Home Đầu tư Coin Fantom (FTM) là gì? Tạo ví và Mua bán đồng tiền Fantom (FTM) Coin ở đâu? Có nên đầu tư Fantom (FTM) coin không?

Fantom (FTM) là gì? Tạo ví và Mua bán đồng tiền Fantom (FTM) Coin ở đâu? Có nên đầu tư Fantom (FTM) coin không?

0
Fantom (FTM) là gì? Tạo ví và Mua bán đồng tiền Fantom (FTM) Coin ở đâu? Có nên đầu tư Fantom (FTM) coin không?

Fantom (FTM) – một dự án tiền điên tử khá thành công với đợt mở bán ICO của mình vào cuối tháng 6 năm 2018, FTM coin hứa hẹn khắc phục khả năng mở rộng của các blockchain hiện hành và đây cũng là dự án rất được mong đợi trong năm nay.

Bài viết hôm nay kienthuctrade.net sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem Fantom là gì? Nó có điểm gì đặc biệt? Tạo ví lưu trữ và Mua bán đồng tiền FTM coin ở đâu? Sàn giao dịch nào uy tín, an toàn? Có nên đầu tư vào Fantom coin không nhé.

1. Fantom (FTM) là gì?

Fantom (mã token: FTM) là một giao thức Blockchain được phát triển dựa trên nền tảng Directed Acrylic Graph (DAG) đầu tiên trên thế giới. Fantom cho phép các giao dịch thực hiện tức thì và cung cấp khả năng mở rộng không giới hạn với chi phí gần như bằng không.

Nhờ tận dụng công nghệ mới gọi là giao thức Lachesis, Fantom hứa hẹn mang đến tốc độ giao dịch 300.000 giao dịch mỗi giây (TPS). Ngoài ra, Fantom còn giúp các nhà phát triển có cơ hội xây dựng các dApps trên nền tảng của mình.

Fantom đươc xem là một blockchain có hiệu năng cao, mục tiêu của họ là trở thành một trong những nền tảng đầu tiên phá vỡ các cách thanh toán hiện hành và các ngành quản lý chuỗi cung ứng.

Tập trung vào việc giảm chi phí, tăng tính minh bạch và thực hiện hàng trăm nghìn giao dịch mỗi giây, Fantom định hình sản phẩm của mình trong vô số lĩnh vực bao gồm công nghệ thực phẩm, viễn thông, ngân hàng, điện và bất động sản.

2. Vấn đề mà Fantom đặt ra là:

Công nghệ Blockchain hiện tại đang duy trì cơ chế đồng thuận thông qua các nodes mà không cần tới bất kỳ đơn vị quản trị nào.

Tuy nhiên, vấn đề mà các Blockchain (Bitcoin, Ethereum) gặp phải là giải quyết giao dịch trong thời gian thực và vấn đề mở rộng mạng lưới.

Việc này sẽ ngăn chặn khả năng mở rộng việc áp dụng Blockchain trong các lĩnh vực của đời sống.

3. Fantom giải quyết vấn đề trên bằng cách gì?

Fantom đã xây dựng một model nền tảng mới tích hợp công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG) – công nghệ này cũng được một số dự án áp dụng như IOTA, Nano, Byteball, và Hedero Hashgraph.

Đội ngũ phát triển công nghệ DAG này kết hợp với Smart Contract trong các dApp để tạo ra Blockchain mới với một số đặc điểm như: thanh toán gần như ngay lập tức, phí giao dịch thấp (Transaction Fee khoảng $0.01 cho việc chuyển qua lại giữa các ví).

4. Các thành phân chính của nền tảng Fantom

Chuỗi OPERA: Chuỗi OPERA của Fantom xử lý danh sách các sự kiện không đồng bộ mà không có quyền thay đổi / sửa đổi các giao dịch đã xác nhận trước đó.

Trong mô hình blockchain hoàn toàn mới này, một cơ chế đồng thuận mới sẽ được sử dụng, đó là thuật toán đồng thuận Lachesis (nó là một loại đồng thuận của Byzantine Fault Tolerant) nhằm nâng cao tính bảo mật của mạng lưới.

Giao thức Lachesis: Các giao dịch được xác nhận với một DAG để duy trì sự đồng thuận trong mạng FANTOM phi tập trung. Như đã đề cập, thuật toán đồng thuận mới sẽ giúp các khối sự kiện xác nhận khối trước không đồng bộ, mà không cần phải được xác nhận bởi mọi nút trong mạng (giống như blockchain truyền thống). Vì vậy, ngay cả với một tải giao dịch cao, thì mạng lưới vẫn sẽ chạy trơn tru và nhanh chóng.

Story Data: Mỗi giao dịch và chức năng hợp đồng thông minh đều có thể lưu trữ một đoạn dữ liệu để theo dõi thông tin trước đó và quản lý chuỗi cung ứng.

Story Root là giá trị băm cho phép theo dõi lại thông tin của các giao dịch trước đó hoặc dữ liệu có liên quan từ nguồn gốc của nó (hỗ trợ Story Data).

Ngôn ngữ hợp đồng thông minh của Fantom là một ngôn ngữ chức năng giống như SCALA để thực thi các hợp đồng thông minh trên máy ảo Fantom. Đây là một ngôn ngữ lập trình khá mới nhưng vẫn đang trải qua những lời chỉ trích khác nhau về hiệu quả hoạt động thực sự của nó.

5. Fantom (FTM) có gì nổi bật?

Cấu trúc của Fantom (FTM) gồm có: Application Layer, OPERA Ware Layer, OPERA Core Layer.

Chuỗi OPERA

Xử lý các sự kiện không đồng bộ mà các Miner không xử lý.

Tất nhiên các dApp sẽ được hưởng lợi do có chi phí giao dịch thấp và thời gian diễn ra giao dịch gần như ngay lập tức.

Lachesis Protocol

Giao thức Lachesis duy trì sự động thuận trong mạng lưới.

Story Data

Các thông tin đã diễn ra được quản lý độc lập trong Story Data. Các Transaction và Smart Contract được lưu trữ để theo dõi và quản lý trong chuỗi.

Dựa trên các ưu điểm về mặt công nghệ trong Blockchain Fantom của mình. Team dev kỳ vọng có thể áp dụng nó vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống: Smart Cities, Public Utilites, Smart living, Heath care, Education, Traffic Management, Resource Management,  Environmental Sustainability.

6. Đội ngũ phát triển của dự án Fantom

  • Ahn Byung Ik (CEO): Chuyên gia trong LBS / Blockchain & Hệ thống phân phối / Mạng xã hội & Máy tính / Công nghệ di động / O2O của Công nghệ thực phẩm.
  • Làm việc như một kỹ sư nghiên cứu sau khi nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Yonsei. Hiện nay, ông là CEO và người sáng lập của công ty Foodtech O2O Siksin Co., Ltd.
  • Michael Kong (CIO): Ông là một nhà phát triển hợp đồng thông minh, đã tham gia vào không gian blockchain được vài năm.
  • Trước đây, ông đã từng là Giám đốc Công nghệ tại Block8 – một vườn ươm Blockchain được hỗ trợ vốn đầu tư mạo hiểm, nơi ông quản lý tất cả các dự án của doanh nghiệp.
  • Bob Tucker (COO): Bob có hơn 25 năm kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp cho các tổ chức tài chính hàng đầu và các nhà quản lý tài sản, bao gồm Barclays Capital, Bank Austria Creditanstalt, Man Investments và ANZ Bank. Ngoài ra, Bob là Giám đốc quản lý kinh doanh cho thị trường toàn cầu và bộ phận cho vay thể chế của Ngân hàng ANZ.

Ngoài ra, còn khá nhiều thành viên nổi bật khác trong nhóm phát triển của dự án Fantom mà bạn có thể xem trên website chính thức bên dưới.

7. Tỷ giá của đồng tiền ảo Fantom coin hiện tại

Tại thời điểm mình viết bài này (28/05/2019), giá 1 FTM = $0,020013 USD với tổng vốn hoá thị trường là $36.296.014 USD và xếp hạng 144 trên CMC. Đồng tiền kỹ thuật số FTM hiện đang có 1.813.658.595 FTM coin lưu hành trên thị trường, tổng cung là 1.987.133.655 FTM. Bạn có thể xem Tỷ giá Fantom coin được chúng tôi cập nhật theo thời gian thực 24/7 để nắm được biến động giá của đồng tiền ảo này nhé.

8. Tạo ví lưu trữ đồng FTM coin ở đâu an toàn nhất?

Đồng tiền điện tử Fantom là một Token phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20, vì thế bạn có thể tạo ví Fantom coin và lưu trữ chúng trên các ví ETH có hỗ trợ token ERC20. Một số ví ERC20 phổ biến nhất hiện nay như ImTokenTrustMEWMetamaskTrezorLedger Nano S,..

Trong đó, ImToken là ví trên điện thoại uy tín và an toàn nhất, Trust Wallet cũng là một lựa chọn tốt, MEW là ví web thì phổ biến nhưng không an toàn. Ví lạnh Trezor và Ledger thì lại cực an toàn nhưng sẽ tốn phí để mua.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên mua bán FTM coin thì có thể trữ luôn trên ví của các sàn giao dịch để tiện cho việc mua bán, không phải chuyển đi chuyển lại, nhưng tất nhiên là mức độ an toàn của ví sàn sẽ không bằng ví riêng mình kể trên.

  • Lưu ý: Fantom dự kiến vào quý III năm 2019 sẽ triển khai mainnet, nếu thành công thì dự án sẽ có nền tảng ví riêng, khi đó nếu bạn đang trữ Token FTM trên ví ERC-20 của Ethereum thì phải thực hiện hoán đổi token và trữ FTM trên ví riêng của Fantom.

phamkha.edu.vn

9. Mua bán FTM coin ở đâu an toàn? Sàn giao dịch nào uy tín?

Đồng tiền ảo FTM là môt đồng coin khá phổ biến, vì thế nó được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch. Và tất nhiên trong tương lai gần sẽ có thêm các sàn khác hỗ trợ FTM. Bạn có thể lựa chọn một trong số các sàn dưới đây để mua bán FTM coin, nên chọn những sàn có volume lớn để có tính thanh khoản cao hơn. Dưới đây mình sẽ liệt kê đầy đủ sàn đang có FTM coin:

KuCoin BitMax DigiFinex Hotbit
BKEX IDEX Bibox Bilaxy
Coinall DDEX Switcheo Network

Trong đó, sàn Kucoin và BitMax là hai sàn sở hữu khối lượng giao dịch của đồng Fantom coin lớn nhất, tiếp sau đó là DigiFinex và HotBit, nếu bạn đang muốn mua đồng FTM thì có thể sử dụng một trong số các sàn có volume lớn nhất này.

10. Nhận định chung về khả năng của Fantom

Với những gì mà Fantom Foundation thể hiện trong thời loạn lạc của ICO thì mình nghĩ đó cũng là một thành công nhất định rồi. Chẳng qua do anh hùng sinh ra không hợp thời mà thôi.

Nếu như Fantom chỉ cần ra đời trước đó vài tháng thôi thì mình tin chắc tại thời điểm hiện tại nó đang ngồi trong top 50 đồng coin tốt nhất rồi.Đội ngũ phát triển nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain cũng là một trong những cái mà chúng ta có thể tin vào sức mạnh của đồng coin này trong tương lai.

  • CEO Ahn Byung Ik: Tiến sĩ Ahn là Giám đốc điều hành của Fantom Foundation. Ông có bằng tiến sĩ về khoa học máy tính từ Đại học Yonsei và đã được trao giải thưởng Tổng thống cho doanh nghiệp CNTT thành công của mình. Ahn là một nhà văn đóng góp tại Tạp chí Fortune, và đã được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông kinh doanh lớn của Hàn Quốc. Năm 2010, Tiến sĩ Ahn đã thành lập một nền tảng công nghệ thực phẩm thành công SikSin, từ đó đã có được hơn 3,5 triệu lượt tải xuống và 22 triệu lượt xem trang hàng tháng. Ông là chủ tịch của Hiệp hội FoodTech Hàn Quốc bao gồm 90 công ty là thành viên.
  • CIO Michael Kong: Michael Kong là một nhà phát triển hợp đồng thông minh, người đã tham gia vào không gian blockchain trong vài năm. Trước đây, ông đã từng làm Giám đốc Công nghệ tại Block8, một vườn ươm Blockchain được hỗ trợ vốn đầu tư mạo hiểm, nơi ông quản lý tất cả các dự án kinh doanh trên cạn. Ông đã nghiên cứu Tài chính và Công nghệ thông tin tại Đại học Sydney và xây dựng một trong những công cụ dịch ngược Ethereum đầu tiên và phát hiện lỗ hổng hợp đồng thông minh.
  • Các lập trình viên và chức vụ khác bao gồm: Quan Nguyen, David Frauden, và rất nhiều thành viên kỳ cựu khác về Blockchain

10. Mua Fantom ở đâu ?

Các bạn có thể xem danh sách sàn hỗ trợ mua và thông tin giá Fantom  nhưng để tiện sử dụng cho việc hodl coin và trade coin về sau thì mình khuyên các bạn nên sử dụng Sàn Binance.

Ngoài ra bạn cũng nên tra cứu tỷ giá coin của hơn 5000 đồng coin khác để so sanh và đưa ra quyết định cho riêng mình.

11. Tương lai của đồng Fantom (FTM)

Là một Utility Token bên trong một Blockchain Platform, nhu cầu sở hữu FTM Token gắn liền vào sự phát triển của mạng lưới Blockchain đó.

Trong tương lai, tới Q3 2019, dự án sẽ chính thức Mainnet và cho stake đồng FTM. Cùng với việc mở rộng mạng lưới, lúc đó nhu cầu sử dụng FTM Token cũng sẽ tăng theo.

12. Có nên đầu tư đồng tiền Fantom coin không?

Phần này mình luôn đưa ra những đánh giá chủ quan của cá nhân mình, bạn có thể tham khảo và tự đưa ra quyết định có nên đầu tư Fantom coin hay không, chứ không nên xem đây như là một lời khuyên đầu tư nhé.

13. Tìm hiểu thêm thông tin về đồng coin FTM

  • Website chính thức: https://fantom.foundation/
  • Whitepaper: https://www.fantom.foundation/data/FANTOM/Whitepaper.pdf
  • Check giao dịch: https://etherscan.io/
  • Telegram: https://t.me/Fantom_English
  • Twitter: https://twitter.com/FantomFDN
  • Facebook: https://www.facebook.com/Fantom.Foundation.English/
  • Blog: https://medium.com/fantomfoundation
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCHON5FzG4iqFjx8f1pbZC_g
  • Reddit: https://www.reddit.com/r/FantomFoundation/
  • Mã nguồn: https://github.com/Fantom-Foundation

Lời kết

Ok. Như vậy là mình đã chia sẻ xong toàn bộ những thông tin về đồng tiền kỹ thuật số Fantom coin rồi, hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn, để từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Nếu bạn cảm thấy bài viết “Fantom là gì? Tạo ví và Mua bán đồng tiền FTM Coin ở đâu? Có nên đầu tư Fantom coin không?” bổ ích thì đừng quên LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Để lại bình luận phía dưới nếu bạn cần mình hỗ trợ bất cứ vấn đề gì.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here