Home Kiến thức trading Tìm hiểu về mô hình nến đảo chiều Hanging Man (Người treo cổ). Giao dịch forex đảo chiều hiệu quả với mô hình nến người treo cổ

Tìm hiểu về mô hình nến đảo chiều Hanging Man (Người treo cổ). Giao dịch forex đảo chiều hiệu quả với mô hình nến người treo cổ

0
Tìm hiểu về mô hình nến đảo chiều Hanging Man (Người treo cổ). Giao dịch forex đảo chiều hiệu quả với mô hình nến người treo cổ

Mô hình Hanging Man là một tín hiệu nến Nhật đảo chiều rất phổ biến trong giao dịch. Tuy nhiên nhiều trader vẫn chưa nắm được cách sử dụng mô hình này sao cho hiệu quả hoặc thường xuyên áp dụng sai hoặc nhầm lẫn với các mô hình nến Nhật khác.

Trong bài viết ngày hôm nay, kienthuctrade.net sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về kiểu mô hình nến này, giúp các trader có cái nhìn tổng quan hơn và vì thế, áp dụng tốt hơn trong quá trình thực hiện giao dịch.

1. Mô hình nến Hanging Man là gì?

Mô hình nến Hanging Man xuất hiện trong một xu hướng tăng và cảnh báo khả năng tạo đỉnh của xu hướng tăng đó nhưng sau đó giá có thể giảm. Mô hình nến Hanging Man có thân nến ngắn, bóng nến dưới dài, gần như không có bóng nến trên hoặc nếu có thì rất ngắn.

Hanging Man báo hiệu rằng áp lực bán có khả năng đẩy giá đi xuống trong cả phiên giao dịch, và từ đó báo hiệu một mô hình đảo chiều giảm giá có thể xảy ra. Mô hình này chỉ có giá trị khi giá đóng cửa của phiên giao dịch tiếp theo thấp hơn thân nến Hanging Man, nếu ngược lại thì mô hình nến Hanging Man không khả dụng.

Tóm tắt lại:

Hanging Man là một mô hình nến đảo chiều giảm giá xảy ra sau khi tăng giá. Khoảng tăng giá giữa các nến có thể nhỏ hoặc lớn, nhưng nên bao gồm ít nhất một vài thanh giá di chuyển cao hơn hẳn.

Hanging Man có thân nến ngắn, bóng nến dưới dài hơn thân nến ít nhất 2 lần. Bóng nến trên rất ngắn hoặc là không có bóng nến trên.

Giá đóng cửa có thể ở trên hoặc dưới mức giá mở cửa, tuy nhiên theo mô hình điển hình của Hanging Man, mức giá đóng cửa gần mới mức giá mở cửa, tạo nên thân nến ngắn.

Hanging Man giống như một chỉ báo. Nếu sau mô hình nến Hanging Man là một cây nến có mức giá thấp hơn, thì mô hình nến Hanging Man được coi là hợp lệ.

Sau khi xác nhận mô hình nến Hanging Man là chính xác, các nhà giao dịch sẽ tận dụng thời cơ kiếm lời bằng cách thoát lệnh mua và thực hiện lệnh bán.

2. Ý nghĩa của mô hình nến người treo cổ Hanging Man

Đằng sau tín hiệu nến Hanging Man đó là khi số lượng lớn các nhà đầu tư với lệnh Mua đang kiểm soát thị trường thì xuất hiện một lượng lớn các nhà đầu tư bắt đầu bán ra hoặc đặt lệnh Stop Loss để đón đầu một xu hướng mới thể hiện ở bóng nến dưới của Hanging Man rất dài.

Các nhà giao dịch coi mô hình Hanging Man như một dấu hiệu giúp họ dự đoán được tài sản có thể sẽ bước vào một xu hướng giảm.

Hanging Man xảy ra sau khi giá đã tăng cao, được biểu hiện qua một số cây nến tăng giá. Ngoài ra, mô hình cũng có thể xảy ra trong một xu tăng ngắn hạn trong bối cảnh chung là xu hướng giảm giá.

Mô hình Hanging Man trông giống như chữ “T” và sự xuất hiện của cây nến chỉ là một cảnh báo và không nhất thiết phải thực hiện giao dịch khi nó xuất hiện.

Mô hình Hanging Man sẽ được coi là hợp lệ khi giai đoạn tiếp theo hoặc ngay sau đó giá sẽ giảm. Sau mô hình Hanging Man, giá đóng cửa không vượt quá mức giá cao của mô hình nến Hanging Man được coi là lý tưởng, vì điều đó báo hiệu một mức giá khác có khả năng tăng. Nếu sau mô hình Hanging Man mà giá giảm, các nhà giao dịch sẽ sử dụng nó như một tín hiệu để thoát lệnh mua hoặc bắt đầu một lệnh bán.

Ngoài tác dụng báo hiệu sớm xu hướng đảo chiều của giá, Hanging Man còn có tác dụng thứ hai đó là xác định sớm điểm đóng lệnh và thoát khỏi thị trường để bảo toàn lợi nhuận.

Sau khi mô hình Hanging Man được xác nhận và các trader quyết định mở một lệnh bán khống, thì nên đặt điểm dừng lỗ ở trên mức giá cao của mô hình nến.

Nói chung, mô hình nến Hanging Man thường được sử dụng kết hợp với các hình thức phân tích khác, chẳng hạn như phân tích giá cả hoặc xu hướng, hoặc các chỉ số kỹ thuật.

Mô hình nến Hanging Man có thể xảy ra trên tất cả các khung thời gian, từ biểu đồ một phút cho đến biểu đồ hàng tuần và hàng tháng.

3. Đặc điểm của mẫu mô hình Hanging Man

Vị trí xuất hiện: nằm trong đỉnh của 1 xu hướng tăng giá mạnh, diễn ra trong 1 thời gian dài.

Độ dài, kích thước nến: thân nến nhỏ, hẹp, râu nến trên ngắn hoặc gần như không có, râu nến dưới dài, có độ dài ít nhất là phải gấp đôi thân nến, hoặc gấp 3 thì càng tốt

Màu sắc nến: không quan trọng. Nhưng theo Nison thì nến có màu đỏ (nến giảm) sẽ khẳng định rõ ràng xu hướng đảo chiều hơn là nến màu xanh (nến tăng).

Báo hiệu xu hướngGiảm

4. Chiến lược giao dịch với nến Hanging Man

Trước khi đi tìm điểm entry vào lệnh, thì bạn cần làm các bước sau để xác định cụ thể xu hướng dài hạn, mà tôi từng nhấn mạnh là nó vô cùng quan trọng.

Cách tốt nhất hãy phân tích đa khung thời gian bắt đầu bằng các khung thời gian lớn trước như khung ngày (khung daily) hoặc khung tuần (khung weekly) để quan sát xu hướng dài hạn của thị trường. Sau đó, tiến hành xem các khung thời gian nhỏ hơn h4 hoặc h1 để tìm điểm entry đẹp vào lệnh.

Bước 1: Xác định xu hướng dài hạn

Xem biểu đồ tại các khung lớn như khung D1 hoặc W1  để xác định rõ xu hướng dài hạn đang diễn ra là gì. Bạn tuyệt đối không được giao dịch chống lại xu hướng dài hạn các bạn nhé.

Mặc dù trong sóng có sóng, bạn hoàn toàn có thể giao dịch ngược hướng nhưng nên ở các khung nhỏ hơn. Khi giao dịch dài hạn, thì tuyệt đối không được đánh ngược hướng với xu hướng chính.

Tốt nhất đối với các trader mới vào nghề, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên đánh theo đúng sóng của thị trường, đánh ngược sóng sẽ rất dễ làm cho các bạn bị say sóng và khó lòng kiểm soát được tình hình.

Bước 2: Tìm điểm entry vào lệnh

Sử dụng các khung thời gian ngắn hơn như H1 hoặc H4 để xác định điểm vào lý tưởng.

Điểm vào lệnh: sẽ là điểm vào nằm ở cây nến xác nhận thứ 2, sau cây nến Hanging Man. Ở trên tôi có nói, để ăn chắc, sau khi Hanging Man hình thành bạn phải chờ tới cây tiếp theo có giá đóng cửa thấp hơn nến Hanging Man, lúc này sẽ hình thành 1 cây nến giảm, và như vậy thì xu hướng đảo chiều giảm giá sẽ diễn ra chắc cú hơn.

Điểm cắt lỗ: cách đỉnh cao nhất của xu hướng tăng giá 2-3 pips

Bước 3: Sử dụng thêm các chỉ số hỗ trợ

Nếu chỉ sử dụng duy nhất mô hình Hanging Man, bạn sẽ rất dễ “fail” thua lỗ với lệnh đó. Tốt nhất phải kết hợp thêm các chỉ báo khác như RSI đang ở ngưỡng quá mua trên 80%, hay xuất hiện các tín hiệu phân kỳ MACD

Bước 4: Đặt lệnh giao dịch

Khi hoàn thành được toàn bộ bước trên bạn sẽ bắt đầu đặt 1 lệnh giao dịch và điểm cắt lỗ cách râu nên tăng giá cao nhất từ 2-3 pip.

Bước 5: Quản lý rủi ro

Dù có chắc chắn đến đâu thì nguy cơ thua lỗ vẫn xảy ra, vì lẽ đó bạn không nên tất tay hay all in trong bất cứ trường hợp nào, chỉ vào lệnh theo 1 khối lượng phù hợp để trong trường hợp rủi ro xảy ra bạn vẫn có thể bảo toàn vốn cho bản thân bạn.

Bước 6: Khi nào nên đóng lệnh giao dịch?

Khi tham gia bất kỳ 1 lệnh giao dịch nào, tốt nhất tỷ lệ rủi ro R:R phải đạt 1: 2. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu về tỷ lệ R:R:

Các trader thường hay bông đùa rằng chốt lời tùy mồm, nghĩa là bạn cảm thấy mức lợi nhuận bạn kiếm được như vậy là đủ rồi, bạn có thể chốt bớt lệnh để bảo toàn vốn.

Phần còn lại, có thể kéo điểm stop loss về điểm entry, hoặc nên sử dụng trailing stop để trong trường hợp không may giá vòng ngược lại có “cắn” stop loss, thì bạn cũng không bị mạo hiểm về vốn.

Với trader cái sợ nhất chính là đang chuyển từ lãi thành lỗ nên cứ có lời là chốt, đừng quá kỳ vọng và tham lam!

5. Ví dụ về cách sử dụng mô hình nến Hanging Man

Biểu đồ biểu thị một xu hướng giảm giá với sự xuất hiện của một xu hướng tăng giá ngắn hạn và một cây nến Hanging Man trước đó. Khi mô hình Hanging Man hình thành và cây nến sau đó giảm giá, trở thành điều kiện đủ để mô hình nến Hanging Man trở nên có giá trị thông tin, giúp các nhà giao dịch có cơ sở để thực hiện lệnh bán.

Ví dụ minh họa trên cho các trader thấy rằng mô hình nến Hanging man không nhất thiết phải xảy ra trong một xu hướng tăng kéo dài, mà nó còn xuất hiện trong một xu hướng giảm giá dài hạn.

Ngoài ra, các trader cũng cần xác định điểm vào lệnh cho mô hình nến Hanging Man. Điểm vào lệnh cho mô hình nến Hanging Man khá đặc biệt mà bạn cần lưu ý thật kỹ.

Điểm vào lệnh tiêu chuẩn: 1 pips ngay phía dưới nến xác nhận của nến Hanging Man, không phải ngay dưới nến Hanging Man.

Điểm Stop Loss: 1-2 pips ngay trên đỉnh cao nhất của xu hướng tăng giá hiện tại. Chọn đỉnh cao nhất là vì nến xác nhận có thể tăng lên, sau đó mới tụt xuống. Và vì vậy nến xác nhận sẽ có bóng nến trên dài hơn so với bóng nến trên của Hanging Man.

6. Sự khác biệt giữa mô hình nến Hanginng Man và mô hình nến Hammer

Mô hình nến Hanging Man và Hammer trông giống nhau. Sự khác biệt chính giữa hai mô hình này đó là bối cảnh xảy ra. Hanging Man xuất hiện trên đỉnh, còn Hammer xuất hiện dưới đáy. Ngoài ra, mô hình nến Hammer hình thành sau một đợt giảm giá.

Mô hình Hammer cho thấy sức bán mạnh mẽ trong khoảng thời gian trước, nhưng khi phiên giao dịch đó kết thúc, người mua bắt đầu lấy lại quyền kiểm soát của mình.

Điều đó có nghĩa là một xu hướng tăng sẽ có thể xảy ra và điều này sẽ được xác nhận bằng chuyển động tăng giá của nến sau.

Ngược lại, mô hình nến Hanging Man xuất hiện sau khi thị trường tăng giá và được dùng như một tín hiệu cho một xu hướng giảm sắp tới.

7. Hạn chế của việc sử dụng mô hình nến Hanging Man

Một trong những hạn chế của mô hình này là việc chờ xác nhận mô hình có thực sự được hình thành có thể dẫn đến sự chậm trễ trong điểm vào lệnh. Trên thực tế, giá di chuyển rất nhanh vì vậy điểm vào lệnh là vô cùng quan trọng giúp bạn tận dùng được tối đa thời cơ kiếm lời cũng như hạn chế rủi ro trong giao dịch.

Rất khó cho các trader để có thể định lượng được mức lợi nhuận mà họ có thể thu về vì các mô hình nến thường không cung cấp mục tiêu lợi nhuận. Thay vào đó, các nhà giao dịch cần kết hợp mô hình Hanging Man cùng với các mẫu nến hoặc chiến lược giao dịch khác để quyết định vào hay thoát lệnh giao dịch.

Ngoài ra, ngay cả khi cây nến sau mô hình Hanging Man có chiều giá đi xuống, không có gì đảm bảo rằng sau mô hình Hanging Man, xu hướng giảm sẽ bắt đầu vì nó phát đi tín hiệu đảo chiều yếu. Đây là lý do tại sao các trader nên đặt lệnh dừng lỗ để kiểm soát rủi ro trong khi thực hiện giao dịch.

Vậy là, chúng tôi đã cung cấp những thông tin liên quan đến mô hình nến Hanging Man như khái niệm, ý nghĩa, ví dụ về cách sử dụng mô hình, sự khác biệt giữa mô hình nến Hanging Man và mô hình nến Hammer cũng như những hạn chế của nó.

Với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, hi vọng rằng các trader đã nắm rõ hơn về kiểu mô hình này, để từ đó, có thể vận dụng linh hoạt và hiệu quả trong quá trình giao dịch.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here