Home Đầu tư Coin DeFi là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về Tài chính phi tập trung, Ưu điểm và nhược điểm của DeFi là gì?

DeFi là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về Tài chính phi tập trung, Ưu điểm và nhược điểm của DeFi là gì?

0
DeFi là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về Tài chính phi tập trung, Ưu điểm và nhược điểm của DeFi là gì?

DeFi (Tài chính Phi tập trung) đang trở thành chủ đề HOT nhất trong không gian tiền điện tử nói riêng và ngành công nghiệp blockchain nói chung. Không chỉ về khía cạnh tài chính, mà về mặt đầu tư kiếm lời dựa trên các token DeFi cũng đang rất được cộng đồng quan tâm.

Những token DeFi x5, x10 giá chỉ trong vòng vài tuần đến vài tháng gần đây không ít, chính điều này đã kích thích sự quan tâm của giới đầu tư coin tại Việt Nam cũng như thế giới. Vậy rốt cuộc DeFi là gì? Tài chính phi tập trung có gì đặc biệt? Ưu/nhược điểm của nó ra sao? Tiềm năng của DeFi trong tương lai như thế nào? Hãy cùng kienthuctrade.net  tìm hiểu trong bài viết này.

1. DeFi (Tài chính Phi tập trung) là gì?

DeFi (viết tắt của từ Decentralized Finance, hay tiếng việt là Tài chính phi tập trung) thường dùng để chỉ các tài sản kỹ thuật số, hợp đồng tài chính thông minh, giao thức và ứng dụng phi tập trung (DApps) được xây dựng trên blockchain Ethereum. Nói một cách đơn giản, DeFi là một hệ thống các sản phẩm tài chính mở (Open Finance), Permissionless (tính không cần sự cho phép) và lồng chéo nhau.

Trên thực tế, DeFi là một mạng lưới chồng chéo của các DApp và hợp đồng thông minh (smart contract) dựa trên Ethereum, tập trung vào các ứng dụng tài chính như cho vay, phái sinh, sàn giao dịch và trading,v.v. DeFi cũng có thể được gọi là Tài chính mở vì nó là sự kết hợp của các dịch vụ ngân hàng truyền thống hay Tài chính Tập trung (CeFi – Centralized Finance) với các công nghệ phi tập trung như blockchain.

1.1 Ai phát minh ra DeFi?

Không có ai phát minh ra DeFi cả, nhưng các ứng dụng DeFi được xây dựng trên blockchain Ethereum và nền tảng này được tạo ra bởi Vitalik Buterin. Ứng dụng DeFi lớn nhất và đầu tiên trên thế giới là MakerDAO, được thành lập bởi Rune Christensen.

2. Tài chính phi tập trung (DeFi) và Tài chính tập trung (CeFi)

Trong thế giới tài chính truyền thống, nguồn cung tiền được kiểm soát bởi một nhóm nhỏ các ngân hàng trung ương, những đơn vị làm việc với một nhóm nhỏ các ngân hàng doanh nghiệp để duy trì tính hiệu quả trong cách vận hành thế giới. Mặc dù hệ thống tài chính tập trung này đã giữ cho nền kinh tế thế giới hoạt động tốt nhất trong một thế kỷ qua, nhưng nó vẫn còn những hạn chế.

Hiện tại, có khoảng 1,7 tỷ người không nằm trong mạng lưới tập trung này vì nhiều lý do, có thể là do vị trí cư trú, lịch sử tín dụng hoặc cơ sở hạ tầng ngân hàng đủ tin cậy. Blockchain, và cụ thể là tài chính phi tập trung (DeFi) được cho là một giải pháp khả thi để giảm rào cản gia nhập đối với 1,7 tỷ người này, những người trước đây đã phải chật vật để có quyền tiếp cận với những thứ như tài khoản ngân hàng và vay nợ.

Trong tài chính tập trung luôn đi kèm với cụm từ “custodial” hay uỷ thác. Tức là các tài sản, sản phẩm, dịch vụ trong tài chính sẽ được uỷ thác cho tổ chức nào đó.

Ví dụ: Khi mọi người gửi tiền vào ngân hàng (cho ngân hàng vay) thì tiền đó được uỷ thác cho ngân hàng nắm giữ.

thptchilinh.edu.vn

Trong tài chính tập trung CeFi gồm các thành phần:

  • Các tổ chức: Họ có thể là chính phủ, các ngân hàng trung ương, ngân hàng tư nhân, quỹ, các dịch vụ tài chính, quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí…
  • Các thị trường: Ví dụ như các sàn giao dịch như sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, NASDAQ…
  • Các công cụ tài chính: Ví dụ như các sản phẩm phái sinh, các khoản vay, cổ phiếu, nợ…

Các thành phần trên mọi người đều rất dễ hình dung với các ví dụ xung quanh chúng ta.

Hạn chế rất lớn của nền tài chính truyền thống đó là tính tập quyền hay tập trung quyền lực. DeFi chính là giải pháp cho việc này.

DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở). Trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.

DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở. Trong đó, mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đầu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.

3 đặc điểm của DeFi gồm:

  • Permissionless (tính không cần sự cho phép): tức là bất kỳ ai ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ DeFi mà không bị phân quyền, hoặc bị hạn chế quyền bởi bất kỳ ai.
  • Trustless (tính phi tín nhiệm): tức là các bên tham gia không cần phải đặt niềm tin về uy tín của nhau. Mà trong DeFi smart contract sẽ hỗ trợ việc này, và tạo nên tính chất trustless.
  • Transparency (tính minh bạch)

Trong DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial” tức là không uỷ thác. Cũng nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà chúng ta thường gọi nó là Open Finance hay tài chính mở.

3. Ưu điểm và nhược điểm của DeFi là gì?

3.1 Ưu điểm của DeFi

Như đã đề cập ở trên, trong tài chính truyền thống, các tổ chức, thị trường và công cụ tài chính luôn tồn tại trung quan có quyền lực tập trung. Trong khi đó, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các trung gian này.

Về cơ bản, các hoạt động trên DeFi không bị quản lý bởi một tổ chức hay bất kỳ nhân viên nào của tổ chức đó, mà thay vào đó,  các quy tắc được viết bằng code (hay hợp đồng thông minh). Khi hợp đồng thông minh được triển khai vào blockchain, các dapp DeFi có thể tự chạy mà không cần đến sự can thiệp của con người (mặc dù trên thực tế, các nhà phát triển thường duy trì các dapp bằng các bản nâng cấp hoặc sửa lỗi).

Các hợp đồng thông minh này hoàn toàn minh bạch trên blockchain để mọi người có thể kiểm tra. Điều này mang lại một niềm tin khác đối với người dùng, vì bất kỳ ai cũng có cơ hội hiểu chức năng của hợp đồng hoặc tìm ra lỗi.

Mọi hoạt động giao dịch cũng được công khai cho mọi người xem. Mặc dù điều này có thể đặt ra các câu hỏi về quyền riêng tư, nhưng theo mặc định, các giao dịch chỉ có bút danh, tức là không gắn trực tiếp với danh tính ngoài đời thực của bạn.

DeFi được thiết kế đê mang lại tính toàn cầu ngày từ đầu. Cho dù bạn ở Mỹ hay ở Việt Nam, bạn đều có quyền truy cập vào các dịch vụ DeFi và mạng lưới như nhau. Tất nhiên, mỗi nước có thể có những quy định riêng được áp dụng, nhưng về mặt kỹ thuật, hầu hết các ứng dụng DeFi đều khả dụng cho bất kỳ ai có kết nối internet.

Với tính năng Permissionless (như đã đề cập bên trên), bất kỳ ai cũng có thể tạo ứng dụng DeFi và ai cũng có thể sử dụng chúng.

Trải nghiệm người dùng linh hoạt: Nếu bạn không thích giao diện của một dapp bất kỳ, không sao, bạn có thể sử dụng giao diện của bên thứ ba hoặc xây dựng giao diện của riêng bạn. Hợp đồng thông minh giống như một API mở mà bất kỳ ai cũng có thể xây dựng ứng dụng.

Có thể tương tác: các ứng dụng DeFi mới có thể được xây dựng hoặc sáng tạo bằng cách kết hợp các sản phẩm DeFi khác như “mảnh Lego” – ví dụ: stablecoin, sàn giao dịch phi tập trung và thị trường dự đoán có thể được kết hợp với nhau để tạo thành các sản phẩm hoàn toàn mới.

3.2 Nhược điểm của DeFi

Một nhược điểm duy nhất của Tài chính phi tập trung có lẽ là cách tiếp cận và sử dụng, DeFi gắn liền với các tài sản tiền điện tử (coin), vì thế đối với người dùng, họ sẽ cần có thời gian đủ lâu để tìm hiểu và học cách sử dụng các ứng dụng DeFi.

4. Những Sản Phẩm Trong Hệ Sinh Thái DeFi

4.1 Tài Sản DeFi

Một số loại tài sản hiện đang được triển khai như là Bitcoin, Ethereum, những đồng tiền điện tử lấy Blockchain làm nền tảng đã quá thân thuộc với mọi người. Những loại tài sản này sẽ có tính minh bạch về dòng chảy, người dùng có thể theo dõi được các giao dịch diễn ra giữa các địa chỉ ví.

Có một loại tài sản DeFi khá đặc biệt chính là Stablecoin. Đây là loại đồng tiền điện tử được neo giá vào một loại tài sản như vàng hoặc tiền pháp định được giữ trong quỹ lưu trữ. Thường thì với tiền pháp định, các đồng Stablecoin sẽ neo giá theo tỉ lệ 1:1 với đơn vị tiền pháp định đó.

4.2 Phái Sinh, Lending Và Bảo Hiểm Với DeFi

Phái sinh dù đã khá phổ biến trong các hoạt động tài chính truyền thống. Tuy vậy, loại sản phẩm này lại vẫn khá xa lạ với nhiều người nếu như được ứng dụng trên một mạng lưới phân quyền. Vậy các sản phẩm này có điểm gì khác biệt trong vận hành?

Trước hết các hợp đồng phải sinh sẽ được ứng dụng trong các tài sản DeFi nêu ở trên. Tiếp đến, hệ thống này sẽ cung cấp sản phẩm một cách minh bạch cũng như rõ ràng để nhà đầu tư có thể nhận được nhiều thông tin hơn. Dữ liệu từ DeFi Pulse cho thấy lượng tiền được giam trong các sản phẩm phái sinh DeFi đã có xu hướng tăng dần.

Như bạn đã thấy Total Value Locked vẫn trên đà tăng trưởng trở lại và hiện tại đang đặt mức $887.3M cho thấy sự quan tâm tham gia của người dùng vẫn đang quay trở lại.

Hoạt động cho vay (lending) trên DeFi đang nhận được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng hiện tại. MakerDao là một trong những hệ thống nổi bật với mô hình khá sáng tạo của mình.

Các giải pháp DeFi lending sẽ thường dựa trên một DAO (decentralised autonomous organization), đây là một tổ chức tự vận hành nhờ vào mạng lưới blockchain. Các quy định chuyển giao tài sản và hoạt động trên mạng lưới sẽ được quyết định trong smart contract. Các smart contract đặc thù này có tên là CDP.

CDP cụ thể là một smart contract, quy định trước một tỉ lệ thế chấp và tài sản tối đa mà bạn có thể rút ra. Ví dụ tỉ lệ tối thiểu đối với MakerDAO là 1,5. Điều này có nghĩa nếu bạn bỏ vào lượng ETH có giá trị 150 USD, bạn chỉ có thể vay một lượng tài sản tương ứng 100 USD.

Tuy nhiên, vì được thế chấp bởi nhiều tài sản kỹ thuật số, nên rủi ro biến động giá vẫn là khá cao khi tham gia các mô hình lending này. Chính vì vậy, hệ thống DeFi cũng phát triển một sản phẩm đính kèm đó chính là bảo hiểm.

Các sản phẩm này cũng được quy định trong smart contract để có thể đảm bảo tính đồng bộ với những nền tảng lending chúng bổ trợ. Điển hình hiện tại có thể nhắc đến cái tên Nexus Mutal. Người dùng có thể mua các gói bảo hiểm này để phòng hộ trong trường hợp biến động hoặc có những lỗ hổng an ninh diễn ra.

5. Ví DeFi

Với các loại ví không lưu ký DeFi này, người dùng sẽ có thể thực sự sở hữu tài sản của mình mà không phải nhờ một bên thứ ba lưu giữ. Các loại ví kiểu này đang phổ biến trên thị trường gồm:
MetaMask
Brave
Coinbase Wallet
MyEtherWallet
TrustWallet
Bên cạnh ví DeFi, thị trường hiện tại có thêm một loại ví là smart contract wallet với những tính năng cải thiện như cho phép bạn đóng băng tài sản khi có dấu hiệu đáng ngờ hay giảm thiểu chi phí.

6. Các ứng dụng và dịch vụ DeFI phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng DeFi. Các ứng dụng này đã và đang tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp và cả các khách hàng. Trên thực tế, các nền tảng DeFi đã bắt đầu xuất hiện trên hầu hết các lĩnh vực tài chính.

Dựa vào đặc tính minh bạch, trustless, permissionless. DeFi taọ ra các dịch vụ tài chính giúp người dùng dễ dàng truy cập như thanh toán, cho vay, vay, đầu tư và quản lý danh mục đầu với quyền tự chủ cao và ít rào cản hơn.

Ngoài ra, các lập trình viên có thể xây dựng những ứng dụng DeFi (DApps) trên blockchain để phát hành, lưu trữ và quản lý tài sản tiền mã hoá của mình. Và, hợp đồng thông minh (smart contract) ràng buộc các thỏa thuận không thể đảo ngược giữa hai bên mà không cần người trung gian. Từ đó, giúp cho toàn bộ hệ thống tài chính trở nên minh bạch, an toàn.

Cụ thể, ứng dụng và dịch vụ DeFi phổ biến hiện nay gồm:

  • Lending Platform (các nền tảng cho vay phi tập trung): Compound, MakerDAO, Cred, Dharma, ETHLend, Constant…
  • Derivatives (các sản phẩm phái sinh phi tập trung): Tokensets, Uma, dydx, Veil, Augur, Market protocol…
  • Payments Platform (các nền tảng thanh toán phi tập trung): Omisego, Helis, Request Network, xDai, Connext…
  • Stablecoin (các đồng tiền ổn định phi tập trung): DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
  • Decentralized Exchange (sàn phi tập trung): Kyber Network, Ren, IDEX, Binance DEX, Bancor, Nash, 0x…

7. Sự phát triển bùng nổ của DeFi

DeFi đã và đang trở thành một chủ đề được nhiều người săn đón nhất kể từ cuối năm 2019 đến nay. Điều đó được thể hiện bởi sự tham gia của người dùng vào thị trường tiềm năng này. Nhắc đến DeFi, chúng ta không thể bỏ qua số liệu Tổng giá trị bị khóa (TVL) trong DeFi – một thông số thể hiện mức độ tham gia của người dùng vào các dịch vụ DeFi.

Theo Defipulse, tại thời điểm viết bài (ngày 12/08), tổng giá trị bị khóa trong các giao thức DeFi đã đạt gần 4,6 tỷ USD, trong đó Maker của MarketDao chiếm trên 30%.

Con số này bắt đầu tăng nhanh vào đầu năm 2020, khi vào tháng 2, tổng giá trị bị khóa lần đầu tiên đạt mốc 1 tỷ USD và chỉ mất 5 tháng sau đó để cán cột mốc 4 tỷ USD. Điều này cho thấy mức độ tham gia của người dùng đối với các ứng dụng DeFi là cực kỳ lớn.

8. Tiềm năng của Tài chính phi tập trung (DeFi)

Tiềm năng của lĩnh vực DeFi có lẽ là điều không phải bàn cãi, dưa trên những thông tin và số liệu đã nêu trong bài viết này, chúng ta có thể thấy Tài chính phi tập trung sẽ là tương lai tương lai của nền tài chính thế giới và nó chính là tiền đề để chúng ta bước vào nền Tài chính mở.

Khi mọi người chán ghét sự tập quyền của hệ thống tài chính truyền thống, họ muốn sự tự do, không bị kiểm soát và đặc biệt là những người không có cơ hội tiếp cận với tài chính ngân hàng, chẳng hạn như công dân ở các quốc gia châu Phi, lúc này, họ sẽ có xu hướng chuyển sang DeFi để tự mình quản lý tài chính cá nhân, không cần phụ thuộc vào bên thứ ba hay bất kỳ tổ chức tập trung nào.

“Mục tiêu của DeFi là xây dựng lại hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới theo cách mở, không cần sự tín nhiệm,” Alex Pack – đối tác quản lý tại quỹ tiền điện tử tại giá 100 triệu USD Dragonfly Capital, cho biết. “Bạn chỉ nhận được cơ hội đó sau mỗi 50 năm.”

9. Lừa đảo trong lĩnh vực DeFi

Không chỉ DeFi, mà thị trường tiền điện tử nói chung luôn ẩn chứa những dư án lừa đảo, Ponzi, đa cấp biến tướng, đặc biệt là tại Việt Nam. Trước sự phát triển của DeFi, rất nhiều cá nhân, nhóm đã lợi dụng nó để lừa tiền từ các nhà đầu tư kém hiểu biết, nhẹ dạ cả tin và hám lời cao.

Một trong những lý do chính khiến nhiều người bị lôi vào vòng xoáy lừa đảo tiên điện tử là “thiếu hiểu biết”, một phần lý do là vì lĩnh vực này có vẻ khá khó hiểu với số đông, những kẻ lừa đảo nắm được điểm yếu này, từ đó lợi dụng nó để “móc tiền từ túi” người dùng.

Điều mà kienthuctrade.net luôn khuyến cáo và khuyên bạn đọc, những nhà đầu tư tương lai là “Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi xuống tiền”, ít nhất là trang bị cho mình kiến thức cơ bản để nhận biết được đâu là một dự án truyền thống và đâu là một dự án ponzi, đa cấp biến tướng.

Có lẽ bạn sẽ không xa lạ gì với những cái tên như OneCoin, Bitconnect, Plus Token hay iFan, những dự án coin đa cấp khét tiếng một thời, không biết bao nhiêu tiền của của các nhà đầu tư đã bị mất với chúng. Mặc dù về hình thức là khác nhau, nhưng các dự án lừa đảo tận dụng DeFi cũng có điểm chung là vận hành theo mô hình Ponzi, lấy tiền của người sau để trả cho người đến trước.

Một dự án DeFi đang cực HOT ở Việt Nam và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm thời gian gần đây là DRK, rất nhiều tranh cãi xung quanh dự án này đã được chúng tôi ghi nhận.

Đối với các dự án quốc tế, như Toiyeubitcoin đã đưa tin gần đây, chủ của dự án DeFi Asuka đã ôm tiền bỏ trốn sau khi ông ta đóng cửa trang web Asuka.Finance cũng như tất cả các tài khoản mạng xã hội của dự án. Giá của token Asuka – trước đó từng ở mức khoảng 1.600 USD, đã giảm mạnh về chỉ còn 19 USD.

Lời kết

Trên đây là bài viết “DeFi là gì? Tại sao Tài chính phi tập trung lại được xem là tương lai của nền tài chính thế giới”, hi vọng nó sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy để lại một LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Hoặc nếu có góp ý, đóng góp gì cho bài viết, hãy comment ngay dưới đây, chúng tôi sẽ vô cùng cảm kích về điều đó. Chúc các bạn thành công.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here