Home Đầu tư Coin Tiền điện tử là gì? Tiền điện tử có phải tiền ảo không? Hãy bảo mật tài khoản tiền điện tử của bạn trước khi quá muộn

Tiền điện tử là gì? Tiền điện tử có phải tiền ảo không? Hãy bảo mật tài khoản tiền điện tử của bạn trước khi quá muộn

0
Tiền điện tử là gì? Tiền điện tử có phải tiền ảo không? Hãy bảo mật tài khoản tiền điện tử của bạn trước khi quá muộn

Ngày nay, con người đang ngày càng dành nhiều thời gian để tạo dựng cuộc sống trong thế giới ảo, nơi mà các trang mạng xã hội được xem là công cụ kết nối 2 thế giới thật – ảo này. Điều này ngầm minh chứng cho giá trị tiền ảo trong tương lai, thứ có thể chiếm một vị thế rất quan trọng , có thể thay thế cả tiền giấy.

Tuy nhiên, mối nguy hiểm lớn nhất mà tiền ảo đang phải đối mặt đó là cách thức bảo mật. Do đó, để góp phần tạo nên một kế hoạch đầu tư thông minh, hãy bảo mật tài khoản tiền điện tử của bạn trước khi quá muộn! 

Để tìm hiểu vấn đề này, đầu tiên hãy cùng kienthuctrade.net sơ lược một chút kiến thức về tiền điện tử nhé. Bắt đầu nào…

1. Tiền điện tử là gì?

Theo Wikipedia, tiền điện tử là tiền đã được số hóa, nghĩa là tiền ở dạng những bit số, đồng thời chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành.

Ngoài ra, tiền điện tử được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng mở tại tổ chức phát hành hay phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi, mua bán và tích lũy giá trị.

Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.

2. Tiền điện tử có phải tiền ảo không?

Nếu bản chất của tiền tệ là vật trao đổi ngang giá thì đồng điện tử cũng vậy. Tiền điện tử là vật trao đổi ngang giá trung gian hoạt động trên môi trường internet dưới những thuật toán.

Và nếu bạn gọi tiền điện tử là tiền ảo thì những tờ tiền giấy, những khoảng tiền giao dịch ngân hàng của bạn cũng là tiền ảo. Tại sao tôi lại nói vậy? Đơn giản thôi. Giá trị để tạo ra 1 đồng tiền 500.000 VNĐ không phải 500.000 VNĐ.

Chúng ta chỉ đang gán giá trị đó lên đồng tiền đó. Hay trong những giao dịch chuyển khoản ngân hàng đến cho khách hàng, đối tác… bạn cũng không được nhìn thấy bất cứ đồng tiền nào.

3. Tiền điện tử hoạt động như thế nào?

Tiền điện tử được hỗ trợ bởi toán học chứ không phải là từ những văn bản của chính phủ hay tổ chức tài chính.

Trong khi, cũng giống như tất cả các loại tiền tệ, chúng vẫn phụ thuộc vào giá trị được mà chúng được công nhận rối, sự khan hiếm của chúng dựa trên nền tảng toán học và không thể điều chỉnh bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào.

Chúng không bị trói buộc với sự sẵn có của hàng hoá vật chất, chẳng hạn như vàng, cũng không thể được tạo ra một cách nhân tạo bởi các chính phủ hoặc các tổ chức tài chính như đồng đô la.

Tiền điện tử sử dụng một mạng lưới phân phối để cho phép hệ thống giao dịch p2p (peer-to-peer), giao dịch ngang hàng mà không cần đến các bên thứ ba. Để đảm bảo sự an toàn, mật mã sử dụng các thuật toán toán học và một sổ cái công khai.

Để đảm bảo mọi giao dịch đều hợp pháp, phương trình toán học phức tạp được sử dụng để liên kết mỗi tài khoản với số tiền thực mà chủ tài khoản muốn chi tiêu.

Người sử dụng, thường được gọi là những thợ mỏ, dành các tài nguyên tính toán của họ để giải quyết các phương trình và thường nhận phần thưởng với một lượng nhỏ.

Xem thêm: Ưu nhược điểm sàn giao dịch ASX Markets là gì?

4. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Thuận tiện trong giao dịch: Nếu khi gửi tiền tại các ngân hàng, bạn có thể bị giới hạn chuyển khoản, rút tiền… trong 1 ngày thì với tiền điện tử, bạn có quyền tự do giao dịch bất chấp không gian thời gian.
  • Bitcoin không thể làm giả: Vì không tồn tại dưới dạng vật chất và mỗi đồng tiền điện tử tồn tại dưới 1 dãy bit mã hóa duy nhất trên Internet
  • Độ bảo mật an toàn cao
  • Chi phí giao dịch cực thấp
  • An toàn và bảo vệ môi trường
  • Có tiềm năng phát triển thương mại điện tử

Nhược điểm

  • Sử dụng không quá dễ dàng: Với những người đã quen sử dụng công nghệ thì vấn đề này không quá khó khăn. Nhưng đối với những ai ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ thì việc tạo ví Bitcoin và quản lý lại khá khó khăn. Không chừng còn bị lừa đảo 1 cách dễ dàng hơn nữa.
  • Giá Bitcoin thường biến động lên xuống mà chúng ta rất khó để đoán trước được. Điều này gần giống với sự lên xuống của thị trường chứng khoán.
  • Là nơi cho tội phạm hoạt động rửa tiền: Có lẽ đây là nhược điểm lớn nhất. Và cũng vì lý do này mà có những quốc gia chưa chấp nhận đồng coin là một loại tiền tệ hợp pháp.

5. Thực trạng về vấn nạn tấn công mạng về bảo mật tài khoản tiền điện tử

Kể từ 2 năm trở lại đây, tình hình gian lận kỹ thuật số và các vụ tấn công mạng liên tục xảy ra vượt mức báo động.  Theo báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu Verizon 2017, 81% các vi phạm liên quan đến tấn công mạng hay đánh cắp đều làm suy yếu mật khẩu đầu tiên.

Do đó, dịch vụ bảo mật dữ liệu mạng nói chung và bảo mật tiền điện tử nói chung đang được nâng cấp cải thiện nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Trước đây, bất kỳ ký tự thường nào đều có thể đặt làm mật khẩu.

Nhưng hiện nay, hầu hết các trang web yêu cầu đặt mật khẩu cho tài khoản phải kết hợp giữa ký tự hoa (A,B..), ký tự thường(a,b..), số(1,2..) và cả ký tự đặc biệt(!,@,..). Điều này thực sự đã giúp giảm đáng kể các cuộc tấn công mạng.

Mặc dù vậy, việc cài đặt mật khẩu phức tạp không hoàn toàn giải quyết được vấn đề do xu hướng dùng một mật khẩu cho mọi nơi của người dùng. Xu hướng này có thể gây nên hậu quả vô cùng lớn nếu một trong các tài khoản của bạn bị xâm nhập.

Theo một cuộc khảo sát khác được thực hiện bởi TeleSign, 73% tài khoản trực tuyến được sử dụng một mật khẩu trùng lặp, và 54% người dùng sử dụng ít hơn 5 mật khẩu trong suốt quá trình online.

Chúng ta có xu hướng sử dụng cùng một chìa khóa cho tất cả các ổ khóa kỹ thuật số mà một khi chìa khóa bị mất sẽ rất nguy hiểm.Một cách để giải quyết vấn đề này là sử dụng một mật khẩu duy nhất cho mỗi tài khoản. Nhưng trừ khi bạn có bộ nhớ siêu đẳng, điều này là hoàn toàn không khả thi.

Vấn đề nan giải về bảo mật tiền điện tử thực sự phức tạp trừ phi bạn có khả năng ghi nhớ siêu đẳng để ghi nhớ mỗi tài khoản một loại password khác nhau. Nhưng cách giải quyết này hoàn toàn thiếu thực tế. Một cách khác giúp bạn giải quyết vấn đề này là sử dụng trình quản lý mật khẩu như LastPass.

Theo một thống kê khác, một lượng lớn các tài khoản và mật khẩu email của các nước khác trên thế giới bị đánh cắp có tổng dung lượng lên đến 41GB với 1,4 tỷ tài khoản. Phần lớn các tài khoản này đều từ các website nổi tiếng thế giới như My Space, Linked In, Netflix, Runescape,…

Trong năm 2018, hàng nghìn vụ tấn công hack tài khoản crypto, gây ra thiệt hại hàng tỷ USD, một mất mát vô cùng lớn với các nhà đầu tư.

6. Giải pháp bảo mật tiền điện tử

Đứng trước mối nguy hại từ internet, người dùng có thể lưu ý những giải pháp được đề xuất sau đây để bảo mật tài khoản tốt nhất:

– Sử dụng bảo mật 2 lớp trong bảo mật tài khoản tiền điện tử

Tài khoản bảo mật 2 lớp có thể đảm bảo tối đa về tính bảo mật khi xác suất tài khoản bị đánh cắp gần như bằng 0. Hình thức bảo mật 2 lớp phổ biến nhất là xác thực bằng tin nhắn SMS thông qua số điện thoại dùng để đăng ký tài khoản đó. Ngoài ra, đa phần người dùng hiện nay đều sử dụng xác thực 2FA Google Authenticator.

Một số hình thức bảo mật 2 lớp khác còn là nhận cuộc gọi đến số điện thoại đăng ký, gửi email xác nhận hay thông báo trực tiếp đến thiết bị thứ 2 có cùng tài khoản đăng nhập.

– Cập nhật phần mềm thường xuyên để bảo mật thông tiền điện tử

Nhà cung cấp phần mềm hiện nay thường liên tục cập nhật những phiên bản mới nhất để cải thiện nâng cấp hay sửa lỗi cho phiên bản cũ. Do đó, nếu không cập nhập thường xuyên, nguy cơ tin tặc xâm nhập các lỗ hỗng từ bản cũ để đánh cắp tài khoản của bạn là rất lớn.

– Nhận thức về lừa đảo trực tuyến

Việc phân biệt tin nhắn hay email lừa đảo với những tin nhắn thực sự bằng nguồn địa chỉ hợp pháp là rất khó khăn. Bạn cần tinh ý thông qua việc xem kỹ nội dung và ngữ pháp của tin nhắn. Các dấu hiệu nhận biết thường là những lỗi về cách viết tin khó hiểu, lắp ghép, sai chính tả…

– Sử dụng mật khẩu phức tạp

Một mật khẩu được đánh giá cao về độ bảo mật thì tối thiểu phải có 12 ký tự, bao gồm cả ký tự, số và biểu tượng. Tuy nhiên, người dùng có xu hướng đơn giản hóa các quy tắc mật khẩu để dễ ghi nhớ khiến mật khẩu dễ dàng bị đánh cắp. Hơn nữa, việc dùng trùng mật khẩu cũ cho dù có độ bảo mật cao thì cũng vẫn là một lỗ hổng khác.

– Chú ý cài đặt bảo mật

Ngày nay, phần lớn các tài khoản đều được trang bị các công cụ làm cho việc xử lý an toàn tổng thể dễ dàng hơn. Bạn cần đặc biệt chú ý cài đặt bảo mật, cẩn thận với những thông báo và cảnh báo từ nhà cung cấp.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu tổng quan về thông tin thực trạng và giải pháp bảo mật cho tài khoản tiền điện tử tốt nhất hiện nay, kienthuctrade.net hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé ! Chúc các bạn thành công.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here