Home Đầu tư Coin Eagle Rock Global (ERG) là gì? Trò lừa đảo đa cấp khiến nhiều nhà đầu tư mất tiền, lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn

Eagle Rock Global (ERG) là gì? Trò lừa đảo đa cấp khiến nhiều nhà đầu tư mất tiền, lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn

0
Eagle Rock Global (ERG) là gì? Trò lừa đảo đa cấp khiến nhiều nhà đầu tư mất tiền, lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn

Nổi lên ở Việt Nam từ cuối năm 2019, Eagle Rock Global (ERG) đã thu hút được rất nhiều người tham gia mua gói đầu tư để nhận lãi khủng lên tới 180%/năm, gấp hơn 20 lần lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn của ERG đã lộ ra nhiều điểm tương đồng với một kế hoạch Ponzi – (vay của người sau trả cho người trước), một mô hình kinh doanh đa cấp lừa đảo khét tiếng.

1. Eagle Rock Global (ERG) là gì?

Eagle Rock Global (ERG) được giới thiệu là Công ty tài chính công nghệ thuộc Tập đoàn “tự xưng” ERG Group INC, là kênh đầu tư tài chính đến từ châu Âu; tập trung mạnh mẽ vào 05 lĩnh vực của ngành công nghiệp 4.0 là Trading (thương mại), Mining (khai thác tiền ảo), Game (trò chơi trực tuyến), Paid to Click (trả tiền cho lượt nhấp chuột), Ecommerce (thương mại điện tử).

Công ty Tài chính công nghệ ERG thuộc Tập đoàn “tự xưng” ERG Group INC có địa chỉ tại quần đảo Virgin thuộc Anh; mục đích kinh doanh là thu hút và quản lý quỹ đầu tư, lợi nhuận bằng cách sử dụng sự biến động của tiền điện tử và tăng số lượng người dùng; được quảng cáo sẽ mang về lãi suất, lợi nhuận rất lớn là 180%/năm.

2. Phương thức đầu tư vào ứng dụng ERG

Nhà đầu tư sẽ tham gia vào một trong 13 gói đầu tư khác nhau, từ 100 USD/gói đến 1 triệu USD/gói; lợi nhuận không phụ thuộc vào gói đầu tư mà phụ thuộc vào thời gian đầu tư (hình thức giống lãi suất gửi ngân hàng, gồm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng), với lãi suất lần lượt từ 6%/tháng đến 15 %/tháng, tương đương 180%/năm.

Để đầu tư các gói này, nhà đầu tư có 2 hình thức chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Tài chính công nghệ ERG là: Chuyển tiền Việt Nam đồng vào tài khoản của người bán (là các thành viên của ERG) để mua “USD ảo” được hiển thị trên tài khoản ERG khởi tạo của mình; hoặc chuyển các loại tiền điện tử như , Ethereum, Bitcoin Cash, Litecoin tích hợp được vào ví ERG để đầu tư.

Ngoài ra, mỗi một gói đầu tư đều có gói hoa hồng giới thiệu (giống mô hình đa cấp). Ví dụ, nếu nhà đầu tư trước mời được khách hàng khác đầu tư gói 50.000 USD vào hệ thống, thì người giới thiệu sẽ được nhận 8% hoa hồng cho F1, 3% cho F2 và 2% cho F3…

Nhà đầu tư tham gia vào Eagle Rock Global như thế nào?

ERG thiết lập 13 gói đầu tư có giá trị từ 100 USD đến 1 triệu USD. Nhà đầu tư có thể tham gia vào bất cứ gói nào, phụ thuộc vào túi tiền của mỗi người,

Để mua các gói đầu tư của Eagle Rock Global, nhà đầu tư có thể nạp các loại tiền điện tử như BTC, ETH, BCH, LTC… vào các ví được tích hợp sẵn trên ứng dụng khi nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản tại ERG. Hoặc là chuyển tiền vào tài khoản của ERG thông qua đội ngũ IB của công ty này.

Nhà đầu tư sẽ được theo dõi tài khoản của mình trên website của ERG tại khu vực cá nhân hoặc trên ứng dụng di động do ERG cung cấp.

3. Bịa đặt VTV nhận 47 tỷ đồng để trấn an dư luận, ERG tiếp tục sử dụng chiêu trò lôi kéo nhà đầu tư

Dù đã bị Đài truyền hình Việt Nam VTV chỉ ra nhiều dấu hiệu lừa đảo, nhưng hiện nay Tập đoàn tự xưng ERG (Eagle Rock Global) vẫn đang ra sức lôi kéo, mời chào các nhà đầu tư mới tại nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa.

Ứng dụng ERG, một ứng dụng hứa hẹn trả lãi suất cao 180%/năm của Tập đoàn tự xưng ERG, đã dừng việc rút tiền. Những người đã trót đầu tư tiền triệu, tiền tỷ vào đây giờ đứng trước nguy cơ trắng tay.

Sau khi loạt bài phóng sự điều tra của VTV phát sóng, để trấn an dư luận, các nhà đầu tư tuyến trên của ERG đã tuyên truyền, bịa đặt VTV nhận 47 tỷ đồng của các sân sàn khác để đưa tin nói xấu ERG.

“Để tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư sau, họ tung tin có những cá nhân, tổ chức sân sàn khác ganh tị với ERG, thấy ERG phát triển quá đã bỏ 47 tỷ thuê VTV1 tung tin nói xấu ERG. Họ lấy thông tin đó để tuyển thêm những người mới, đánh lừa họ. Những người chơi mới không có kiến thức, họ vẫn tin là VTV bị thuê để tung tin nói xấu ERG, thành ra họ vẫn tin và họ đầu tư vào” – một nhà đầu tư của Tập đoàn tự xưng ERG cho hay.

Ứng dụng ERG ngừng việc rút tiền, nhưng ERG vẫn đi khắp nơi, vào tận các khu công nghiệp để lôi kéo thêm các nhà đầu tư mới. ERG sử dụng chiêu trò khác để kéo thêm nhà đầu tư, thay vì đầu tư vào tiền ảo ERG, các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu ERG, mỗi ngày sẽ được chia cổ tức 2 lần.

Đối với những nhà đầu tư đã nhận ra dấu hiệu lừa đảo của ERG, họ cho biết muốn lên tiếng tố cáo nhưng lại bị ERG dọa nạt, thậm chí bị chặn, xóa tài khoản ra khỏi các nhóm của ERG.

“Nhóm ERG này có hơn 12.000 thành viên. Cứ bất kỳ ai không rút được tiền mà lên hỏi tiêu cực thì họ block ra liền. Cứ như vậy họ cô lập hết những người đó. Đến nay, nhóm này chỉ còn hơn 4.000 thành viên. Những người đi ngược lại họ, họ cô lập và loại ra khỏi cuộc chơi” – một nhà đầu tư của Tập đoàn tự xưng ERG khác chia sẻ.

“Chính quyền xã cho mượn văn phòng trụ sở Ủy ban của xã để tổ chức các sự kiện của ERG. Vì vậy, khi thấy sự kiện được tổ chức tại chính quyền xã, người dân nghĩ rằng sự kiện đó được hợp pháp nên có lòng tin hơn vào ERG” – nhà đầu tư của Tập đoàn tự xưng ERG bày tỏ.

Dù có dấu hiệu lừa đảo, nhưng từ những chiêu trò trên, 6 tháng đầu năm nay, Tập đoàn tự xưng ERG vẫn tiếp tục lôi kéo được thêm những nhà đầu tư mới. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư đã trên 70, 80 tuổi vẫn dốc tiền vào ERG, mà không hề biết rằng một ngày không xa, số tiền đầu tư của mình sẽ đi mà khó có ngày quay trở lại.

6. Sự thật về tập đoàn ERG – chỉ đơn giản là mô hình Ponzi đa cấp lừa đảo

Cuối năm 2019, phóng viên của báo VTV đã phát sóng loạt bài phóng sự điều tra về những bất thường của Eagle Rock Global. Cụ thể, Tập đoàn tự xưng này đã huy động vốn với lãi suất 180%/năm, trả lãi theo ngày. Ham lãi suất cao, đã có hàng chục nghìn người dân ở khắp cả nước vội vàng bỏ tiền triệu, tiền tỷ vào đầu tư.

Ngoài lãi khủng được nhận theo ngày, các nhà đầu tư còn được hưởng hoa hồng ở mức khó tin khi giới thiệu được nhà đầu tư mới. Tất cả tiền lãi và tiền hoa hồng đều chỉ được trả bằng tiền ảo. Sau khi xuống tiền nhà đầu tư không nhận lại được bất kỳ biên lai hay giấy chứng nhận nào.

Tuy vậy đến nay, ứng dụng ERG này đã dừng việc rút tiền, nhiều nhà đầu tư đang đứng trước nguy cơ mất tiền, lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn.

Các chuyên gia kinh tế cũng lên tiếng cảnh báo, khi ứng dụng ERG sập, nhà đầu tư sẽ mất trắng tiền, vì thông tin địa chỉ hay chủ sở hữu công ty đều không có. Ngay sau đó, Bộ Công an cũng lên tiếng cảnh báo rủi ro khi đầu tư vào Tập đoàn tự xưng ERG.

Qua công tác kiểm tra, Bộ Công an cho hay công ty này không được cơ quan nào của Anh cấp phép. Các trang web hoạt động kinh doanh của Tập đoàn ERG không đăng ký hoạt động tại Việt Nam, ứng dụng ERG do một công ty nước ngoài cung cấp.

Bộ Công an cảnh báo, hình thức hoạt động của Tập đoàn ERG thực chất là mô hình vay của người sau trả cho người trước (Ponzi), giống như mô hình đa cấp. Mô hình này sẽ sụp đổ khi số tiền của nhà đầu tư mới không đủ trả lãi cho các nhà đầu tư trước.

7. ERG sập! nhà đầu tư nguy cơ mất trắng tiền

Lời cảnh báo trên đã đúng, khi nửa năm nay, hầu hết các nhà đầu tư đều không thể rút được tiền lãi hoặc tiền gốc ra do ứng dụng ERG dừng việc rút tiền, nguy cơ mất trắng tiền đã hiện hữu.

“Sau loạt phóng sự của VTV lên sóng, các nhà đầu tư mới đã thận trọng, dè chừng hơn trong việc xuống tiền đầu tư. Vào cuối năm 2019, Tập đoàn tự xưng ERG đã bắt đầu không cho rút tiền. Sau đó, họ cứ hứa hẹn là đến tháng 1, tháng 2 sẽ rút được tiền. Gần đây nhất là 9/6, họ hứa sẽ cho rút tiền. Nhưng lần nào tôi rút thử, đặt lệnh nhỏ nhất chỉ 20 đến 30 USD, chẳng có lệnh nào rút được hết. Lời hứa rút tiền của ERG là lừa đảo, không có 1 đồng tiền nào về ví.”, một nhà đầu tư của ERG tại TP. Hồ Chí Minh cho hay.

thptchilinh.edu.vn

Một nhà đầu tư khác tại tỉnh Đồng Nai cho hay do ham lãi suất cao nên anh đã vay lãi ngoài và 1 số ngân hàng vài trăm triệu đồng để đầu tư vào ERG. Khi ứng dụng ERG không cho rút tiền, hàng tháng anh vẫn phải trả lãi vay. Tháng nào không trả được bị thúc giục đòi nợ ráo riết. Tiền lương đi làm không đủ trả lãi, khiến anh lâm vào cảnh đường cùng.

“Con ở nhà không có sữa uống, lãi thì không trả được, giờ ngoài việc bán gan để trả nợ, tôi không còn cách nào nữa rồi.” nhà đầu tư rầu rĩ chia sẻ.

Cơn lốc làm giàu từ ERG còn lan rộng tới cả các Khu công nghiệp, đến với những người công nhân thu nhập thấp. Một nhà đầu tư của ERG cũng là công nhân của khu công nghiệp Nhơn Trạch- Đồng Nai cho biết vì lương thấp nên cũng muốn có cơ hội làm giàu với ERG. Vì không có tiền, chị đã đi vay lãi ngoài 10%/tháng để đầu tư.

Vì nghĩ mức lãi khủng 15%/tháng của ERG trả, trừ đi 10%/tháng đi vay, chị vẫn có lãi 5%/tháng. Việc vay lãi ngoài chị cũng giấu chồng và gia đình đầu tư. “Giờ đây, tiền từ ERG không rút được, không có tiền để trả lãi vay ngoài, tôi sợ khi tôi nói ra thì sẽ bị ly hôn”, nhà đầu tư đau lòng nói.

Với ước mong làm triệu phú USD, hàng chục nghìn người đã nhanh chóng xuống tiền, thậm chí đi vay ngân hàng, vay lãi cao, giấu gia đình để đầu tư vào ERG. Trên các trang mạng của ERG vào thời điểm cuối năm 2019 đã liên tục cập nhật các mức đầu tư khủng lên tới hàng trăm triệu, thậm chí, có trường hợp tới hơn 5 tỷ đồng.

Trèo cao, ngã đâu, lãi suất cao đồng nghĩa với rủi ro lớn. Giờ đây, trên các nhóm của ERG, các nhà đầu tư tranh nhau bán tháo tiền ảo ERG nhưng không ai mua, tiền gốc không rút được. Lãi ngân hàng cũng không trả được, gia đình lâm vào cảnh lục đục, ly tán.

“Gần nhà tôi có người còn phải tự tử vì cắm cả sổ đỏ ngân hàng, vay mượn tiền tỷ để đầu tư vào ERG. Cũng may tôi chỉ đầu tư có hơn 100 triệu đồng, vẫn chưa bị lâm vào cảnh đường cùng.” Một nhà đầu tư khác của ERG cho biết.

Lời kết

Qua bài viết này, rõ ràng bạn đọc có thể thấy Eagle Rock Global (ERG) là một trò lừa đảo theo mô hình ponzi, lấy tiền của người sau để trả lãi cho người đến trước, chứ không hề có bất cứ hình thức kinh doanh chính thống nào đứng sau để có thể trả lãi cao tới 180%/năm cho các nhà đầu tư. Hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều dự án tương tự đang nổi lên để lừa tiền của người dùng, đặt biệt là những người, chưa có kiến thức về lĩnh vực tiền điện tử.

Một lần nữa, kienthuctrade.net xin gửi lời khuyên chân tình tới bạn đọc, lĩnh vực tiền điện tử không phải mới trên thế giới, nhưng nó còn rất mới lạ với người dân Việt Nam, mặc dù có tiềm năng đầu tư kiếm lời lớn, nhưng nó cũng ẩn chưa nhiều hình thức lừa đảo, chính vì thế, hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức, ít nhất là cơ bản, để phân biệt được những dự án đa cấp, lừa đảo.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here