Home Kiến thức trading Price Action là gì? Một số mẫu hình Price Action tiêu biểu. Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả

Price Action là gì? Một số mẫu hình Price Action tiêu biểu. Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả

5
Price Action là gì? Một số mẫu hình Price Action tiêu biểu. Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả

Nến trong Price Action thường có sức mạnh rất lớn, và nếu bạn học để giao dịch với nó một cách kỷ luật và kiên nhẫn, bạn sẽ có một lợi thế rất vững chắc.

 Trong bài viết hôm nay, hãy cùng kienthuctrade tìm hiểu toàn tập khái niệm Price Action là gì và tìm hiểu một số mô hình Price Action cơ bản nhé.

1. Price Action là gì?

Price Action (PA) là phương pháp giao dịch theo hành động giá, bao gồm nghệ thuật và kỹ năng giao dịch chỉ dựa trên dữ liệu giá mà không cần bất chứ chỉ báo, tin tức hay phân tích cơ bản nào.

Ví dụ dưới đây cho thấy biểu đồ giá sạch sẽ và nguyên chất:

Ví dụ hình ảnh dưới đây cho thấy một biểu đồ giá cả và chỉ báo lộn xộn:

2. điểm của Price Action

  • Giao dịch với Price Action rất đơn giản vì bạn không cần dùng bất kỳ chỉ số nào, cũng như không cần kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật để đưa ra quyết định mua hoặc bán.Vì sử dụng quá nhiều chỉ báo kỹ thuật sẽ gây ra tình trạng “quá tải thông tin”. Bạn chỉ cần tập trung vào biểu đồ nến và bạn sẽ thấy những gì đang xảy ra trên thị trường.
  • Tín hiệu giao dịch trong Price Action cũng rất dễ hiểu. Bạn không cần phải là một nhà giao dịch chuyên nghiệp mà vẫn có thể xác định các xu hướng trên thị trường.
  • Price Action thường mang tính chất chủ quan, vì các nhà đầu tư có thể đi đến những kết luận khác nhau khi phân tích cùng một mô hình.
  • Khung thời gian được sử dụng để phân tích biểu đồ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư, vì một chỉ số nào đó có thể giảm trong vài ngày nhưng vẫn duy trì xu hướng tăng trong một tháng.
  • Chuyển động của giá trong quá khứ có thể không đảm bảo cho chuyển động giá trong tương lai.

3. Các công cụ kết hợp với Price Action

4. Cách đọc nến Price Action

Để đọc hiểu được các mô hình Price Action

thì trước tiên chúng ta phải đọc được các cây nến.

Như hình trên chúng ta có 15 cây nến, tên và các tín hiệu của cây nến đó:

Chỉ cần xác định biểu đồ và hình nến, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý cho dù mua hay bán.

Một khi bạn đã ghi nhớ biểu đồ hình nến này thì bạn đang tiến một bước gần hơn để trở thành một nhà giao dịch với phương pháp Price Action!

5. Những mô hình Price Action cơ bản

Dưới đây kienthuctrade sẽ giới thiệu cho bạn 1 số mẫu hình cơ bản trong Price Action.

5.1. Nến Pin Bar

Pin bar là một thanh nến có đuôi rất dài và thân nến ngắn, thân nến nghiêng hẳn về một phía (trên hoặc dưới).

Pin bar thường được sử dụng để tìm tín hiệu đảo chiều hoặc củng cố xu hướng.

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ xem sự xuất hiện của Pin Bar trong thị trường có xu hướng.

Và chú ý rằng uptrend này bắt đầu sau 2 cây Pin Bar mà đã đặt sự kết thúc cho downtrend trước đó.

5.2. Nến Inside Bar

Inside Bar là mẫu hình gồm ít nhất 2 thanh nến, trong đó toàn bộ các thanh nến sau nằm hoàn toàn trong phạm vi của cây nến trước đó (hay còn gọi là nến mẹ).

Inside Bar là một loại hành động của giá (price action) thường là dấu hiệu của sự tiếp diễn xu hướng trong giá. Đôi khi nó cũng là dấu hiệu của sự đảo chiều.

Trong ví dụ bên dưới, chúng ta xem xét mẫu hình Inside Bar đã dẫn đến sự giảm giá mạnh cùng với lực đi xuống sẵn có của thị trường.

Ta thấy Inside Bar xuất hiện ngay sau khi giá phá vỡ xuống khỏi mức hỗ trợ quan trọng và sau đó nó đã làm cho xu thế giảm diễn ra rõ nét hơn và giá xuống tới Hỗ trợ tiếp theo.

5.3. Nến Fakey

Fakey – đơn giản chỉ là một mẫu hình hành động giá bứt phá bị lỗi của Inside Bar (false-breakout of Inside Bar)! Nhưng điều quan trọng là ý nghĩa nằm đằng sau sự bứt phá lỗi đó khiến nó trở thành một tín hiệu mạnh!

Như hình minh họa bên cạnh, mẫu hình Fakey cơ bản sẽ bao gồm một mẫu Inside Bar và theo sau bởi một False Break của Inside Bar đó và đóng cửa trong vùng giá cây nến đó.

Vào lệnh theo mẫu hình Fakey khi giá di chuyển lên cao vượt qua khỏi điểm cao nhất của Inside bar (hay Điểm thấp nhất trong trường hợp Fakey giảm).

Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta thấy thị trường đang di chuyển lên cao trước khi Fakey xuất hiện. Nhớ rằng Fakey chính là một False Break của Inside Bar trước đó.

6. Mô hình Price Action nâng cao

Ở trên chúng ta đã đọc qua 1 số mẫu hình cơ bản thì tiếp theo chúng ta đọc những mẫu hình nâng cao trong Price Action.

6.1. Mô hình vùng giằng co

Mô hình này cho thấy xu hướng trước đó kết thúc và bắt đầu đi ngang trong 1 vùng và có ít nhất 3 cây nến liên tiếp đóng cửa nằm trong vùng của một cây nến to trước đó, tức là nhìn vào có vẻ không tăng cũng chẳng giảm. Nó là vùng giằng co đấy.

Các bạn đừng nhầm lẫn giữa vùng giằng co và thị trường không xu hướng (Side way). Thị trường không xu hướng là một thị trường vẫn có sóng lên và sóng xuống, các sóng này chỉ dao động trong một vùng giá nhất định. Trong khi đó, vùng giằng co được xác định là một vài cây nến mà thôi.

Để xác định được mô hình vùng giằng co trước tiên các bạn phải hiểu mô hình ISnside Bar Setup là gì, mô hình này mình đã viết hướng dẫn cụ thể ở mục mô hình cơ bản ở trên rồi nên mình sẽ không nói thêm ở đây nha.

Lấy ví dụ như hình trên: Ba cây nến số 1, 2 và 3 sẽ tạo nên vùng giằng co. Các bạn để ý rằng, khi vẽ ra vùng giằng co thì xác định từ giá đóng cửa cao nhất đến giá đóng cửa thấp nhất của các cây nến. Như ví dụ trên thì giá đóng cửa của cây nến số 1 là cao nhất và giá đóng cửa của cây nến số 2 là thấp nhất.

Tiếp tục 1 ví dụ như hình dưới: Khi xuất hiện liên tiếp các nến có thân nằm trong vùng giá nến liền trước thì vẫn tiếp tục duy trì xác định vùng giằng co cho đến khi có cây nến thân phá vỡ. Trong trường hợp dưới là một vùng giằng co có 5 cây nến. Giá đóng cửa thấp nhất nằm ở cây nến số 3 và giá đóng cửa thấp nhất nằm ở cây nến số 5.

6.2. Mô hình vùng giằng co thất bại

Mọi mô hình đảo chiều đều ẩn chứa sự biến đổi tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Do đó, muốn sử dụng tốt các mô hình Price Action, chúng ta không chỉ học bề ngoài của mô hình mà còn phải hiểu đằng sau mô hình đó thì tâm lý nhà đầu tư đang như thế nào nữa.

Thường thì nhà đầu tư thường kỳ vọng giá sẽ tăng lên giảm xuống để (có sóng) để có thể mua ợ giá thấp và bán ở giá cao.

Nếu như thị trường cứ nằm yên một chỗ, họ sẽ mất kiên nhẫn và hành động một cách hấp tấp. Khi giá vẫn còn đang giằng co sẽ có nhiều nhà đầu tư đoán già đoán non mà mua bán sớm vì thiếu kiên nhẫn.

Mô hình này xuất hiện và cho điểm mua bán tốt khi có 3 yếu tố:

  • Xuất hiện vùng giằng co (chúng ta đã học ở mục trước)
  • Xuất hiện phá vỡ (breakout) khỏi vùng giằng co
  • Sự phá vỡ đó là thất bại, tức là quay đầu chạy về vùng giằng co.

Thứ nhất, sự phá vỡ thất bại, hay từ chuyên ngành là false breakout phải được diễn ra ngay lập tức.

Nếu để càng lâu, thì tín hiệu sẽ càng yếu và xác suất thành công càng thấp. Tức là khi giá phá vỡ vùng giằng co thì nó phải thể hiện được sự thất bại ngay, càng nhanh càng tốt. Đó là tính hiệu cực tốt để vào lệnh. Tối đa là phải diễn ra trong 2 cây nến.

Lấy ví dụ trên là vùng giằng co yếu: vùng giằng co đã diễn ra trong 5 cây nến, cây nến thứ 6 phá vỡ vùng giằng co và đi xuống nhưng cây nến thứ 7 lại không giảm mà tăng lên cho thấy cây nến thứ 6 và thứ 7 là hành động phá vỡ thất bại. Đây chính là tín hiệu bán cực đẹp trong thời điểm này.

Có 3 loại phá vỡ vùng giằng co thất bại

Trên thực tế, không phải cứ thấy phá vỡ vùng giằng co thất bại là chắc chắc sẽ chiến thắng. Chúng ta có 3 mức độ mạnh – trung bình – yếu cho từng setup theo quy tắc sau:

  • Sự phá vỡ (false – breakout) được cho là yếu và có giá trị yếu là khi cây nến sau nhỏ hơn 50% so với cây nến trước (trong 2 cây nến phá vỡ thất bại).
  • Sự phá vỡ (false – breakout) được cho là trung bình và có giá trị trung bình là khi cây nến sau lớn hơn 50% so với cây nến trước (trong 2 cây nến phá vỡ thất bại).
  • Sự phá vỡ (false – breakout) được cho là mạnh và có giá trị cao là khi cây nến sau dài hơn hoặc ít nhất là bằng cây nến trước (trong 2 cây nến phá vỡ thất bại).

Lấy ví dụ như hình trên là mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại yếu và hình bên dưới là mô hình phá vùng giằng co thất bại mạnh

Cách giao dịch với phá vỡ vùng giằng co

Tín hiệu mua xuất hiện khi:

  1. Xuất hiện vùng giằng co
  2. Kết thúc vùng giằng co
  3. Phá vỡ vùng giằng co
  4. Phá vỡ vùng giằng co thất bại
  5. Đặt lệnh mua trên ở trên giá đóng cửa của cây nến phá vỡ vùng giằng co thất bại
  6. Nếu cây nến tiếp theo quay lại vùng giằng co hoặc bỏ luôn nếu nó tăng mạnh mà quên vô lệnh

6.3. Mô hình vùng sức ép

Để xác định vùng sức ép chúng ta phải dựa vào một nhóm những cây nến. Những cây nến này có bóng nến được hình thành một cách chồng lấn lên nhau.

Phải có ít nhất 3 cây nến liên tiếp tạo thành bóng nến chồng lên nhau (chồng bóng nến trên hoặc bóng nến dưới).

Chúng ta đã suy luận rằng bóng nến tạo ra một vùng lực mua hoặc lực bán, nếu như nhiều bóng nến chồng lên nhau thì chúng sẽ tạo ra một vùng giá mà cho thấy sức ép mua hay bán là mạnh và đáng tin cậy hơn.

Cách giao dịch với mẫu hình vùng sức ép

  • Tín hiệu mua 1 xuất hiện khi: Cây nến thứ ba là nến tăng hoặc là nến pin bar thì sẽ vào lệnh luôn ở nến này vì nó vừa hoàn thành mẫu hình vùng sức ép vừa là nến tín hiệu. Stop loss đặt dưới nến tín hiệu hoặc dưới đường giới hạn.
  • Tín hiệu mua 2 xuất hiện khi: Cây nến thứ 3 không là pin bar hoặc nến tăng thì phải chờ cây nến tăng tiếp theo để xác nhận tín hiệu rồi mới vào lệnh. Trường hợp này chỉ nên đặt stop loss ở dưới nến tín hiệu.

Và ngược lại tín hiệu bán cũng vậy. Nếu trong đồ thị có 2 mẫu hình mua và bán xuất hiện cùng lúc như hình dưới thì việc của ta là đứng ngoài và mặc kệ nó.

6.4. Mô hình xu hướng thất bại

Nến xu hướng thất bại là một set up hành động giá cực kỳ đơn giản nhưng bạn không thể thiếu nó.

Ý tưởng của mô hình này là tận dụng sai lầm của những người thích giao dịch ngược với xu hướng của thị trường để vào lệnh với xác suất chiến thắng cao hơn. (Trước tiên, bạn phải biết cách xác định như nào là một nến xu hướng và nn không xu hướng để đọc được mô hình này)

Lấy ví dụ như hình trên ta đã hiểu được nến xu hướng và nến không xu hướng là gì.

Cách giao dịch với mô hình xu hướng thất bại

Tín hiệu mua xuất hiện khi:

  1. Nến xu hướng xuất hiện khi giảm rất mạnh so với cây tăng trước đó.
  2. Nến không xu hướng xuất hiện cho thấy đám đông bán tháo đã sai, giá không còn giảm tiếp nữa.
  3. Đặt lệnh chờ mua tại đỉnh cây nến không xu hướng.
  4. Trường hợp cây nến nến tiếp theo không lên đến giá chờ mua thì hủy lệnh ngay.

Tín hiệu bán xuất hiện khi:

  1. Ba cây nến xu hướng tăng khá là mạnh
  2. Cây nến tiếp theo ban đầu đi lên nhưng cuối cùng lại là cây nến không xu hướng.
  3. Đặt lệnh chờ bán bên dưới cây nến không xu hướng.
  4. Cây tiếp theo nếu không khớp lệnh thì phải hủy ngay.

6.5. Mô hình giảm dần

Mô hình này chính là tấm gương phản ánh tâm tư của nhà đầu tư mới vào nghề rất rõ ràng. Ví dụ khi một mã cổ phiếu nào đó tăng giá quá mạnh, họ mua thêm mua thêm và cố gắng mua nhiều hơn nữa vì nghĩ rằng giá chắc chắn sẽ tăng tiếp trong tương lai.

Điều này làm cho giá bị đẩy lên một cách nhanh chóng và mạnh mẽ và ngược lại, khi giá có phiếu đang giảm, các nhà đầu tư mới thường sẽ bị hoảng loạn, họ sẽ bán tống bán tháo vì nghĩ rằng giá còn giảm nữa khiến giá đã giảm, nay còn giảm mạnh hơn.

Đây là khi giá vụt lên một cách nhanh và mạnh, trong trường hợp này, phe mua sẽ càng tự tin mua nhiều hơn nữa vì giá đang cho dấu hiệu tăng rất tốt. Nhưng sẽ có lúc giá tăng mạnh nhưng lại có dấu hiệu giảm khiến phe mua chùng chân và sợ hãi:

Rõ ràng trong hình này, sức mua đã giảm thấy rõ: Giá tăng lên nhưng khoảng cách giữa các đỉnh có vẻ bị ngắn dần khi nến càng lên cao. Đó chính là tín hiệu lực mua sắp cạn kiệt.

Khi nhìn thấy sự cạn kiệt đó, sẽ có một bộ phận không nhỏ bên phe mua sợ hãi và lập tức chốt lời, vô tình đã tạo ra áp lực bán và làm cho lực tăng trước đó càng ngày càng yếu, thậm chí là giảm dần, đó chính là cơ hội mà mong đợi ở mô hình này.

Cách giao dịch với mô hình giảm dần

Có hai loại mô hình:

  • Giảm dần tăng cho đảo chiều giảm (lệnh SELL / SHORT)
  • Giảm dần giảm cho đảo chiều tăng (Lệnh BUY / LONG)

Về cơ bản, chúng ta cần ít nhất 3 cây nến liên tiếp thể hiện sự thu hẹp khoảng cách giữa đỉnh cao nhất với sự phá vỡ cây nến trước đó.

Điểm cao nhất của cây nến cuối cùng chính là đường giới hạn.

Chú ý: Chỉ mua / bán (Long / Short) theo xu hướng chính, không giao dịch ngược xu hướng

Tín hiệu mua xuất hiện khi:

  1. Xuất hiện mô hình giảm dần với khoảng cách từ đáy đến điểm phá vỡ giảm dần và xuất hiện một cây nến tăng đảo chiều con sóng giảm trước đó.
  2. Đặt lệnh chờ mua hoặc mua khi giá vượt qua đỉnh của cây nến xanh.
  3. Nếu giá quay đầu giảm và xuyên thủng đường giới hạn thì phải cắt lệnh ngay vì mô hình đã không còn hiệu lực nữa.

Tín hiệu bán xuất hiện

  1. Xuất hiện mô hình giảm dần với khoảng cách từ đỉnh đến điểm phá vỡ giảm dần và xuất hiện một cây nến doji đảo chiều con sóng tăng trước đó.
  2. Đặt lệnh chờ bán hoặc bán khi giá vượt qua đáy của cây nến doji.
  3. Nếu giá quay đầu tăng và xuyên thủng đường giới hạn thì phải cắt lệnh ngay vì mô hình đã không còn hiệu lực nữa.

6.6. Mô hình tăng dần

Mô hình tăng dần này hoạt động giống như mô hình giảm dần có điều nó tăng hoặc giảm mạnh hơn, lên tới 6, 7 hoặc 8 nến trong quá trình tăng hay giảm và xuất hiện nến ngược lại (do mình đã giải thích ở mô hình giảm dần rồi nên mình sẽ không nói gì thêm).

6.7. Mô hình vùng lo lắng

Mô hình này thể hiện sự lo lắng của đám đông khi cảm thấy mình đã nhảy vào thị trường sai thời điểm và ngược xu hướng.

Vùng lo lắng xuất hiện khi có một tín hiệu đảo chiều nào đó trong một xu hướng đang diễn ra rất bền vững, và đám đông nhỏ lẻ có ý định muốn giao dịch ngược chiều với xu hướng đó nhưng giá không đi như ý muốn mà cứ loay hoay mãi trong một vùng, vùng đó được gọi là vùng lo lắng. Và nhiệm vụ của chúng ta là đi tìm mô hình vùng lo lắng đó trên đồ thị.

Đển xác định được vùng lo lắng, trước hết thị trường phải đang có một xu hướng cụ thể, tăng hoặc giảm rõ ràng và giá đột nhiên xuất hiện tín hiệu đảo chiều (xuất hiện tín hiệu đánh ngược hướng), những tín hiệu đó thường là những tín hiệu đã được học ở các mục trước (mô hình phá vỡ vùng giằng co, nến xu hướng thất bại, giảm dần,…)

Dựa vào nguyên tắc này, chúng ta sẽ có hai bước để xác định được vùng lo lắng và giao dịch theo mô hình này:

  • Trong xu hướng tăng, tìm một mô hình đảo chiều giảm (mô hình phá vỡ vùng giằng co, nến xu hướng thất bại, giảm dần,…)
  •  Khi các mô hình này chính thức có hiệu lực (đảm bảo đúng quy tắc) thì đỉnh và đáy cây nến tín hiệu sẽ là vùng lo lắng.

Cách giao dịch với mô hình vùng lo lắng

trong mô hình tăng dần xuất hiện ngay tại đỉnh cho tín hiệu giá đi xuống thì ngay lập tức, giá đi xuống và khớp lệnh bán khi cây nến đỏ đầu tiên bị xuyên thủng.

Cây nến đỏ lúc này chính là vùng lo lắng.

Tín hiệu mua xuất hiện khi:

  • Xu hướng đang là tăng
  • Có một cây nến chiếm phần lớn trong vùng lo lắng

Tín hiệu bán xuất hiện khi:

  • Xu hướng đang là giảm
  • Có một cây nến chiếm phần lớn trong vùng lo lắng

7. Kết Luận

Có rất nhiều phương pháp giao dịch hiệu quả trên thị trường Forex. Tuy nhiên, sự đơn giản và rõ ràng của giao dịch Price Action là đáng kinh ngạc so với các phương pháp giao dịch khác.

Các giao dịch xác suất cao được lọc ra dễ dàng thông qua phân tích kỹ thuật và cơ bản phù hợp trong giao dịch Price Action.

Nhưng thành công sẽ không phải dễ dàng. Hầu hết các nhà giao dịch thành công đều phải trải qua một quá khứ khó khăn cũng như kinh doanh thất bại trong thực tế đời sống. Nhưng cuối cùng theo thời gian, họ phát triển kỷ luật tự giác và làm chủ nghệ thuật giao dịch chỉ sử dụng Price Action.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

5 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here