Home Đầu tư Coin Quản lý rủi ro là gì? Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử như thế nào cho hiệu quả tránh thua lỗ nhất

Quản lý rủi ro là gì? Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử như thế nào cho hiệu quả tránh thua lỗ nhất

0
Quản lý rủi ro là gì? Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền điện tử như thế nào cho hiệu quả tránh thua lỗ nhất

Quản lý rủi ro là một trong các chủ đề quan trọng nhất mà bạn sẽ phải học về việc giao dịch. Tại sao nó lại quan trọng? Để kiếm tiền chúng ta phải học cách quản lý rủi ro (các thua lỗ có thể xảy ra). 

Trớ trêu thay, đây là một trong những phần hãy bị bỏ qua nhất trong giao dịch. Nhiều trader forex chỉ vội vàng lao ngay vào giao dịch mà không quan tâm đến vốn mình có. Họ chỉ đơn giản xác định mức lỗ mình có thể chấp nhận mất trong một lệnh và nhấn nút “Buy/Sell”.

Thông qua bài viết này, Kienthuctrade.net sẽ hướng dẫn bạn quản lý rủi ro khi tham gia đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng.

1. Quản lý rủi ro là gì?

Có 1 khái niệm cho dạng đầu tư này… nó tên là… ĐÁNH BẠC! Khi bạn giao dịch mà không có các quy tắc quản lý rủi ro, thì thực tế bạn đang đánh bạc. Bạn đang không tìm kiếm lợi nhuận dài hạn cho khoản đầu tư của mình. Thay vì vậy, bạn chỉ tìm kiếm vé Vietlott. Các quy tắc quản lý rủi ro sẽ không chỉ bảo vệ bạn, mà chúng có thể làm bạn kiếm rất nhiều lợi nhuận về dài hạn. Nếu bạn không tin tôi, và nghĩ rằng “đánh bạc” là cách làm giàu, thì xem ví dụ sau:

“Mọi người đến Las Vegas liên tục để đánh bạc với hi vọng thắng lớn, và thực tế, nhiều người thắng.”

Vậy làm thế nào các sòng bạc trên thế giới vẫn kiếm tiền nếu nhiều cá nhân thắng? Câu trả lời là thậm chí mọi người thắng bạc, về dài hạn, các sòng bạc vẫn có lợi nhuận vì họ thu nhiều tiền hơn từ những người thua.  Đó là nơi mà khái niệm “nhà cái luôn thắng” ra đời.

Sự thật là các sòng bạc chỉ là các nhà thống kê rất giàu có. Họ biết rằng về dài hạn, họ sẽ làm người kiếm được tiền – chứ không phải các con bạc. Thậm chí nếu Thần bài thắng 100.000$, thì các sòng bạc biết rằng sẽ có hàng trăm con bạc khác KHÔNG thắng và tiền sẽ quay lại ví họ.

Đây là 1 ví dụ kinh điển về cách các nhà thống kê kiếm tiền qua các con bạc. Ngay cả khi cả hai cùng mất tiền, thì nhà thống kê, hay sòng bạc trong trường hợp này, biết cách kiểm soát thua lỗ. Về cơ bản, đây là cách quản lý rủi ro hoạt động. Nếu bạn học cách kiểm soát thua lỗ, bạn sẽ có 1 cơ hội để có lợi nhuận.

Cuối cùng, việc giao dịch forex, chứng khoán hay tiền điện tử đều là một trò chơi với các con số, nghĩa là bạn phải dốc mọi yếu tố nhỏ về hướng mình nhiều nhất có thể. Trong sòng bạc, lợi thế nhà cái đôi khi chỉ là 5% hơn người chơi. Nhưng mà 5% đó là sự khác biệt giữa việc là người thắng và người thua. Bạn muốn trở thành một nhà thống kê giàu có và KHÔNG là con bạc vì, về dài hạn, bạn muốn “luôn luôn là người chiến thắng”.

 2. Drawdown và maximum drawdown là gì?

Vậy chúng ta biết rằng quản lý rủi ro sẽ kiếm tiền cho chúng ta về dài hạn, nhưng bây giờ tôi sẽ chỉ cho bạn mặt còn lại của vấn đề. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không dùng các quy tắc quản lý rủi ro?

Hãy xem ví dụ này:

Giả sử bạn có 100.000$ và bạn thua lỗ 50.000$. Bạn đã thua lỗ bao nhiêu phần trăm tài khoản?

Câu trả lời là 50%. Vây đơn giản đó chính là drawdown.

Một drawdown là sự giảm vốn sau 1 chuỗi các lệnh thua. Nó thường được tính bằng cách đo sự chênh lệch giữa vốn lúc cao nhất trừ đi vốn lúc thấp nhất. Các trader thường ghi nó dưới dạng % của vốn.

3. Chuỗi thua lỗ trong quản lý rủi ro

Trong giao dịch, chúng ta luôn luôn tìm kiếm 1 LỢI THẾ. Đó là toàn bộ lý do tại sao các trader phát triển các hệ thống. Một hệ thống giao dịch có lợi nhuận 70% nghe như 1 lợi thế rất tốt.

Nhưng chỉ vì hệ thống giao dịch của bạn có lợi nhuận 70%, nghĩa là 100 lệnh bạn thực hiện, bạn sẽ thắng 7 lệnh trênmỗi 10 lệnh không? Không phải vậy! Làm sao bạn biết được 70 lệnh nào sẽ thắng? Câu trả lời là bạn không biết.

Bạn có thể thua lỗ 30 lệnh đầu tiên liên tiếp và thắng 70 lệnh còn lại. Điều đó vẫn cho bạn một hệ thống có lợi nhuận 70%, nhưng bạn phải tự hỏi: “Liệu mình còn tồn tại nếu thua liên tiếp 30 lệnh không?” Đây là lý do tại sao quản lý rủi ro quan trọng như vậy. Dù hệ thống của bạn sử dụng là gì, thì cuối cùng bạn sẽ có 1 chuỗi thua lỗ. Ngay cả các tay chơi bài chuyên nghiệp mà kiếm sống bằng việc chơi bài cũng trải qua các chuỗi thua kinh khủng, và họ vẫn kết thúc bằng việc có lợi nhuận.

Lý do là các tay chơi bài giỏi thực hành quản lý rủi ro vì họ biết rằng họ sẽ không thắng mọi ván. Thay vì thế, họ chỉ rủi ro một phần trăm nhỏ trên tổng vốn vì vậy họ có thể sống sót với các chuỗi thua lỗ đó. Đây là việc bạn phải làm khi là 1 trader. Các drawdown là một phần của việc giao dịch. Chìa khóa để trở thành một trader thành công là có kế hoạch giao dịch mà cho phép bạn chịu đựng các thời kỳ thua lỗ lớn. Và các quy tắc quản lý rủi ro là một phần của kế hoạch giao dịch. Chỉ rủi ro một phần nhỏ “vốn” của bạn vì vậy bạn có thể sống sót với các chuỗi thua lỗ.

Hãy nhớ rằng nếu bạn thực hành các quy tắc quản lý vốn chặt chẽ, bạn sẽ trở thành nhà cái và về dài hạn, “bạn sẽ luôn thắng”. Trong phần tới, tôi sẽ minh họa điều gì xảy ra khi bạn sử dụng quản lý rủi ro phù hợp và ngược lại.

yduocvinhphuc.edu.vn

4. Tỷ lệ Reward to risk

Để tăng cơ hội kiếm lời, bạn muốn giao dịch khi bạn có tiềm năng kiếm gấp 3 lần số tiền rủi ro. Nếu bạn tự cho mình 1 tỷ lệ reward-to-risk 3:1, thì bạn có cơ hội lớn hơn đáng kể để kết thúc có lợi nhuận về dài hạn. Hãy nhìn biểu đồ ví dụ này:

Trong ví dụ này, bạn có thể thấy rằng ngay cả nếu bạn chỉ thắng 50% các lệnh, bạn sẽ vẫn kiếm được lợi nhuận 10.000$. Chỉ cần nhớ rằng mỗi khi bạn giao dịch với 1 tỷ lệ reward-to-risk tốt, thì cơ hội có lợi nhuận của bạn lớn hơn rất nhiều ngay cả khi bạn có một tỷ lệ chiến thắng thấp.

NHƯNG…

Và đây là một vấn đề lớn, việc thiết lập tỷ lệ reward-to-risk lớn không dễ dàng. Mới nghe thì khái niệm đặt tỷ lệ reward-to-risk cao nghe hay, nhưng hãy nghĩ về cách nó ứng dụng vào các tình huống giao dịch thực tế. Giả sử bạn là 1 trader chuyên scalping và bạn chỉ muốn rủi ro 2-3 pip.

Dùng tỷ lệ reward to risk 3:1, điều này nghĩa là bạn cần phải kiếm được 9 pip. Ngay ở đây, tỷ lệ đã chống lại bạn vì bạn phải trả phí spread. Nếu broker của bạn có phí spread 2 pip với cặp EUR/USD, thì bạn sẽ phải kiếm 11 pip làm bạn nhận tỷ lệ khó khăn reward to risk 4:1. Hãy xem tỷ giá EUR/USD có thể thay đổi lên và xuống 3 pip trong vài giây, bạn sẽ bị cắt lệnh nhanh hơn tưởng tượng

Nếu bạn giảm khối lượng giao dịch, thì bạn có thể nới rộng điểm cắt lỗ để duy trì tỷ lệ reward to risk mong muốn. Bây giờ, nếu bạn tăng số pip bạn muốn rủi ro lên 50, thì bạn sẽ cần kiếm 153 pip. Bằng việc làm vậy, bạn có thể mang lại tỷ lệ reward-to-risk gần với con số mong muốn 3:1. Không tệ đúng không? Trong thực tế, các tỷ lệ reward-to-risk không cố định.

Chúng phải được điều chỉnh theo khung thời gian, môi trường giao dịch, và các điểm vào lệnh/thoát lệnh của bạn. Một lệnh dạng position có thể có tỷ lệ reward-to-risk cao cỡ 10:1 trong khi scalping có thể thấp cỡ 0.7:1.

Tổng kết về quản lý rủi ro

Hãy làm nhà cái, đừng làm con bạc! Hãy nhớ, nhà cái chỉ là nhà thống kê rất giàu có mà thôi! Cần tiền để kiếm tiền. Mọi người đều biết điều đó, nhưng một người cần bao nhiêu để bắt đầu giao dịch? Câu trả lời phần lớn phụ thuộc vào cách bạn sẽ tiếp cận ngành nghề giao dịch mới.

Nó khác nhau với từng người. Các drawdown là một thực tế và SẼ xảy ra với bạn ở 1 vài thời điểm. Bạn càng thua lỗ nhiều, thì càng khó kiếm lại hòa vốn. Đây là toàn bộ lý do mà bạn nên làm mọi thứ có thể để bảo vệ tài khoản.

Tôi hi vọng bạn sẽ nhớ rằng bạn chỉ nên rủi ro một phần nhỏ vốn trên mỗi lệnh để bạn có thể sống sót qua các chuỗi thua lỗ và cũng tránh một drawdown về vốn. Các drawdown lớn thường có nghĩa là một cái chết nhanh chóng với tài khoản của bạn.

Bạn rủi ro càng ít trên 1 lệnh, drawdown tối đa của bạn sẽ càng ít hơn. Bạn thua càng nhiều vốn, càng khó để kiếm lại hòa vốn. Điều này có nghĩa là bạn chỉ nên giao dịch 1 phần nhỏ vốn. Càng nhỏ càng tốt.Ít thì tốt hơn nhiều.

Lời khuyên là 2% hoặc nhỏ hơn. “2% hoặc nhỏ hơn” trên mỗi lệnh là lời khuyên cho mọi người. Tôi nhấn mạnh “lời khuyên” vì nó phụ thuộc vào các yếu tố khác như kinh nghiệm của bạn hay hệ thống của bạn – chủ yếu là mức độ thường xuyên giao dịch hay không.

Càng nhiều lệnh bạn vào trên khung thời gian bạn tập trung, thì bạn muốn càng ít rủi ro trên mỗi lệnh. Cuối cùng, đừng quên tính đến sự thay đổi mức độ biến động của thị trường. Mức độ biến động có thể bạn điều chỉnh các điểm vào và điểm thoát lệnh.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here