Home Kiến thức trading Parabolic SAR – PSAR là gì? Cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR trong giao dịch đầy đủ chi tiết

Parabolic SAR – PSAR là gì? Cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR trong giao dịch đầy đủ chi tiết

4
Parabolic SAR – PSAR là gì? Cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR trong giao dịch đầy đủ chi tiết

Parabolic SAR là gì?

Chỉ báo Parabolic SAR là một chỉ báo phân tích kỹ thuật do Welles J. Wilder triển khai. Chỉ báo này được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách năm 1978 của Wilder – “New Concepts in Technical Trading Systems”.

SAR là viết tắt của “Stop and Reverse” – theo dõi sự biến đổi của giá theo thời gian. Trong thực tế, chỉ báo kỹ thuật này được sử dụng như một công cụ xác định xu hướng của giá. Đồng thời, là dấu hiệu giúp trader nhận biết khi xu hướng giá thay đổi.

 Bề ngoài, chỉ báo Parabolic SAR là một dải dấu chấm nằm phía trên hoặc dưới các nến giá trên biểu đồ forex. Nếu các dấu chấm ấy di chuyển về phía dưới nến, thì đó là tín hiệu cho biết giá tăng.

Còn ngược lại, khi dấu chấm di chuyển lên phí trên nến giá thể hiện giá đang có xu hướng giảm. Như vậy, xu hướng sẽ được xác định khi các dấu chấm di chuyển.

Ví dụ về biểu đồ SAR:

Chỉ báo Parabolic SAR có 3 công dụng chính:

  • Xác định vị trí thoát lệnh (chốt lỗ và chốt lời)
  • Xác định xu hướng
  • Xác định điểm vào lệnh

Và như tên gọi của nó, Parabolic SAR có điểm mạnh nhất là giúp bạn thoát khỏi giao dịch sớm khi cảnh báo xu hướng có thể đã kết thúc hơn là mục đích xác định xu hướng và giao dịch trực tiếp.

Trong một xu hướng tăng (thị trường Bullish), các dấu chấm Parabolic SAR nằm phía dưới biểu đồ giá.

Ngược lại, trong một xu hướng giảm (thị trường Bearish), các dấu chấm Parabolic SAR nằm phía trên biểu giá.

Trong một xu hướng mạnh (tăng mạnh hoặc giảm mạnh), khoảng cách giữa giá và dấu chấm càng mở rộng.

Tuy nhiên, nếu thị trường không có xu hướng (đi ngang) thì các dấu chấm và giá thường xuyên cắt nhau và tỏ ra không hiệu quả.

Cấu tạo Parabolic SAR là gì?

Công thức tính

Công thức tính Parabolic SAR:

PSAR n + 1 = PSAR n + AF x (EP – PSAR n)

Trong đó:

  • PSAR n + 1 là giá trị PSAR tiếp theo, SAR n là giá trị PSAR hiện tại.
  • EP (Extreme Price) là điểm cực trị của một xu hướng. EP là giá cao nhất trong xu hướng tăng và là giá thấp nhất trong xu hướng giảm.
  • AF (Acceleration Factor) là chỉ số gia tốc trong công thức.

Thông số cài đặt

Thông số mặc định của AF trong tính toán PSAR là 0.02.

Đây là thông số tối ưu nhất được tác giả đưa ra sau nhiều thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, vì vậy chúng ta cũng sẽ sử dụng thông số mặc định AF = 0.02.

Cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR trong giao dịch 

Sau khi cân nhắc và quyết định giao dịch dựa trên chỉ báo Parabolic Sar, việc đầu tiên, bạn phải nắm được cách lập chỉ báo sao cho hiệu quả nhất.

Thiết lập chỉ báo Parabolic SAR

Chỉ báo Parabolic SAR có ba chức năng chính:

  • Làm rõ xu hướng hiện tại
  • Cung cấp các tín hiệu vào lệnh tiềm năng.
  • Cung cấp các tín hiệu thoát lệnh tiềm năng.

Điều này sẽ dẫn đến tín hiệu giao dịch liên tục. Nó có thể tốt nếu giá đang tạo ra những biến động lớn qua lại tạo ra lợi nhuận cho mỗi giao dịch. Nhưng khi giá chỉ thực hiện những chuyển động nhỏ theo từng hướng, những tín hiệu giao dịch liên tục này có thể tạo ra nhiều giao dịch thua lỗ liên tiếp.

Do đó, tốt hơn là phân tích hành động giá trong ngày để xác định xem xu hướng (nếu có) là tăng hay giảm. Bạn chỉ nên lấy tín hiệu giao dịch theo hướng của xu hướng chung.

Ví dụ: Nếu xu hướng giảm (dựa trên phân tích của bạn). Bạn chỉ lấy tín hiệu giao dịch ngắn hạn khi các dấu chấm lật trên đỉnh của thanh giá. Và sau đó thoát ra khi các dấu chấm lật bên dưới các thanh giá. Theo cách này, chỉ báo Parabolic SAR có thể tối ưu được sức mạnh là bắt nhịp các xu hướng di chuyển.

Cách xác định điểm mua/bán bằng Parabolic SAR

Sau khi thiết lập được chỉ báo mang tên Parabolic SAR này, bạn phải tiếp tục tìm hiểu một số quy tắc ( cụ thể đã được liệt kê ở dưới) để nhận dạng được các tín hiệu Mua BUY và SELL hiệu quả.

Sử dụng chỉ báo PSAR không hề khó, bạn chỉ cần chú ý một số nguyên tắc đơn giản như sau:

  • Tín hiệu BUY (mua) xuất hiện: khi dải dấu chấm nằm phía dưới nến giá.
  • Tín hiệu SELL (bán) xuất hiện: Khi dải chấm dâng lên, nằm phía trên nến giá
  • Nên giao dịch khi dải chấm PSAR đảo ngược vị trí: Từ trên di chuyển xuống dưới hoặc ngược lại từ dưới nến giá dâng lên cao).
  • Khi thị trường đi ngang (sideways) – Không giao dịch

Không chỉ vậy, chỉ báo Parabolic SAR cũng được sử dụng như một tín hiệu để xác định vị trí đặt lệnh chặn lỗ. Khi giá đang tăng, điểm chặn lỗ sẽ trùng với chỉ báo Parabolic SAR. Điều này cũng tương tự với lệnh Sell khi giá đang trong xu hướng giảm. Bạn nên chú ý điểm chặn lỗ của mình phải khớp với các chấm của chỉ báo mới hiệu quả.

Những chiến lược giao dịch phổ biến với chỉ báo Parabolic SAR

Parabolic SAR – PSAR là gì? Cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR trong giao dịch đầy đủ chi tiết

Sử dụng kết hợp đường EMA

 Để giao dịch hiệu quả hơn, các trader thường kết hợp chỉ báo Parabolic SAR với một số các chỉ báo  tín hiệu khác chứ không dùng một mình. Thường thì chỉ báo này sẽ được được kết hợp cùng với chỉ báo EMA.

Cụ thể, tín hiệu Sell chỉ báo Parabolic SAR đưa ra sẽ chính xác hơn nếu đường EMA dài hạn đóng vai trò là ngưỡng kháng cự.  Lúc này, thực tế  cho thấy giá đang trong xu hướng giảm dài. Và tín hiệu Sell của PSAR xuất hiện sẽ báo hiệu một sóng giảm thấp hơn.

Tương tự, nếu giá dâng lên cao hơn EMA, dấu hiệu cần tìm sẽ là tín hiệu BUY. Tín hiệu này được nhận biết  bằng sự di chuyển từ trên xuống phía dưới của các chấm Parabolic SAR. Đồng thời, bạn vẫn có thể dùng nó như là một điểm chặn lỗ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là, khi xu hướng tăng dài hạn, nên hạn chế việc vào lệnh Sell.

Chiến lược giao dịch Parabolic SAR thay thế

Liệu có thể kết hợp đường xu hướng trung bình động với chỉ báo Parabolic SAR hay không? Câu trả lời là có.

Tín hiệu “buy” đưa bạn đến thời điểm mà bạn thấy đà di chuyển và mức giá hợp lý nhất. Khi đó bạn có thể breakout và sử dụng các dấu chấm cho điểm dừng của mình.

Tín hiệu “sell” lại cảnh báo bạn cần xem mô hình hành động giá. Khi đang có một mức giá giảm và không có dấu chấm nào chuyển xuống đáy, chúng ta không được giao dịch dài hạn khi giá có một đợt tăng nhỏ ở giữa mức pullback.

Giá lúc này vượt ra khỏi đường xu hướng với tín hiệu mua tương ứng nhưng không đi lên cao hơn. Đây chính là tín hiệu mà bạn nên hủy bỏ mọi quyết định giao dịch.

Kết luận

Chỉ báo Parabolic SAR có 3 công dụng chính:

  • Xác định vị trí thoát lệnh (chốt lỗ và chốt lời)
  • Xác định xu hướng
  • Xác định điểm vào lệnh

Trong một xu hướng tăng (thị trường Bullish), các dấu chấm Parabolic SAR nằm phía dưới biểu đồ giá.

Ngược lại, trong một xu hướng giảm (thị trường Bearish), các dấu chấm Parabolic SAR nằm phía trên biểu giá.

Việc sử dụng chỉ báo Parabolic SAR độc lập để thiết lập giao dịch không mang lại xác suất thành công cao.

Bạn cần kết hợp Parabolic SAR với 1 hoặc nhiều công cụ kỹ thuật khác như hỗ trợ kháng cự, trendline, kênh giá, mô hình nến đảo chiều … để tăng hiệu quả khi giao dịch.

4 COMMENTS

  1. […] Parabolic SAR (Parabolic Stop And Reverse) là một chỉ báo trễ được tạo ra bởi J. Welles Wilder Jr. Ông cũng chính là người đã sáng tạo ra một số chỉ báo phổ biến như RSI (Relative Strength Index), ATR (Average True Range), ADX (Average Directional Index).J. Welles Wilder Jr. đã viết một cuốn sách có tên là Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật, nơi ông đã giới thiệu Parabolic SAR. […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here