Home Kiến thức trading SMA, Đường Trung bình động giản đơn – SMA (Simple Moving Average) là gì?

SMA, Đường Trung bình động giản đơn – SMA (Simple Moving Average) là gì?

7
SMA, Đường Trung bình động giản đơn – SMA (Simple Moving Average) là gì?

Khái niệm đường Trung bình động giản đơn – SMA (Simple Moving Average) 

Đường trung bình động giản đơn là đường trung bình đơn giản nhất trong số các đường trung bình động. Trung bình động giản đơn được tính bằng cách tính tổng giá trong một khoảng thời gian và chia cho số quan sát trong khoảng thời gian đó.

Ví dụ, nếu bạn đặt 1 đường trung bình động đơn giản là 5 (SMA 5) lên biểu đồ khung thời gian 1 giờ, để tính giá trị của SMA5 hiện tại bạn chỉ cần tính tổng giá đóng của của 5 cây nến H1 gần nhất rồi chia cho 5.

Sau 1 giờ nữa bạn làm lại việc tương tự bạn sẽ lại có giá trị SMA thời điểm hiện tại đó. Sau đó bạn nối tất cả các điểm SMA mà bạn tính được đó sẽ tạo thành đường trung bình động đơn giản SMA 5.

Ví dụ trên chỉ giúp bạn hiểu cấu tạo và cách tạo ra đường trung bình động đơn giản mà thôi. Bạn chỉ cần cài đặt chỉ báo đường trung bình động lên biểu đồ của bạn, đường trung bình động đơn giản hay bất cứ đường trung bình động nào khác cũng sẽ được hiển thị ra ngay tức khắc cho bạn quan sát và bắt đầu phân tích.

Như hầu hết các công cụ chỉ báo – indicator – khác, MA cũng có tính trễ, bởi vì MA dùng để tính mức trung bình của giá trong quá khứ nên MA chỉ giúp bạn thấy hướng đi tổng quan của giai đoạn giá đã qua. Việc của bạn là nghiên cứu và phát hiện xem dữ liệu quá khứ này sẽ phản ánh điều gì về tương lai

Công thức xác định trung bình động giản đơn SMA

 MA (n) = (C1 + C2 + ... + Cn)/n

Trong đó:

Ct là giá đóng cửa ngày t

n là số ngày cần tính giá trị trung bình động giản đơn

Ví dụ

Cổ phiếu XYZ có giá đóng cửa 10 ngày như sau:

Ngày Giá đóng cửa Tổng MA (3)
1 10 NA NA
2 11 NA NA
3 12 33 11
4 14 37 12.33
5 12 38 12.67
6 12 38 12.67
7 17 41 13.67
8 14 43 14.33
9 16 47 15.67
10 15 45 15

Ví dụ trên minh họa cách tính toán giá trị trung bình động giản đơn cho ba ngày. 

Giá trị MA (3) cho ngày thứ ba bằng trung bình cộng giá cổ phiếu XYZ trong ngày 1,2 và 3.

Đặc trưng của đường trung bình động giản đơn

– Đường trung bình động có thể được tính toán cho những khoảng thời gian khác nhau, các đường trung bình trượt phổ biến là MA (200), MA (60), MA (50), MA (30), MA (20), MA (10).

– Những biến động giá hàng ngày được làm trơn thông qua việc tính toán giá trị trung bình động. Việc sử dụng đường trung bình động giúp cho các phân tích phát hiện được xu hướng của giá chứng khoán mà không bị ảnh hưởng bởi những biến động giá hàng ngày.

– Đường MA đi lên cho thấy xu hướng tăng điểm và đường MA đi xuống chỉ ra một xu hướng giảm điểm. Mặc dù việc sử dụng đường MA là hữu dụng trong việc nhận diện xu hướng, nhưng việc nhận diện này chỉ xảy ra khi xu hướng đã bắt đầu.

– Do đó, trung bình động là một chỉ báo sau. Cần ghi nhớ rằng theo phân tích kĩ thuật, chúng ta tiến hành giao dịch cùng với xu hướng. Việc sử dụng đường trung bình động luôn luôn đưa ra một dấu hiệu trễ so với xu hướng.

– Đường MA có thể được tính toán cho các khoảng thời gian khác nhau. Thời gian càng dài, số quan sát càng lớn thì đường trung bình động sẽ mang lại càng nhiều thông tin.

Khi tăng số ngày để tính toán ra đường trung bình động, dữ liệu giá chứng khoán trong từng ngày sẽ tương đối không còn quá quan trọng nữa. Đây chính là một ưu điểm của việc sử dụng đường trung bình động.

– Việc không quá chú trọng vào dữ liệu giá trong từng ngày sẽ loại bỏ tác động của quan sát đột biến. Tuy nhiên, khoảng thời gian của đường trung bình động càng dài thì đường trung bình động đó sẽ càng chậm trong việc báo hiệu về xu hướng tiềm ẩn trong diễn biến giá.

Ví dụ về việc MA làm mượt giá như thế nào?

Trong biểu đồ nói trên, tôi đã đặt 3 đường SMA khác nhau lên biểu đồ 1H của USDCHF. Như bạn thấy. Nếu SMA với số kỳ – Period – càng lớn vì nó càng chậm hơn so với giá.

Chú ý rằng đường SMA 62 cách xa giá hơn so với đường SMA 30 và SMA 5

Điều này bởi vì SMA 62 đã cộng giá đóng cửa của 62 kỳ trước và chia cho 62. Số kỳ càng dài thì MA càng phản ứng chậm hơn so với giá

SMA trên biểu đồ này cho bạn thấy hướng tổng quan của thị trường tại thời điểm hiện tại. Như ở trên, chúng ta có thể thấy giá đang có xu hướng

Thay vì nhìn vào giá hiện tại của thị trường. MA cho chúng ta cái nhìn rộng hơn. Và chúng ta có thể đo được hướng đi tổng quan của giá trong tương lai. Với việc dùng SMA, chúng ta có thể nói rằng liệu giá đang có xu hướng tăng. Hoặc giảm hoặc đang đi ngang.

Một vấn đề với SMA là nó dễ bị xuyên qua bất ngờ. Khi điều này xảy ra. Nó đem đến những tín hiệu mua/bán sai. Lúc xảy ra chúng ta cứ nghĩ rằng một xu hướng mới đã hình thành. Nhưng thực tế là chưa có gì thay đổi.

Trên đây là những kiến thức về đường Trung bình động giản đơn – SMA (Simple Moving Average) và chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức về Đường trung bình động (MA) khác trong những bài sau

7 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here