Home Trade Forex Tổng quan về Thị trường Forex, Forex là gì? lịch sử, đặc điểm thị trường Forex

Tổng quan về Thị trường Forex, Forex là gì? lịch sử, đặc điểm thị trường Forex

55
Tổng quan về Thị trường Forex, Forex là gì? lịch sử, đặc điểm thị trường Forex

1. Forex là gì?

Forex hay Foreign Exchange là thị trường trao đổi ngoại tệ / ngoại hối, thường được viết là FOREX hay FX hay spot FX (Thị trường ngoại hối giao ngay). Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên đến 5000 tỉ USD (theo thống kê từ 2008). 

Thị trường trao đổi ngoại tệ (Forex) là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hoá. Thị trường là một phạm vi hoạt động trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế.

Forex là tập hợp gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương mại. Việc chi trả cho xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán tài sản đều phải thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được gọi là thị trường trao đổi ngoại tệ “tiêu thụ”. Cũng có những giai đoạn đầu cơ trong những công ty Forex đó là sự phơi bày về tài chính rộng lớn để các nền kinh tế ở nước ngoài tham gia vào Forex để bù đắp nguy cơ rủi ro của việc đầu tư quốc tế.

2. Lịch sử thị trường Forex

2.1 Hệ thống bản vị Vàng

Hệ thống bản vị vàng là một hệ thống tài chính từng được sử dụng mà ở đó các tiêu chuẩn giao dịch được dựa theo một giá trị hàng hóa cố định (ở đây là Vàng). Điều đó có nghĩa là một khối lượng vàng nhất định được ấn định làm đơn vị để trao đổi với các đồng tiền khác. Nó bắt đầu vào năm 1816, khi đồng Bảng Anh được quy định là có giá trị tương đương với 123.27 gram Vàng. Cũng có nghĩa là giá trị của các ngân hàng Anh đã được xác định và ngược lại nó cũng giúp đồng tiền của Anh giữ được giá trị trên thị trường. Nước Mỹ cũng áp dụng hệ thống bản vị vàng vào năm 1879 và đồng Đô-la Mỹ đã thay thế đồng Bảng Anh khi các nước Châu Âu ngừng sử dụng hệ thống bản vị vàng vì Thế chiến I nổ ra.

2.2 Hệ thống Bretton Woods

Khi Thế chiến II kết thúc, vị thế của các cường quốc đã thay đổi. Nước Anh phải trải qua một cơn bong bóng tài chính và khủng hoảng nặng nề, trong khi nước Mỹ lại duy trì được trạng thái của mình sau cuộc chiến. Đồng Đô-la Mỹ đã lên ngôi và trở thành tiêu chuẩn mới trong thị trường tài chính. Sau đó tại hội nghị Bretton Woods, quốc tế đã quyết định giá trị các đồng tiền theo các tỉ giá cố định đối với Đô-la Mỹ, lấy đồng Đô-la Mỹ làm đồng tiền dự trữ chính và nó là đồng tiền duy nhất được đảm bảo bằng vàng. Đây được gọi là hệ thống Bretton Woods.

2.3 Hệ thống tỉ giá tự do

Vào những năm 1970, một số cường quốc, trong đó có Anh, trải qua những khó khăn về tài chính và đã bắt đầu thả nổi đồng tiền của họ. Hiệp định Smithsonian đã được ký năm 1971 tạo ra một thỏa thuận linh hoạt hơn thỏa thuận Bretton Woods, theo đó tỉ giá các đồng tiền có thể dao động hơn trước đây. Thị trường Châu Âu cũng cố tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng Đô-la Mỹ để đảm bảo tính linh hoạt của các đồng tiền khác khi ngày càng có nhiều liên doanh và nhiều hợp đồng làm ăn được ký kết. Sau đó, cả hiệp định Smithsonian và Liên minh Châu Âu Tự do đều bị phá vỡ, báo hiệu của việc chính thức chuyển sang hệ thống thả nổi tỉ giá tự do mà tại đó tỉ giá của mỗi đồng tiền đều do quan hệ cung-cầu quyết định. Lúc đó, các chính phủ có thể tự do lựa chọn việc kiểm soát, kiểm soát một phần hoặc thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình. Đến năm 1978, việc thả nổi đồng tiền đã chính thức trở nên bắt buộc.

2.4 Giao dịch trực tuyến – Cuộc cách mạng vĩ đại của thị trường ngoại hối

Vào khoảng 1971, hệ thống Bretton Woods này đã bị bỏ rơi và thay thế bằng hệ thống định giá tiền tệ khác. Với Mỹ đóng vai trò chủ chốt, giá tiền tệ được thả nổi và tỷ giá được xác định thông qua cung cầu

Đầu tiên cũng có chút khó khăn trong việc xác định tỷ giá nhưng sự tiến bộ của công nghệ đã giúp điều này trở nên dễ dàng hơn

Vào những năm 1990, khi mà máy tính được sử dụng rộng rãi cộng với sự bùng nổ của internet, các ngân hàng bắt đầu tạo ra các phần mềm giao dịch. Các phần mềm này được thiết kế để cung cấp giá trực tuyến cho khách hàng, giúp họ tự giao dịch với mức giá thực đó.

Bước tiếp theo là họ đẩy mạnh phát triển phần mềm để cung cấp cho nhà đầu tư cá nhân, từ đó nhà đầu tư cá nhân có thể giao dịch với khối lượng nhỏ và giá cả trực tuyến

Năm 1994, giao dịch tiền tệ trực tuyến bắt đầu ra mắt, với một giao dịch ngoại hối (forex) đầu tiên được thực hiện qua mạng internet. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi có sự kết hợp của tiến bộ kỹ thuật, hạ tầng viễn thông và sự đổi mới chính sách. Từ đó, thị trường forex đã phát triển đến như ngày nay, với 5000 tỉ USD được giao dịch mỗi ngày. Sự thay đổi lớn trong thị trường forex là giờ đây bất cứ ai cũng có thể tham gia đầu tư vào thị trường này. Phần lớn những người tham gia giao dịch forex chủ yếu là do cơ hội đầu tư quá vốn của thị trường này.

3. Các đặc điểm của thị trường Forex

Thị trường ngoại hối Forex độc đáo vì những đặc điểm sau:

– Khối lượng giao dịch khổng lồ của nó đại diện cho các lớp tài sản lớn nhất thế giới dẫn đến tính thanh khoản cao;

– Phân tán địa lý của nó;

– Hoạt động liên tục của nó: 24 giờ một ngày, ngoại trừ những ngày cuối tuần, tức là, giao dịch từ 20:15 GMT ngày

– Chủ nhật cho đến 22:00 GMT thứ Sáu;

– Sự đa dạng của các yếu tố có ảnh hưởng đến các tỷ giá hối đoái;

– Các biên của lợi nhuận tương đối là thấp so với các thị trường thu nhập cố định khác

– Sử dụng đòn bẩy để tăng các biên lợi nhuận và tổn thất và đối với quy mô tài khoản.

4. Sản phẩm giao dịch trên thị trường Forex

Sản phẩm giao dịch trên thị trường Forex là chính là tiền tệ.

Nếu bạn đã từng đi du lịch nước ngoài, thực hiện một chuyến đi đến Singapore và bạn chuyển đổi VND của bạn thành SGD (Dollar Singapore), bạn đã thực hiện một giao dịch ngoại hối. 

Khi bạn làm điều này, tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ sẽ xác định số tiền SGD bạn nhận được. Và tỷ giá này liên tục thay đổi theo từng điều kiện thị trường.

4.1 Ký hiệu tiền tệ

Khi giao dịch trên thị trường Forex, bạn cần biết và nhớ ký hiệu đồng tiền đang giao dịch là gì.

Theo quy định quốc tế, ký hiệu của một loại tiền tệ gồm 3 chữ cái: 2 chữ cái đầu là viết tắt tên của quốc gia/ vùng lãnh thổ, chữ cái cuối là ký hiệu đồng tiền tại quốc gia/ vùng lãnh thổ đó.

Ví dụ như: CAD là ký hiệu đồng Dollar của Canada, JPY là ký hiệu đồng Yên của Nhật Bản (Japan), AUD là ký hiệu đồng Dollar của Úc (Australia), …

4.2 Những loại tiền tệ chính

Những đồng tiền chính bao gồm: USD, JPY, EUR, GBP, AUD, CAD, CHF và NZD.

Trong những đồng tiền chính trên, USD là đồng tiền có số lượng và khối lượng giao dịch lớn nhất.

Trên thực tế, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), USD chiếm khoảng 62% dự trữ ngoại hối của thế giới! Vì vậy USD có thể được gọi là Vua của thị trường Forex.

4.3 Những cặp tiền tệ chính

Khi giao dịch forex bạn luôn mua bán theo từng cặp chứ không phải là từng đồng tiền riêng lẻ, chính vì thế mỗi 1 cặp sẽ là tê của hai đồng tiền Ngoài ra, theo quy tắc trong forex, đồng tiền có giá hơn sẽ đứng đằng trước người ta gọi đó là đồng tiền cơ sở hay đồng tiền yết giá, đồng tiền ít giá trị hơn làm đồng tiền định giá hay đồng tiền đứng sau. Và đồng yết giá luôn có đơn vị là 1.

Ví dụ như cặp EURUSD chẳng hạn Euro sẽ là đồng tiền cơ sở còn USD được gọi là đồng định giá. Nếu EUR/USD= 1.1245 tương đương 1 EUR= 1,1245 USD.

Cặp tiền tệ được tạo thành từ 2 đồng tiền khác nhau. Ví dụ EURUSD, AUDCAD, GBPJPY, …

Có 7 cặp tiền chính, bao gồm:

  • EURUSD
  • GBPUSD 
  • AUDUSD
  • USDCHF
  • NZDUSD
  • USDJPY 
  • USDCAD

4.4 Những cặp tiền tệ chéo

Trên thị trường Forex, tồn tại những cặp tiền tệ chéo. Không giống như những cặp tiền tệ lớn khác, đó là những cặp tiền tệ không bao gồm đồng USD. Việc phân tích xu hướng vận động của đồng USD có vai trò đặc biệt quan trọng trong khi giao dịch các cặp tiền tệ lớn. Phân tích đồng tiền thứ 2 trong cặp (EUR – đồng euro, JPY – yen Nhật, CHF – franc Thụy Sĩ, GBP – bảng Anh) kém quan trọng hơn. Giao dịch các cặp tiền tệ lớn là một chiến lược có khả năng đem lại lợi nhuận cao. 

Dưới đây là một số cặp tiền tệ chéo phổ biến nhất: 

EUR/CHF – Khu vực châu Âu là một đối tác lớn (trade partner) của Thụy Sĩ. Đồng franc Thụy Sĩ có lãi luất tương đối thấp, do đó nó được giao dịch khá nhiều trong hoạt động kinh doanh chênh lệch tỉ giá. Cặp này đã thể hiện xu hướng tích cực từ 2006. 

EUR/JPY – Một cặp được sử dụng rất nhiều bởi mối tương quan của nó với cặp USD/JPY và cặp EUR/USD. Các trader thường nghiên cứu biến động của cặp này dựa vào lãi suất và sự chênh lệch giữa tỉ lệ tăng trưởng của Nhật và khu vực châu Âu. 

NZD/JPY – Cặp này có lượng cầu rất lớn trong số các cặp tiền tệ chéo trong kinh doanh chênh lệch tỉ giá bởi vì nó có độ chênh lệch tỉ giá lớn nhất. Cặp này tốt cho vị trí mua, đặc biệt trong trường hợp các các chỉ số phân tích cơ bản và kĩ thuật có lợi cho sự tăng trưởng của nó. 

EUR/GBP – Khu vực châu Âu là đối tác quan trọng thứ hai của Anh. Do vậy, nếu một trader theo dõi những yếu tố cơ bản lên quan đến nước Anh và đồng bảng Anh, anh ta chắc chắn sẽ giao dịch với cặp tiền tệ đặc biệt này bởi vì cặp GBP/USD bị ảnh hướng lớn nhất bởi sự lên xuống của đồng USD trên thị trường. 

CAD/JPY – Một người có thể sử dụng khả năng dự đoán xu hướng giá dầu để giao dịch với các cặp tiền tệ chéo. Canada là quốc gia có trữ lượng dầu lớn thứ 2 trên thế giới. Đất nước này xuất khẩu dầu cuối cùng để có thể thu lời từ việc giá dầu tăng, trong khi đó nhà nhập khẩu dầu khổng lồ của thế giới, Nhật Bản, lại bị thua lỗ. Do vậy, vị trí mua mở cửa trước khi giá dầu chạm đỉnh với cặp này sẽ mang về cho trader mức lợi nhuận cao nhất.

4.5 Những cặp tiền lai

Bên cạnh các loại cặp tiền tệ chính và phụ, cũng có rất nhiều cặp tiền có thể trao đổi trên Forex. Chúng được gọi là những loại tiền tệ của các nước mới nổi. Khi một loại tiền tệ chính được kết hợp với một loại tiền tệ mới nổi, chúng được gọi là một cặp tiền tệ ngoại lai (exotic). Không phải tất cả các công ty môi giới đều cung cấp các cặp tiền tệ ngoại lai (exotic) vì nếu giao dịch các cặp tiền tệ này thì chi phí giao dịch thường cao hơn. Tuy nhiên, bạn nên làm quen với một số cặp tiền tệ ngoại lai để biết thêm thông tin. Đây là bảng tổng hợp cặp tiền tệ ngoại lai (exotic) phổ biến nhất trên thị trường Forex:

5. Giờ giao dịch của thị trường Forex

Thị trường Forex mở cửa 24h mỗi ngày, từ thứ 2 đến thứ 6.

Được chia thành 4 phiên giao dịch chính: phiên Sydney, phiên Tokyo, phiên London và phiên New York.

Những phiên giao dịch này còn được gọi bằng tên khác quen thuộc hơn là phiên Úc, phiên Á, phiên Âu và phiên Mỹ.

4 phiên giao dịch này hoạt động liên tiếp nhau và có những khoảng thời gian 2 phiên liên tiếp hoạt động trùng nhau. Bắt đầu từ phiên Úc, tiếp đến phiên Á, tiếp đến phiên Âu và cuối cùng phiên Mỹ.

Quá trình này lặp lại trong suốt cả tuần cho đến khi phiên Mỹ đóng cửa vào ngày thứ Sáu.

Đối với các nhà giao dịch Việt Nam, theo múi giờ GMT +7, thị trường Forex có thời gian hoạt động:

  • Từ 4h sáng thứ 2 và đóng cửa vào 4h sáng thứ 7 đối với giờ mùa hè (từ tháng 4 – tháng 11).
  • Từ 5h sáng thứ 2 và đóng cửa vào 5h sáng thứ 7 đối với giờ mùa đông (từ tháng 11 – tháng 4 năm sau)

6. Thị trường Forex tại Việt Nam như thế nào?

Thực trạng thị trường Forex ở Việt Nam hiện nay được các chuyên gia tài chính đánh giá rằng đã đi vào ổn định. Mặc dù đây chỉ là một thị trường mới hình thành không bao lâu nhưng lại là một thị trường phát triển mạnh mẽ.

Với các sàn Forex nước ngoài: Natureforex, Hotforex, FxPro…

+ Không mất tiền commission.

+ Chỉ tồn tại chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra ( Spread), giống như việc mua vào bán ra đồng USD tại các ngân hàng thương mại ở VIệt Nam.

+ Khi nhà đầu tư muốn chuyển ngoại tệ từ VNĐ sang USD hoặc ngoại tệ khác để giao dịch Forex thì mất khoảng 1.5 đến 2.7% tiền phí nếu nạp bằng Visa, ngoài ra chúng ta có thể dùng tới các Ví điện tử uy tín trên thế giới để nạp rút tiền như Neteller, Skrill… , sẽ không mất phí khi đầu tư trên sàn Broker – HotForex.

+ Khi rút tiền Ngân hàng thương mại sẽ thu tiền dịch vụ là 10%.

Với các đại lý trong nước

+ Sẽ mất trung bình là 50USD/lot tức là khoảng 0.05% với mỗi lot được giao dịch (1lot = 100000$)

+ Mức chênh lệch giá mua vào và bán ra – Spread ngang sàn nước ngoài.

+ Tiền rút nhanh không mất phí. Hiện tại trong các Broker có mặt tại Việt Nam chỉ có Natureforex, HotForex, Fxpro có thể nạp rút tiền bằng Local Deposit với thời gian cực nhanh và không mất phí.

Trên đây là những thông tin nhằm cung cấp đến các bạn về kiến thức cũng như tổng quan về thị trường Forex.

 

55 COMMENTS

  1. […] Điều đáng buồn, việc tưởng chừng như vô cùng đơn giản này, lại chính là sai lầm mà nhiều trader mắc phải nhất, luôn luôn chọn sai khối lượng giao dịch, dẫn đến cháy tài khoản, sớm phải rời bỏ thị trường forex. […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here