Home Đầu tư Coin High Frequency Trading (HFT) là gì? Lợi ích của hình thức giao dịch HFT, HFT phù hợp với những ai?

High Frequency Trading (HFT) là gì? Lợi ích của hình thức giao dịch HFT, HFT phù hợp với những ai?

0
High Frequency Trading (HFT) là gì? Lợi ích của hình thức giao dịch HFT, HFT phù hợp với những ai?

Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính vào cuối thế kỉ XX, quá trình giao dịch trên thị trường tài chính đã thay đổi đáng kể với tỷ lệ điện tử hóa, tự động hóa ngày càng cao.

Trong đó, giao dịch tần suất cao (giao dịch HFT – High Frequency Trading) là một trong những loại giao dịch tự động đã tăng trưởng rất nhanh và phát triển như một xu hướng mới của nền tài chính hiện đại.

Trong bài viết này, Kienthuctrade.net sẽ cùng các bạn tìm hiểu High Frequency Trading (HFT) là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp này và những lưu ý quan trọng khi giao dịch HFT nhé!

1. High Frequency Trading là gì?

High Frequency Trading (HFT) nghĩa là giao dịch tần suất cao, được hiểu là một hình thức giao dịch (trade) trên quy mô lớn nhưng chỉ trong thời gian vô cùng ngắn (khoảng một phần nghìn giây) nhờ sử dụng những chương trình máy tính chuyên dụng.

Để làm được điều đó, các chương trình máy tính đã phải sử dụng những thuật toán vô cùng phức tạp để phân tích nhiều vấn đề liên quan.

Trong phương thức giao dịch này, những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, có nhiều kiến thức, thao tác nhanh và thông thạo công nghệ sẽ chiếm ưu thế hơn. 

2. Sự phát triển của HFT

Giao dịch HFT được áp dụng sớm nhất vào năm 1999 tại Mỹ sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán của Mỹ (SEC – The United America Securities and Exchange) công nhận và cho phép áp dụng giao dịch điện tử năm 1998 (khi hệ thống Mạng kết nối điện tử ECN – Electronic Communication Network ra đời).

Quá trình phát triển của giao dịch HFT trên thế giới có thể được chia làm 2 giai đoạn:

(i) Giai đoạn trước sự kiện “Vụ đổ vỡ chớp nhoáng” (hay còn gọi là Flash Crash) năm 2010 tại Mỹ: Giao dịch HFT được ủng hộ và phát triển mạnh mẽ trên cả hai phía của Đại Tây Dương.

Tại Mỹ, giao dịch HFT bắt đầu sớm nhất, năm 2005 đã đạt 20% giao dịch cổ phiếu toàn thị trường, tăng lên mức đỉnh điểm là 60% năm 2009.

Tại châu Âu, tỷ trọng giao dịch HFT so với giao dịch cổ phiếu toàn thị trường từ con số 0% năm 2005 lên khoảng 40% năm 2010.

Trong giai đoạn này, các quy định quản lý đối với giao dịch HFT rất lỏng lẻo, các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính tự do cạnh tranh trong việc sử dụng các giao dịch HFT trong hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ của mình.

(ii) Giai đoạn kể từ sau sự kiện Flash Crash: các giao dịch HFT có phần chững lại và bắt đầu giảm dần. Đến năm 2014, tỷ trọng giao dịch HFT giảm xuống còn 35% tại châu Âu và 50% tại Mỹ.

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, giao dịch HFT phát triển sau, trong khoảng 10 – 15 năm gần đây với tỷ trọng khiêm tốn chỉ đạt khoảng 12% tổng giá trị giao dịch cổ phiếu, ngoại trừ Nhật Bản và Úc.

Thị trường chứng khoán (TTCK) khu vực này tương đối phân tán hơn so với Mỹ và châu Âu. Việc ứng dụng giao dịch HFT giữa các thị trường cũng có khoảng cách tương đối lớn. Một số nguyên nhân được giải thích cho việc giảm tỷ trọng giao dịch HFT bao gồm:

  • Hệ thống chính sách có xu hướng thận trọng và hạn chế dần với các giao dịch HFT.
  • Lợi nhuận thu được từ giao dịch HFT giảm do chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho HFT cao hơn và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thành viên tham gia thị trường.
  • Ngày càng có nhiều hệ thống giao dịch khớp lệnh trực tiếp giữa người mua và người bán với nhau mà không cần khớp lệnh qua sở giao dịch chứng khoán.

Sự phát triển của giao dịch HFT lại gắn với sự kiện Flash Crash bởi trước và sau sự kiện này, quan điểm và chính sách quản lý đối với giao dịch HFT đã có những thay đổi đáng kể, từ đó tác động đến sự phát triển của giao dịch HFT tại các nước lớn cũng như trên toàn thế giới. Vậy điều gì đã xảy ra trong sự kiện Flash Crash này?

Vào ngày 06/5/2010 trên TTCK Mỹ trong khoảng thời gian rất ngắn đã diễn ra sự sụt giảm nghiêm trọng, đột ngột của hầu hết các các chỉ số chính trên TTCK Mỹ (như chỉ số Dow Jones, S&P 500, Nasdaq Composite).

Chỉ số Dow Jones đã giảm 998,5 điểm cơ sở trong ngày (tương đương với 9,2%), là mức giảm kỷ lục tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, thị trường ngay sau đó đã hồi phục một cách “kỳ diệu” (trong vòng 20 phút) khiến nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý (CQQL) hết sức bất ngờ.

Trong một báo cáo chung được công bố vào tháng 9/20102, SEC và Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) đã “đổ lỗi” cho một giao dịch thuật toán trị giá 4,1 tỷ USD được thực hiện bởi một quỹ tương hỗ có tên là Waddell & Reed Financial Inc có trụ sở tại Kansas khi thực hiện bán 75.000 hợp đồng E-Mini S&P500.

Lệnh bán này được kích hoạt theo thuật toán giao dịch khi biến động trên thị trường đạt những tiêu chí nhất định. Các công ty giao dịch HFT đã mua những hợp đồng này và ngay lập tức bán ngay trên thị trường, chỉ giữ vị thế trong một khoảng thời gian ngắn.

Báo cáo đã công bố áp lực bán của các công ty giao dịch HFT cũng như những đối tượng khác đã khiến giá của hợp đồng phái sinh E-Mini S&P giảm 3% chỉ trong vòng 4 phút.

Trong thời gian này, những nhà đầu cơ chuyên tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá giữa các thị trường khác nhau cũng thực hiện mua E-Mini S&P 500 đồng thời bán khối lượng tương ứng trên thị trường cổ phiếu, dẫn đến giá của các chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng chỉ số này cũng giảm tương ứng là 3%.

Chỉ trong 14 giây cuối trước khi thị trường phục hồi, giao dịch của các công ty HFT chiếm tỷ trọng 49% tổng khối lượng giao dịch.

Ngoài ra, vào tháng 4/2015, chính quyền Mỹ đã chính thức buộc tội một giao dịch viên có tên là Navinder Singh Sarao quốc tịch Anh vì đã sử dụng một thuật toán để bán ra hàng nghìn hợp đồng tương lai (HĐTL) E-mini S&P500 với tổng giá trị lên tới 200 triệu USD (chiếm 20% – 29% tổng giá trị các lệnh bán ra trong lúc đó) nhằm mục tiêu đẩy giá xuống, sau đó đã hủy bỏ lệnh bán để mua vào với giá thấp hơn thị trường.

Báo cáo điều tra cho thấy, trong ngày xảy ra Flash Crash, Sarao đã kiếm được gần 9 triệu USD từ việc giao dịch HĐTL E-Mini S&P500.

Sau sự kiện trên, Hội nghị Thượng đỉnh các nước G20 tại Seoul (Hàn Quốc) đã kêu gọi các nhà quản lý cấp quốc gia và khu vực “cần giảm thiểu rủi ro gây ra cho hệ thống tài chính bởi sự phát triển của hệ thống công nghệ tiên tiến nhất” và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO – International Organization of Securities Commissions) cũng đã công bố Báo cáo các khuyến nghị về cách thức kiểm soát các rủi ro mới, bao gồm kiểm tra trước và giám sát thời gian thực của các giao dịch thuật toán.

3. Lợi ích của hình thức giao dịch HFT

HFT được đánh giá cao bởi tính thanh khoản ưu việt. Vì vậy, các tổ chức hay doanh nghiệp lớn thường sử dụng nó như một phương thức để làm tăng giá trị thanh khoản cho thị trường.

Sở dĩ như vậy bởi HFT tận dụng tối đa sức mạnh của thuật toán trên các phần mềm để thực hiện nhanh nhất giao dịch và thu lợi nhuận. Ngoài ra, giao dịch tần suất cao còn mang lại cho thị trường những lợi ích sau:

  • Giúp ổn định thị trường khi cần thiết, bảo vệ thị trường tránh khỏi những biến động lớn.
  • Giúp nhà đầu tư tránh khỏi những thiệt hại lớn.
  • Tận dụng tối đa được sự chênh lệch giá và thu lời.

4. Hạn chế của hình thức giao dịch HFT

Bên cạnh những lợi ích thiết thực, giao dịch tần suất cao cũng tồn tại một số hạn chế sau:

  • Do số lượng giao dịch lớn và tốc độ nhanh nên có thể gây ra những tác động lớn đến thị trường.
  • Do sử dụng các chương trình máy tính với các thuật toán phức tạp nên không còn có sự tham gia của bên môi giới.
  • Các doanh nghiệp có thể tạo tài khoản ảo để thu lợi và hạn chế các giao dịch thực sự.

5. HFT phù hợp với những ai?

Bản chất của giao dịch tần suất cao là phụ thuộc vào việc sử dụng các thuật toán phức tạp của những phần mềm chuyên biệt. Vì vậy, phương thức trade này chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có kiến thức về mặt công nghệ và kỹ thuật. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc về tài chính thì mới có cơ hội thu lời nhiều hơn.

6. Nhưng lưu ý quan trọng khi giao dịch HFT

Biết cách thu thập và xử lý thông tin sẽ mang lại hiệu quả

Đây hiển nhiên là vấn đề không cần phải băn khoăn bởi khi nhà đầu tư biết cách thu thập và xử lý thông tin thì sẽ có nhiều cơ hội kiếm lời cũng như hạn chế các rủi ro không đáng có.

Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp lớn đã sử dụng phương thức giao dịch tần suất cao để tạo lập thị trường theo mong muốn của họ. Các giao dịch này được thực hiện với số lượng lớn và tốc độ nhanh. Do đó, nhà đầu tư nếu biết bắt kịp thông tin và đưa ra quyết định nhanh thì cơ hội kiếm lời sẽ rất lớn.

Tốc độ quyết định thành công

Thật không quá khi khẳng định rằng tốc độ chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của giao dịch tần suất cao. Sở dĩ như vậy bởi các giao dịch tần suất cao thường thực hiện với số lượng lớn và trong một tích tắc thời gian.

Vì vậy, cho dù chỉ có sự chênh lệch giá nhỏ nhưng với số lượng giao dịch lớn cũng giúp nhà đầu tư thu về khoản lời lớn. Trong một vài trường hợp, nếu bạn đưa ra quyết định chỉ chậm một giây thôi thì có thể sẽ mất đi cơ hội thu lời.

Tận dụng tối đa sự chênh lệch giá

Trong giao dịch tần suất cao, sự chênh lệch giá có thể chỉ diễn ra trong một phần nhỏ của giây. Vì vậy, các nhà đầu tư cần tận dụng sự phân tích của các thuật toán phức tạp và phần mềm chuyên biệt để đánh giá thị trường, sau đó đưa ra quyết định.

Khi đó, chỉ cần nhà đầu tư tìm thấy cơ hội chênh lệch giá và đặt lệnh với số lượng giao dịch lớn là đã có thể thu được lợi.

Sử dụng hệ thống định tuyến lệnh thông minh (SOR)

Hệ thống định tuyến lệnh thông minh (Smart Order Routing – SOR) giúp cho các đầu tư có khả năng truy cập cùng một lúc vào nhiều nhóm thanh khoản khác nhau. Từ đó, nhà đầu tư phân tích và xác định điểm đặt lệnh tốt nhất.

Bên cạnh đó, SOR có thể dự đoán trước và đưa ra mức giá phù hợp để thực hiện giao dịch thành công. Hơn nữa, SOR còn có khả năng chọn điều kiện tốt nhất để nhập lệnh và giúp nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận.

Cảnh giác với giao dịch giả nhằm điều hướng thị trường

Có một số trường hợp sử dụng các thuật toán của phương thức giao dịch tần suất cao để tạo ra nhu cầu giả của thị trường nhằm điều hướng các nhà đầu tư.

Đơn giản như việc một tổ chức hay nhà đầu tư nào đó tạo một lệnh đặt mua lớn nên đã tác động đến giá của thị trường.

Lúc này, để tận dụng sự thay đổi của thị trường, nhà đầu tư khác lại thực hiện một lệnh mua khác. Tuy nhiên, ngay sau khi các nhà đầu tư ồ ạt thực hiện giao dịch thì lệnh mua trước đó bị hủy bỏ khiến họ không trở tay kịp.

Bên cạnh đó, tình trạng thực hiện các giao dịch với số lượng lớn và liên tục bằng giao dịch tần suất cao cũng gây ra tình trạng tắc nghẽn hệ thống. Hiện tượng này sẽ làm chậm các giao dịch của đối thủ.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong một giây tắc nghẽn đó cũng có thể gây ra thiệt hại lớn cho vô số nhà đầu tư này và mang lại nguồn lợi khổng lồ cho nhiều nhà đầu tư khác.

Kết luận

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về HFT là gì và các ưu nhược điểm của nó. Có thể nói phương thức giao dịch này giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư thu về nguồn lợi khổng lồ từ việc sử dụng các thuật toán phân tích phức tạp và chương trình máy tính chuyên biệt.

Tuy nhiên, sẽ thật khó khăn để ứng dụng nếu bạn là nhà đầu tư chưa có bề dày kinh nghiệm cũng như kiến thức.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !