Home Đầu tư Coin Proof of Burn là gì? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Proof of Burn (PoB), Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Burn

Proof of Burn là gì? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Proof of Burn (PoB), Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Burn

0
Proof of Burn là gì? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Proof of Burn (PoB), Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Burn

Trong lĩnh vực cryptocurrency, Proof of Work (POW) và Proof of Stake (POS) được biết như là hai thuật toán đồng thuận phổ biến được dùng để duy trì tính xác thực của mạng lưới blockchain.

Hai phương pháp này được ứng dụng khác nhau tuỳ theo mỗi dự án. Dựa trên nguyên tắc của hai đồng thuận này, Proof of Burn (PoB) được ra đời như một sự kết hợp để cải thiện về tính năng.

Trong bài viết này, Kienthuctrade.net sẽ giới thiệu chi tiết tới bạn đọc về khái niệm Proof of Burn (PoB), cơ chế hoạt động cũng như ưu nhược điểm.

1. Proof of Burn (PoB) là gì?

Hiện nay, trong khi hầu hết các hệ thống blockchain đều sử dụng 1 trong 2 thuật toán đồng thuận Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS), thì Proof of Burn (PoB) – một loại thuật toán mới có khả năng thay thế cho các thuật toán kể trên – vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Về tổng thể, các thuật toán đồng thuận của blockchain có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho mạng lưới, xác nhận và xác thực các giao dịch trong đó.

Trong các blockchain sử dụng thuật toán PoW, ví dụ như Bitcoin, các thợ đào (miner) sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau để tìm ra các lời giải thích hợp cho các bài toán mã hóa phức tạp. Người đầu tiên tìm ra lời giải cho một khối nào đó sẽ khai báo “bằng chứng công việc – PoW” của anh ta (hash của block) lên mạng lưới.

Mạng lưới các node phân tán sau đó sẽ làm công việc xác nhận xem bằng chứng này có hợp lệ hay không.

Nếu hợp lệ, thợ đào này sẽ được quyền vĩnh viễn bổ sung block đó vào blockchain kèm theo đó sẽ nhận được phần thưởng là các đơn vị Bitcoin mới được sinh ra.

Thuật toán đồng thuận của các blockchain sử dụng PoS lại hoạt động theo một cách khác. Thay vì sử dụng các hàm hash, thuật toán PoS áp dụng công nghệ chữ ký số để chứng minh quyền sở hữu đồng coin.

Việc xác thực các block mới được thực hiện bởi các ‘thợ rèn’ (forger – minter) được lựa chọn theo cách xác định. Một forger sở hữu càng nhiều coin cổ phần càng có cơ hội cao được lựa chọn làm người xác thực block.

Không giống như các hệ thống PoW, phần lớn các hệ thống PoS không cung cấp phần thưởng cho các block, thứ duy nhất minter nhận được từ việc xác thực các block là phí giao dịch.

Nhìn chung, Proof of Burn cũng sẽ chia sẻ một số đặc điểm chung với PoW và PoS. Tuy nhiên, thuật toán này có một số đặc thù riêng trong việc đạt được sự đồng thuận và xác nhận các block.

2. Proof of Burn (PoB) – Bằng chứng đốt cháy

Khái niệm Proof of Burn được lý tưởng hóa bởi Iain Stewart có lẽ được thừa nhận nhiều nhất trong không gian tiền điện tử. Nó đã được đề xuất như là một thay thế bền vững hơn cho thuật toán đồng thuận PoW.

Thuật toán đồng thuận Proof of Work là thuật toán đồng thuận hoạt động sử dụng các hàm băm. Thuật toán Proof of Stake sử dụng chữ ký số chứng minh quyền sở hữu bằng chứng cổ phần.

Đến với Proof of Burn (Bằng chứng đốt cháy) khá đặc biệt khi nó đốt cháy tiền điện tử (Coin) của mình để làm bằng chứng đốt cháy (đã sử dụng) với hệ thống Blockchain về việc người dùng đã sở hữu Coin đó.

Sau đó Node sẽ nhận được một giàn khoan ảo giúp khai thác Coin nhanh hơn và mạnh hơn các thợ mỏ trong PoW & PoS.

Thuật toán đồng thuận PoB có nhiều ưu điểm hơn với hai thuật toán còn lại. PoB ít tốn năng lượng hơn, quy trình khai thác các khối và xử lí khối đã có giàn khoan ảo xử lí nên không cần dùng những thiết bị yêu cầu phần cứng mạnh mẽ để khai thác Coin (như ASIC).

Các nhà đầu tư dài hạn thường đợi các Coin trong danh mục đầu tư tăng giá để thu được lợi nhuận.

Nhưng giờ đây, bằng thuật toán đồng thuận Proof of Burn mở ra một cơ hội đầu tư mới trong mạng lưới Blockchain, làm thúc đẩy các đồng Coin được sử dụng chứ không nằm yên tại chỗ trong túi của các nhà đầu tư.

Mặc dù có những điểm nổi bật hơn so với các thuật toán đồng thuật phổ biến trước đó nhưng nó cũng có những vấn đề cần lưu ý.

3. Một số vấn đề liên quan đến PoB

PoB đốt cháy Coin rồi gửi chúng đến một địa chỉ có thể xác minh công khai, tuy nhiên chúng vẫn an toàn và lúc này chúng sẽ không thể sử dụng và thu hồi được nữa.

Thông thường, các địa chỉ này (còn gọi là địa chỉ Eater Addresser) được tạo ngẫu nhiên mà không có bất kỳ khóa riêng nào (Private Key) được liên kết với chúng.

Quá trình đốt cháy Coin một phần nào đó làm ảnh hưởng đến giá trị của đồng Coin trên trị trường, vì nó đã trực tiếp làm giảm số lượng lưu thông các đồng Coin này.

Có thể làm tăng giá và làm người ta nghi ngờ về giá trị tiềm năng đồng tiền đang lưu hành nếu chưa đủ uy tín và tin cậy.

Tương tự như các Proof of Work, Proof of Burn sẽ cung cấp phần thưởng cho các thợ mỏ hoàn thành được các khối trong một khoảng thời gian nhất định.

Phần thưởng dự kiến ​​sẽ bao gồm khoản đầu tư ban đầu của các đồng tiền bị đốt trước đó.

4. Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Burn

Những ưu điểm/nhược điểm được liệt kê dưới đây được dựa trên lập luận của những cộng đồng ủng hộ Proof of Burn.

Vậy nên chỉ mang tính tương đối, cần phải có thời gian thêm để kiểm chứng trên kiềm hệ thống khác nhau để giải quyết những vấn đề trong Proof of Burn.

Ưu điểm

  • Bền vững hơn, ít tiêu thụ điện năng hơn.
  • Không cần phải đầu tư phần cứng, các thiết bị vật lí mạnh mẽ để xử lí
  • Đốt cháy Coin dự trữ làm giảm nguồn tiền đang lưu thông (khan hiếm thị trường).
  • Khuyến khích đầu tư lâu dài của các thợ mỏ và giàn khoan.
  • Phân phối / khai thác Coin có xu hướng ít tập trung hơn.

Nhược điểm

  • Vì là bản kiểm thử nên PoB chưa được chứng minh để làm việc trên quy mô lớn hơn. Cần thử nghiệm nhiều hơn để xác nhận hiệu quả và bảo mật của nó.
  • Việc xác minh công việc được thực hiện bởi các thợ mỏ có xu hướng bị trì hoãn. Nó có thể sẽ không nhanh hơn Proof of Work.
  • Quá trình đốt tiền không phải lúc nào cũng minh bạch và dễ dàng kiểm chứng bởi người dùng.

Lời kết

Mặc dù thuật toán Proof of Burn thể hiện sự tương đồng với PoW và PoS, nhưng nó có cách đặc biệt riêng để đạt được sự đồng thuận và xác thực các khối.

Hi vọng phiên bản thử nghiệm Proof of Burn sẽ được khắc phục sớm và cùng trở thành một thuật toán đồng thuận mạnh mẽ giống như Proof of Work & Proof of Stake.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !