Home Đầu tư Coin Stake và Proof of Stake là gi? Binance Staking là gì? DeFi Staking với lãi suất lên đến 60%/năm, Cách tính lãi suất staking của Binance

Stake và Proof of Stake là gi? Binance Staking là gì? DeFi Staking với lãi suất lên đến 60%/năm, Cách tính lãi suất staking của Binance

0
Stake và Proof of Stake là gi? Binance Staking là gì? DeFi Staking với lãi suất lên đến 60%/năm, Cách tính lãi suất staking của Binance

Binance Staking hay stake coin là một trong những hình thức đầu tư coin trong thị trường tiền mã hóa. Tuy nhiên, giữa ma trận quá nhiều coin POS, người dùng sẽ khó có thể tìm được đồng coin staking hiệu quả, lợi nhuận cao và uy tín

Bài viết này, kienthuctrade.net sẽ giới thiệu với bạn một nền tảng tốt nhất hiện nay do chính đội ngũ phát sáng lập DeFi Staking phát hành có tênBinance Staking. Mình sẽ cùng tìm hiểu với các bạn vì sao DeFi Staking với lãi suất lên đến 60%/năm. Bắt đầu nhé …

1. Stake và Proof of Stake là gi?

Proof-of-Stake (POS) là thuật toán đồng thuận của blockchain. Trong đó, các node phải stake coin để tham gia xác nhận giao dịch trên block. Nói đơn giản thì node phải đặt cọc coin để xác minh danh tính.

Đồng coin đầu tiên sử dụng POS ra đời vào năm 2012. Đó chính là Peercoin (PPC). Từ đó đến nay, đã có hàng trăm coin sử dụng thuật toán POS.

Bên cạnh đó, cải tiến từ POS ban đầu, nhiều thuật toán mới đã được sinh ra. Chẳng hạn như Delegated Proof-of-Stake (DPoS) của đồng EOS, Lisk, Steemit,… Hay thuật toán Proof-of-Stake Voting (PoSV) của Tomochain (TOMO).

Điểm chung của những thuật toán POS là hình thức staking coin cho node để xác nhận giao dịch trên block.

2. Staking là gì?

Staking là một quá trình xác thực các giao dịch trên Proof-of-Stake (POS) blockchain. Mục đích là hỗ trợ cho mạng lưới blockchain.

Bất kỳ ai nắm giữ một lượng coin tối thiểu đều có thể staking và nhận phần thưởng staking.

3. Các loại staking phổ biến hiện nay

3.1 Stake trực tiếp

Rất nhiều đồng coin phát triển ví riêng để người dùng có thể giữ, nhận và chuyển coin cho nhau. Bên cạnh đó, ví riêng của coin POS cũng tích hợp sẵn tính năng staking.

Người dùng cần download ví, hold coin là bạn đã có thể nhận coin stake rồi.

Một ví dụ cho hình thức này chính là TOMO với ví riêng Tomo Wallet. App ví đã có sẵn trên Android và iOS, bạn chỉ cần down về và gửi coin vào ví để stake thôi.

3.2 Stake trên sàn (stake nhận reward)

Đã có nhiều sàn giao dịch ra mắt nền tảng staking, hỗ trợ người dùng kiếm thu nhập thụ động từ việc stake coin trực tiếp trên ví sàn.

Bạn chỉ cần gửi coin vào ví sàn giao dịch, để đó là sàn tự động stake coin cho bạn.

Ưu điểm của phương thức này là bạn có thể nhanh chóng trade coin nếu thị trường có biến động mạnh, không cần chờ thời gian gửi từ ví lên sàn.

Như tiendientu.org đưa tin, sàn giao dịch phổ biến là Binance đã ra mắt nền tảng staking với 8 đồng coin. Ngoài ra, còn có sàn Kucoin với hình thức Soft Staking.

Xem thêm: Sàn Anzo Capital có uy tín không?

3.3 Stake trên ví, nền tảng staking

Stake coin trên sàn giao dịch thường có lãi suất thấp. Do đó, để tối đa hóa thu nhập thụ động, bạn có thể tham gia vào các nền tảng staking uy tín.

Đây là một số nền tảng cho phép bạn gửi coin POS và nhận lãi:

  • https://everstake.one/
  • https://stakinglab.io/

Ví dụ như bạn có thể stake Cosmos (ATOM) trên nền tảng https://everstake.one/ với lãi suất 13.02%/ năm.

Ngoài ra, hiện đã có một số ví tiền điện tử hỗ trợ staking coin cho người dùng. Những cái tên có thể kể đến như ví Trust Wallet, ví Cobo Wallet, ví HashKey Hub,…

4. Binance Staking là gì?

Binance Staking là dịch vụ giúp bạn staking một số đồng tiền điện tử nhất định khi lưu trữ tài sản trên sàn Binance.

Hiểu đơn giản thì bạn chỉ cần nạp coin vào sàn Binance là có thể staking một cách dễ dàng.

5. Tại sao nên Staking trên sàn Binance?

  • Dễ dàng tiếp cận với người dùng
  • Bạn có thể lựa chọn các hình thức staking khác nhau: Locked Staking, Flexible Staking, DeFi Staking.
  • Tăng thêm thu nhập với coin nhàn rỗi

6. Các hình thức Staking trên Binance

6.1 Locked Staking

Locked Staking là một hình thức khoá để staking trên sàn binance. Đối với dạng này thì bạn bắt buộc phải khoá số coin mình lại trong một chu kỳ nhất định gồm (7, 30, 60, 90) ngày.

Ưu điểm của hình thức staking này là lợi nhuận trung bình năm cao hơn Flexible Staking. Nếu bạn đang hold coin thì đây là hình thức phù hợp để bạn kiếm thêm tăng số coin.

6.2 Flexible Staking

Flexible Staking là hình thức staking linh hoạt. Không giống với Locked Staking, dạng staking này bạn chỉ cần để trong ví là có thể staking không cần khoá coin.

Tuy cũng nhận được cũng không đáng kể một năm được có cỡ vài % nhưng có còn hơn không đúng không mọi người.

6.3 DeFi Staking

DeFi Staking là một đường tắt giúp mọi người tiếp cận với các sản phẩm DeFi một cách đơn giản nhất.

Binance DeFi Staking đại diện cho bạn tham gia vào các sản phẩm DeFi, nhận thu nhập và phân phối về cho bạn chỉ với một cú click chuột.

Lợi nhuận từ hình thức DeFi Staking mang lại rất cao hơn cả Flexible Staking và Locked Staking. Lợi nhuận này có được là nhờ các sản phẩm DeFi hiện đang có lãi suất cao.

Tuy nhiên, lãi suất cao cũng đi kèm với rủi ro cao. Nên khi bạn tham gia vào hình thức này phải hiểu rõ về DeFi nếu không thì đừng chơi nhé.

7. Cách tính lãi suất staking của Binance

Lấy ví dụ đồng Stellar (XLM), cách tính lãi suất staking XLM của Binance như sau:

Số lượng XLM mỗi user nhận được = Tổng số XLM staking Binance nhận được * Tỉ lệ XLM người dùng nắm giữ.

Tỉ lệ XLM người dùng nắm giữ = Số XLM người dùng nắm giữ / Tổng số XLM Binance nắm giữ.

Chẳng hạn, trong tháng đó:

  • Bạn giữ 1.000 XLM trên ví sàn
  • Tổng số XLM Binance nắm giữ là 10.000.000 XLM
  • Số lượng XLM staking Binance nhận được là 8.000 XLM

Vậy số XLM staking bạn nhận được trong tháng đó là:

8.000 * (1.000 / 10.000.000) = 0.8 XLM

8. Rủi ro khi tham gia staking trên Binance

Bạn nên nhớ tất cả lãi suất đều tính theo năm nhưng chu kỳ có thể là 7, 30,.. ngày. Nên bạn đừng làm tưởng lãi cao nhé.

Lãi cao thì chỉ có DeFi Staking nhưng theo đó là rủi ro đi kèm cũng cao.

Mặc dù Binance đã lựa chọn các dự án tốt nhất để người dùng có thể tiếp cận người dùng. Tuy nhiên, Binance chỉ đóng vai trò cầu nối giữa dự án DeFi và người dùng.

Vì vậy kỳ bất sự tổn thất đến từ phía dự án như bị hack do các vấn đề bảo mật Binance sẽ không chịu trách nhiệm.

Trước đây cũng từng có nhiều dự án DeFi bị hack. Một số cái tên có thể kể tới như bản dưới đây

Dự án Số tiền bị hack (ước tính) Thời gian
dForce  25 triệu USD 19/04/2020
imBTC 300 nghìn USD 18/04/2020
Maker 9 triệu USD 12/03/2020
bZx 1 triệu USD 15/02/2020

Nếu bạn muốn tham gia hình thức DeFi Staking thì hãy tìm hiểu kỹ nhé!

Rồi xong đã biết qua rủi ro. Ai muốn tìm hiểu cách tham gia như thế nào thì cùng Blogtienao xem phần tiếp nhé.

9. Đánh giá Binance Soft Staking

9.1 Ưu điểm

  • Nhanh và đơn giản là ưu điểm của hình thức stake coin trực tiếp trên sàn. Bạn chỉ cần hold coin ở ví và để đó là nhận được phần stake mỗi tháng rồi.
  • Tiện lợi cũng là một điểm cộng lớn. Khi coin để trực tiếp trên ví sàn, bạn có thể trade ngay lập tức nếu có biến động giá mạnh.

9.2 Nhược điểm

  • Sàn Binance snapshot mỗi ngày. Điều này tương tự như bạn phải lock (khóa) coin với những nền tảng stake khác.
  • Tỷ suất lợi nhuận khi stake coin trên Binance có thể thấp và ưu đãi không quá cao.

10. Hướng dẫn tham gia Staking trên Binance

10.1 Binance APP

Để Staking trên Binance App thì bạn chỉ cần để các đồng coin được hỗ trợ trên ví Binance là được.

Nhưng Locked Staking và DeFi Staking thì bạn hãy làm lần lượt theo các bước dưới đây:

  1. Đăng nhập vào ứng dụng Binance, tại phần trang chủ bạn chọn biểu tượng có chữ Staking.
  2. Chọn loại staking mà bạn muốn tham gia. Nếu bạn chưa biết chọn loại nào thì kéo lên xem lại phần phía trên nhé.
  3. Lựa chọn các đồng coin bạn muốn stake, chọn chu kỳ lock rồi nhấn nút Stake now.
  4. Nhập số lượng coin bạn muốn lock rồi nhấn tích vào ô vuông có dòng “I have read….”. Xong rồi bạn nhấn nút Xác nhận mua là được.

10.2 Trên giao diện web 

Những ai không dùng app thì cũng có thể truy cập binance.com để stake nhé.

Bước 1

Đăng nhập tài khoản của bạn và chọn vào phần Tài chính ở thanh menu. Tiếp đó là chọn Staking.

Bước 2

Chọn đồng coin bạn muốn Stake và chọn chu kỳ lock. Rồi nhấn nút Stake now.

Bước 3

Nhập số lượng bạn muốn stake (đảm bảo lớn hơn số coin yêu cầu tối thiểu và nhỏ hơn yêu cầu tối đa).

Tích vào ô có dòng “I have….” và nhấn nút Xác nhận mua là xong.

11. Một số câu hỏi thường gặp

11.1 Binance hỗ trợ staking những đồng tiền điện tử nào?

Tuỳ hình thức staking sẽ hỗ trợ những coin khác nhau. Hiện tại bạn có thể staking những đồng coin như: EOS, ATOM, XLM, TRX, ALGO,… Tìm hiểu thêm.

11.2 Sau khi lock (khoá) coin để staking thì điều gì sẽ xảy ra?

Sau khi khoá thì số lượng coin của bạn sẽ bị trừ đi ở ví spot.

11.3 Điều gì sẽ xảy ra khi hết kỳ hạn lock coin?

Khi hết thời gian khoá thì số dư bạn đã khoá và lãi suất sẽ được trả lại vào ví spot.

11.4 Tôi có thể rút về trước kỳ hạn lock coin không?

Có. Để rút sớm trước kỳ hạn thì bạn phải vào Ví Savings chọn Locked hoặc DeFi Staking chọn Early-redeem (Rút-sớm).

11.5 Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi rút sớm?

Bạn sẽ bị khấu trừ phần lãi và chỉ còn lại phần gốc.

11.6 Tôi có thể tham gia cùng lúc Locked , Flexible, DeFi Staking không?

Không. Bạn chỉ có thể tham gia một trong ba loại hình trên.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những gì mình biết về Binance Staking một bài viết khá chi tiết về DeFi Staking trên Binance Staking , mình hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư . Binance Staking  là một nền tảng nóng rất an toàn, uy tín và tiện dụng mà mình khuyên bạn nên dùng để trữ .

Nếu bạn cảm thấy bài viết “Binance Staking là gì? DeFi Staking với lãi suất lên đến 60%/năm” hữu ích thì đừng quên LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Để lại bình luận nếu bạn gặp khó khăn và cần mình hỗ trợ.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here