Home Chứng khoán Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu là gì? Cách tính giá trần, giá sàn và giá tham chiếu như thế nào?

Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu là gì? Cách tính giá trần, giá sàn và giá tham chiếu như thế nào?

0
Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu là gì? Cách tính giá trần, giá sàn và giá tham chiếu như thế nào?

Kỹ năng đọc – hiểu Bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng mà bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải học. Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến giao dịch của cổ phiếu trên thị trường, đây là những thông tin không thể thiếu khi bạn ra quyết định đầu tư.

Trong đó bảng giá đó, có 3 chỉ số giá quan trọng là giá tham chiếu, giá trần và giá sàn. Trong bài viết này Kienthuctrade.net sẽ giải thích cho bạn hiểu 3 loại giá đó là gì và sự khác biệt của chúng nhé.

1. Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu (tiếng Anh: Reference price) trong chứng khoán là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.

Xem thêm: Sàn Exness là gì? Sàn giao dịch Forex Exness, Sàn Giao Dịch Uy Tín Và An Toàn Nhất, Lựa chọn cho nhà đầu tư chuyên nghiệp

Công thức tính như sau:

HOSE HNX UPCOM
Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).

 

 

Hiện nay, trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, người đầu tư đã nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu.

Điều này đúng ở trường hợp ở những phiên giao dịch mà người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền; Hoặc không được nhận thưởng bằng tiền; hay ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu.

Để từ đó giúp tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng những phần phát thưởng bằng cổ phiếu; hay ngày giao dịch không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên.

Trong đó, ngày giao dịch không hưởng cổ tức (ex-dividend date) là ngày mà nếu cổ phiếu được giao dịch (mua/bán) vào ngày đó thì người mua (người sở hữu) sẽ không được hưởng cổ tức.

Từ đó, cổ tức sẽ được trả cho người có tên trong danh sách hưởng cổ tức sở hữu cổ phiếu đó được lập vào ngày đăng kí (record date) cuối cùng.

Hiện nay, giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

Giá tham chiếu được xác định dựa vào yếu tố nào?

Hiện nay, giá tham chiếu được xác định dựa trên từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào quy định của thị trường. Trong đó, theo QĐ 42-2000/QĐ UBCK1 thì giá tham chiếu sẽ được tính cụ thể như sau:

– Thứ nhất, giá giao dịch ngày trước đó là giá tham chiếu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu đang giao dịch.

– Thứ hai, trong ngày giao dịch đầu tiên với chứng khoán mới niêm yết, trung tâm giao dịch nhận lệnh giao dịch sẽ không giới hạn biên độ dao động giá. Đồng thời, giá tham chiếu sẽ được trung tâm lấy từ giá đóng cửa của ngày giao dịch. Trong đó, biên độ dao động giá sẽ được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.

– Thứ ba, giá tham chiếu của trường hợp chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, diện không bị kiểm soát, chứng khoán ngừng giao dịch trên 30 ngày thì xác định giống chứng khoán mới niêm yết.

– Thứ tư, giá tham chiếu đối với các giao dịch chứng khoán không được hưởng các quyền kèm theo sẽ được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa ngày giao dịch gần nhất. Đồng thời, giá sẽ được điều chỉnh theo giá trị của các quyền kèm theo.

– Thứ năm, giá tham chiếu với trường hợp tách gộp cổ phiếu sẽ được xác định theo nguyên tắc lấy giá giao dịch trước ngày tách gộp. Sau đó, giá sẽ điều chỉnh theo tỷ lệ tách gộp cổ phiếu.

Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc giá tham chiếu là gì. Đồng thời, quá đó hiểu rõ về cách tính giá tham chiếu và các yếu tố xác định.

2. Giá trần là gì?

Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Công thức tính:

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)

3. Giá sàn là gì?

Giá sàn là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Công thức tính:

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Trong đó biên độ dao động của các sàn được quy định như sau:

HOSE HNX UPCOM
Cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ đống, Chứng chỉ quỹ ETF 7% 10% 15%
Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên và cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại 20% 30% 40%
Trái phiếu Không quy định Không quy định Không quy định
Đối với trường hợp trả cổ tức/ thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu trong ngày giao dịch không hưởng quyền Không quy định 30% Không quy định

Ví dụ: Trên sàn HNX mã chứng khoán A có giá tham chiếu là 23.0 (23.000đ/cổ phiếu).

  • Giá trần = 23.0 + (10% * 23.0) = 25.3
  • Giá sàn = 23.0 – (10% * 23.0) = 20.7

Như vậy chúng ta chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 20.700 – 25.300 đồng/cổ phiếu.

4. Cách đọc giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

Trên bảng giá của HOSE và HNX quy định như sau:

  • Giá tham chiếu là màu vàng
  • Giá trần là màu tím
  • Giá sàn là màu xanh da trời

Còn mức tăng và giảm là màu xanh lá cây và màu đỏ.

Đây là ví dụ của Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh:

Còn đây là của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội:

Ngoài ra có công ty chứng khoán còn quy định mức độ tăng và giảm dựa trên sắc độ xanh hoặc đỏ. Cổ phiếu tăng giá càng mạnh thì màu xanh càng đậm. Cổ phiếu càng giảm giá thì màu đỏ càng đậm và ngược lại. Giá trần sẽ được thêm ký hiệu CE (celling), giá sàn được thêm ký hiệu FL (floor).

Thông qua bài viết, chúng tôi đã phân tích chi tiết về giá tham chiếu, giá trần và giá sàn cũng như giải thích cho bạn hiểu về sự khác biệt của chúng. Hi vọng thông tin trên cung cấp dễ hiểu đối với các bạn mới bước chân vào thị trường chứng khoán. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

canhodecapella.edu.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here