi Keltner Channel CO THẮT – đó là khi giá bị mắc kẹt giữa band giữa và 1 band ngoài của KC
  3. Vào lệnh khi giá break out (vào Buy khi giá bị nhốt giữa band giữa và band trên của KC; sell khi giá bị nhốt giữa band giữa và band dưới của KC)

Xem vài ví dụ:

USDCNH khung ngày: bạn thấy giá tiếp cận kháng cự trên (trùng với band trên của Keltner Channel), sau đó giá bị “nhốt” giữa band giữa và band trên của KC và thoát lên phía trên rất mạnh. Tuy nhiên khi nhận ra giá đang bị nhốt thì ta đã đặt lệnh buy stop phía trên kháng cự rồi.

BTCUSD khung ngày:

Một buy break out rất đẹp nếu bạn thấy được dấu hiệu từ Keltner Channel.

Để ý lúc giá bị “nhốt”, band trên của KC gần như phẳng ra, đi ngang, thể hiện market đang phân vân và có biến động cực thấp. Đây là dấu hiệu cực kỳ quan trọng bạn phải để ý, nếu band trên (hoặc dưới) của KC dốc lên (hoặc xuống) thì có lẽ đó là 1 xu hướng mạnh, không phải cú co thắt của KC.

Giống như cái này:

Ta thấy giá bị nhốt trong band giữa và band trên của KC, nhưng band trên không đi ngang mà lại dốc lên, cho thấy market đang ở trong xu hướng tăng, KHÔNG PHẢI cú co thắt của KC.

8. Kênh giá Keltner Channel – Xác định thời điểm (timing) chuẩn xác hơn

Nhớ lại, đường band giữa của KC là 1 đường MA 20. Do đó khi giá liên tục nằm phía trên đường này thì đó là 1 xu hướng mạnh, bạn có thể vào lệnh mỗi khi giá hồi về retest band giữa.

Ví dụ:

Giá hồi về band giữa KC, và hình thành 1 pin bar giảm giá (hoặc shooting star), sell là đẹp.

9. Ý nghĩa của chỉ báo kênh giá Keltner Channel

Thứ nhất, độ dốc của kênh sẽ chỉ ra xu hướng của giá. Nếu kênh đang dốc lên, xu hướng ngắn hạn ở hiện tại là tăng trong khi nếu kênh dốc xuống, xu hướng ngắn hạn ở hiện tại là giảm.

Thứ hai, đường kênh trên đóng vai trò kháng cự trong khi đường kênh dưới đóng vai trò hỗ trợ. Khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng, giá thường có xu hướng bật xuống khi chạm vào kênh trên và bật lên khi chạm vào kênh dưới. Tuy nhiên, khi xu hướng tăng xuất hiện, biểu đồ có thể liên tục chạm vào đường kênh trên. Tương tự vậy, khi thị trường giảm, giá có thể liên tục chạm vào đường kênh dưới.

10. Sự khác nhau giữa kênh giá Keltner Channel và Bollinger Bands

Bollinger Bands là một chỉ báo kinh điển mà các tài liệu nhập môn nào về phân tích kỹ thuật cũng đều nhắc đến. Bollinger Bands dùng độ lệch chuẩn của giá để cộng vào đường trung tâm, tạo ra đường biên trên và biên dưới.

Chính cách làm này khiến cho Bollinger Bands có độ rộng thường xuyên thay đổi, chúng phản ứng rất mạnh khi giá biến động đột ngột.

Trong khi đó, Keltner Channel sử dụng ATR để cộng vào đường trung tâm giúp đường kênh này có độ rộng ổn định, dễ quan sát đồng thời cung cấp các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự rõ ràng hơn. Đây chính là lý do tại sao có nhiều trader ưa chuộng Keltner Channel hơn Bollinger Bands.

Keltner Channel là một chỉ báo mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về đặc điểm cũng như cách sử dụng chỉ báo Keltner Channel để có thể thu được lợi nhuận từ forex. Chúc bạn thành công!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

10 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here