Home Chứng khoán Quy tắc quản lý vốn 2% – bí quyết quản lý vốn thành công cho các nhà đầu tư chứng khoán

Quy tắc quản lý vốn 2% – bí quyết quản lý vốn thành công cho các nhà đầu tư chứng khoán

0
Quy tắc quản lý vốn 2% – bí quyết quản lý vốn thành công cho các nhà đầu tư chứng khoán

Lợi nhuận thường đi liền với rủi ro, tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. Chính vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận cho danh mục đầu tư của mình, khi thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán, các trader cần xem xét và thực hiện các phương pháp bảo vệ vốn.

Quản lý vốn tốt sẽ giúp bạn có được những thương vụ mua/bán thành công trên thị trường tài chính. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn quy tắc quản lý vốn 2% – phương pháp hạn chế rủi ro đơn giản mà hiệu quả.

1. Quy tắc quản lý vốn 2% là gì?

Quy tắc 2% có nghĩa là không đặt cược rủi ro nhiều hơn 2% tổng nguồn vốn cho mỗi lần giao dịch.

Để thực hiện quy tắc 2%, trước tiên, nhà đầu tư phải tính toán 2% vốn giao dịch khả dụng của họ. Đó được gọi là vốn chịu rủi ro (CaR).

Khi biết vốn chịu rủi ro là bao nhiêu, nhà đầu tư có thể xác định tổng số cổ phần có thể mua.

Ví dụ, nếu bạn có 50,000 USD trong tài khoản, quy tắc 2% giới hạn mức rủi ro tối đa cho mỗi lần giao dịch là 1,000 USD. Đây không phải là số lượng vị thế giao dịch – nó là số tiền mà bạn đặt cược vào rủi ro, dựa trên khoảng cách giữa mức giá vào lệnh và mức giá dừng lỗ.

Bạn quyết định mua một cổ phiếu với giá 40 USD và đặt mức dừng lỗ 38 USD, ngay bên dưới mức hỗ trợ. Điều này có nghĩa bạn đang đặt cược rủi ro 2$ cho mỗi cổ phiếu.

Chia tổng rủi ro tối đa cho phép của bạn là 1,000 USD cho rủi ro 2$ cho mỗi cổ phiếu, sẽ ra kết quả là 500 cổ phiếu. Điều này có nghĩa là bạn không được mua quá 500 cổ phiếu cho lần giao dịch này để tuân thủ quy tắc 2%

Bạn có thể mua ít cổ phiếu hơn- không nhất thiết lúc nào cũng phải mua ở mức tối đa (trong trường hợp này là 500 cổ phiếu).

Quy tắc 2% là một giới hạn mà các nhà đầu tư đặt ra cho các hoạt động giao dịch của mình để duy trì các tham số quản lí rủi ro. Vì thế, khi số tiền lỗ bằng với số vốn tối đa mà họ sẵn sàng chịu rủi ro, nhà đầu tư có thể ngừng giao dịch.

2. Ứng dụng quy tắc 2% cho lệnh dừng lỗ

Giả sử một trader có tài khoản giao dịch là $50.000 và muốn mua cổ phiếu Apple (AAPL). Theo quy tắc này, các nhà giao dịch có thể chịu mức độ rủi ro là 1.000 đô la ($50.000 x 2%).

Nếu AAPL đang giao dịch ở mức $170 và nhà giao dịch muốn dừng lỗ khi giá cổ phiếu giảm $15, họ có thể mua 67 cổ phiếu ($1.000 / $15). Tính phí môi giới là 25 đô la, nhà giao dịch có thể mua 65 cổ phiếu ($975 / $15).

Trên thực tế, nhà giao dịch cũng phải xem xét chi phí trượt giá (slippage cost) và rủi ro khoảng trống giá. Những điều này có thể dẫn đến việc thua lỗ lớn hơn đáng kể 2%. Chẳng hạn, nếu nhà giao dịch giữ lệnh mua AAPL qua đêm, ngày hôm sau, nó mở cửa ở mức $140 sau khi có báo cáo lợi nhuận. Điều này sẽ dẫn đến khoản lỗ 4% ($1.000 / $30).

3. Ý nghĩa của quy tắc này trong giao dịch chứng khoán?

Có nhiều lý do khiến rất nhiều người không giữ được quy tắc này trong suốt quá trình giao dịch của mình, chẳng hạn như chưa đủ kỷ luật, chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý vốn 2%, hoặc cho rằng con số 2% là quá nhỏ và không cần thiết phải giữ mức rủi ro thấp như vậy…

Nhưng bạn có biết nếu chúng ta thua lỗ 50% tài khoản, để quay lại mức hòa vốn bạn phải thắng 100%, tức gấp đôi tài khoản hiện tại.

Do đó, rủi ro 2% cho mỗi lệnh là một mức cực kỳ hợp lý, đảm bảo cho tài khoản của bạn có đủ sự an toàn khi chẳng may gặp một chuỗi thua lỗ liên tiếp và vẫn có khả năng đạt được mục tiêu lợi nhuận phù hợp.

Thậm chí theo quan điểm của một số chuyên gia, đối với những người mới tham gia vào thị trường, mức rủi ro cho mỗi giao dịch có thể thấp hơn cả con số 2% để bảo vệ tài khoản của mình trước những biến động bất thường.

4. Kết hợp các phương pháp hạn chế rủi ro khác

Bên cạnh quy tắc 2%, các nhà đầu tư có thể kết hợp thêm nhiều phương pháp quản lí rủi ro khác để tối đa hóa lợi nhuận trong quá trình giao dịch. Ví dụ như:

  • Hạn chế rủi ro bằng công cụ Stoploss: Stop loss là một công cụ bảo vệ các giao dịch của bạn khỏi những biến động bất ngờ trên thị trường tài chính. Khi thị trường đi ngược lại với dự đoán của bạn, lệnh stoploss sẽ tự động được kích hoạt và ngăn chặn thua lỗ thêm nữa.
  • Hạn chế sử dụng đòn bẩy: Đòn bẩy giống như một con dao 2 lưỡi, nó có thể giúp bạn nhanh chóng kiếm được số tiền lợi nhuận lớn, nhưng cũng có thể thổi bay tài khoản của bạn chỉ trong vài nốt nhạc.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Một trong những quy tắc quản lý rủi ro quan trọng đó là không đặt tất cả trứng của bạn vào một giỏ. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, khi một thị trường giảm, mức giảm này sẽ được bù đắp bởi các thị trường khác đang có hiệu suất mạnh hơn. Chính vì thế, nguy cơ thua lỗ nặng được hạn chế phần nào.
  • Xây dựng nhật ký giao dịch: Thông qua nhật ký về các hoạt động giao dịch, một nhà đầu tư có thể nhận thức được chính xác hơn về hành vi giao dịch của mình. Điều này không chỉ giúp họ rút kinh nghiệm từ những sai lầm, đưa ra những quyết định giao dịch chính xác hơn mà còn ngăn chặn họ hành động bốc đồng trong tương lai dẫn đến rủi ro thua lỗ, bởi các vấn đề như giao dịch quá mức, thua lỗ hay lợi nhuận càng trở nên rõ ràng hơn khi nhà giao dịch lưu lại trong nhật ký giao dịch của mình.

Giao dịch trên thị trường chứng khoán đòi hỏi bạn phải kiên trì, có tư duy đúng đắn, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường và biết cách quản lý vốn. Khi có một kế hoạch giao dịch cụ thể, bao gồm cả phương pháp hạn chế rủi ro hiệu quả, bạn sẽ thu về khoản lợi nhuận như mong muốn.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here