Home Kiến thức trading Swing High là gì? Ý nghĩa của Swing High trong giao dịch forex

Swing High là gì? Ý nghĩa của Swing High trong giao dịch forex

0
Swing High là gì? Ý nghĩa của Swing High trong giao dịch forex
Swing High là gì? Ý nghĩa của Swing High trong giao dịch forex

Swing high, swing low là một trong những công cụ phổ biến nhất được dùng trong phân tích kỹ thuật. Với swing high, swing low, các nhà giao dịch trong thị trường forex đã phát triển nên các phương pháp giao dịch khác nhau, có nhiều hơn các cơ hội thu về lợi nhuận.

Cách xác định swing high, swing low có tác động tương đối lớn đến kết quả giao dịch của chúng ta, vì vậy bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về khái niệm của swing high, nó hoạt động như thế nào và ứng dụng của nó trong phân tích kỹ thuật.

1. Swing High là gì?

Thuật ngữ swing high được sử dụng khá phổ biến bởi các trader trong quy trình phân tích kỹ thuật.

Swing high được hiểu đơn giản là đỉnh hay điểm cực đại của giá và tại điểm đó giá không thể tăng cao hơn nữa mà sẽ giảm. Đỉnh sẽ hình thành khi trong một vùng cụ thể, có một mức giá cao hơn so với các giá xung quanh nó.

Khi giá tạo ra một loạt các đỉnh liên tiếp, đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ thì đây chính là tín hiệu của một xu hướng tăng. Các trader có thể dễ dàng nhận ra các đỉnh trong thị trường dao động (range-bound) hoặc có xu hướng tăng/giảm.

Swing high là một công cụ rất hữu ích trong chiến lược giao dịch theo xu hướng (trend trading), giao dịch trong một khung giá (trading in range) hoặc là khi sử dụng các chỉ báo kỹ thuật. Việc phân tích các đỉnh sẽ giúp các trader xác định xu hướng và sức mạnh của xu hướng.

Đối lập với swing high là swing low.

2. Swing High hoạt động như thế nào?

Khi giá vượt qua swing high trước đó, một đỉnh mới sẽ được hình thành. Đỉnh đó sẽ không thể xác định cho đến khi giá bắt đầu giảm.

Một khi giá bắt đầu giảm, đỉnh mới sẽ được tạo ra và các nhà giao dịch nên chú ý đỉnh đó. Đỉnh này được gọi là higher swing high, bởi vì giá của đỉnh mới cao hơn giá của đỉnh cũ.

Higher swing high gắn liền với xu hướng tăng và giá sẽ tiếp tục di chuyển đi lên và cao hơn nữa.

Sự chênh lệch về giá giữa các đỉnh chính là dấu hiệu cho sức mạnh xu hướng. Khi đỉnh gần đây nhất vượt xa so với đỉnh trước đó, điều đó cho thấy tài sản nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người dùng và sức mua là rất lớn.

Nhưng khi đỉnh mới được hình thành và chỉ cao hơn đỉnh trước đó một chút, giá vẫn nằm trong xu hướng tăng, nhưng nó không di chuyển mạnh, điều đó có nghĩa là sức mua tăng nhưng không mạnh và rõ rệt.

Ngoài higher swing high, còn có lower swing high. Khi giá tăng lên nhưng sau đó bắt đầu giảm, tạo ra một đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và đỉnh đó được gọi là lower swing high. Lower swing high có liên quan đến xu hướng giảm hoặc một xu hướng tăng đang mất đi đà tăng trưởng, vì giá không còn di chuyển đi lên và cao hơn giá cũ.

Khi xuất hiện một loạt các lower swing high liên tiếp và giá cũng tạo ra các mức lower swing lows (xuất hiện các đáy mới thấp hơn đáy trước), thì đây có thể là tín hiệu cho một xu hướng giảm.

Tóm tắt lại:

Swing high là điểm cực đại của giá mà sau đỉnh đó, giá sẽ sụt giảm.

Sự xuất hiện của đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ (Higher swing high) là tín hiệu thường thấy của một xu hướng tăng và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ (lower swing high) có liên quan đến xu hướng giảm hoặc mất đà tăng trưởng trong một xu hướng tăng.

Sự chênh lệch giữa các đỉnh (swing high) có thể cung cấp cho các nhà giao dịch forex cái nhìn sâu sắc về sức mạnh xu hướng. Một đỉnh mới cao hơn nhiều so với các đỉnh trước đó cho thấy các trader đang rất nóng lòng thực hiện giao dịch, tạo ra sức mua vô cùng mạnh mẽ.

Các đỉnh giá được xem là chỉ báo vô cùng hữu ích giúp các trader xác định được xu hướng của thị trường và sức mạnh giao dịch thông qua việc vào và thoát lệnh. Các đỉnh thường được các nhà giao dịch áp dụng để phân tích các chỉ số và từ đó giúp họ đưa ra quyết định của mình.

3. Sử dụng swing high trong chiến lược giao dịch forex

Các đỉnh có thể được sử dụng cho mục đích phân tích biểu đồ trong giao dịch forex. Dưới đây là một vài ý tưởng về cách sử dụng chúng.

Khi tiến hành giao dịch theo xu hướng (trend trading): Trong một xu hướng giảm các đỉnh được hình thành theo hướng thoái lui, hay nói cách khác, đỉnh mới sẽ thấp hơn so với các đỉnh cũ, đà tăng trưởng bị mất đi mà thay vào đó là đà suy giảm.

Và khi đó, các nhà giao dịch có thể thực hiện lệnh bán. Thông thường, các chỉ báo và mô hình nến Nhật có thể được sử dụng kết hợp với swing high để tăng cơ hội giao dịch thành công.

Ví dụ, một nhà giao dịch có thể áp dụng chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) trên 70 khi giá tăng cao và mô hình nến ba con quạ đen (mô hình nến three black crows) hoặc một mô hình giảm giá khác để xác định sự trở lại của một xu hướng giảm chung.

Khi đó, các nhà giao dịch forex nên đặt một lệnh dừng lỗ phía trên đỉnh một đoạn để giảm thiểu rủi ro nếu giao dịch không đi theo hướng dự định.

Nếu thực hiện lệnh mua trong một xu hướng tăng nhưng một số nhà giao dịch sẽ thoát lệnh tại đỉnh mới khi giá bắt đầu giảm.

Công cụ Fibonacci mở rộng cũng có thể được áp dụng trong phân tích biểu đồ để hiển thị các vùng kháng cự được tạo ra giữa đỉnh và đáy. Ví dụ: nếu một nhà giao dịch thực hiện lệnh mua tại đáy, họ có thể đặt mục tiêu lợi nhuận ở mức 61,8% 100%, Fibonacci.

Giao dịch tại thị trường Rangebound: Khi giá dao động trong phạm vi di chuyển ngang giữa điểm hỗ trợ và kháng cự, các nhà giao dịch có thể bắt đầu giao dịch bằng cách vào lệnh mua tại hoặc xung quanh đáy. Đợi cho đến khi giá gần đến mức hỗ trợ, hình thành một đáy mới, và sau đó bắt đầu tăng trở lại.

Các đỉnh trước đó hoặc kháng cự, có thể được sử dụng làm căn cứ để thoát lệnh. Ngoài ra, người giao dịch có thể chọn thoát ra trước khi giá chạm ngưỡng kháng cự và đỉnh trước đó. Hoặc, họ có thể chờ xem liệu giá có thể vượt qua ngưỡng kháng cự và tạo ra một đỉnh mới hay không.

Một nhà giao dịch cũng có thể thực hiện lệnh bán xung quanh đỉnh trước đó trước khi giá bắt đầu giảm. Sau đó, họ có thể tìm cách thoát lệnh tại các đáy hoặc chờ đợi một breakout qua mức hỗ trợ.

Chỉ báo phân kỳ: Nếu giá của một tài sản liên tục tăng và tạo ra các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ trong khi chỉ báo dao động lại tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, trường hợp này được gọi là phân kỳ.

Đây là tín hiệu cảnh báo cho thấy xu hướng tăng đang yếu dần và khả năng giá đang hình thành đỉnh là khá cao. Chỉ báo này không được dùng để xác định sự biến động giá để đưa ra cảnh báo về khả năng giá đảo chiều.

Sự phân kỳ không phải lúc nào cũng là một tín hiệu đáng tin cậy. Đôi khi nó xảy ra quá sớm; giá tiếp tục di chuyển theo hướng hiện tại và sự phân kỳ kéo dài. Đôi lúc, nó không có cảnh báo về việc đảo ngược giá. Mặc dù có những hạn chế, một số nhà giao dịch vẫn lựa chọn theo dõi sự phân kỳ dựa vào các đỉnh và đáy.

4. Ví dụ về các loại swing high khác nhau

Biểu đồ sau đây của Apple Inc. (AAPL) cho thấy các đỉnh được sử dụng để phân tích giá. Các đỉnh được nối với nhau bằng các đường vẽ thủ công. Các đường này giúp làm nổi bật xu hướng tăng và xu hướng giảm và sự dao động giá ở giữa.

Ở bên trái, các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước thể hiện giá đang có xu hướng tăng lên. Ở giữa khoảng đó, giá có giảm một chút và hình thành một đỉnh thấp hơn so với các đỉnh trước. Sau đó giá lại tiếp tục tăng mạnh, hình thành các đỉnh mới cao hơn.

Giá tiếp tục giảm mạnh, hình thành các đỉnh thấp hơn đỉnh trước.

Tuy nhiên, giá sau đó lại di chuyển đi lên một lần nữa. Các đỉnh mới được hình thành cao hơn đỉnh cũ cho thấy xu hướng giảm đã chững lại, mở ra một xu hướng tăng tiếp.

Vậy là chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về swing high như khái niệm, cách xác định swing high cũng như higher/lower swing high cũng như ứng dụng của nó trong giao dịch forex.

Hi vọng những kiến thức chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here