Home Chứng khoán Trường phái đầu tư là gì? Khám phá những trường phái đầu tư chứng khoán phổ biến? Trường phái nào tốt nhất để đầu tư?

Trường phái đầu tư là gì? Khám phá những trường phái đầu tư chứng khoán phổ biến? Trường phái nào tốt nhất để đầu tư?

0
Trường phái đầu tư là gì? Khám phá những trường phái đầu tư chứng khoán phổ biến? Trường phái nào tốt nhất để đầu tư?

Theo thời gian, đầu tư chứng khoán đã cho thấy nó không phải là một trò chơi may rủi, cảm tính. Có rất nhiều phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả đã được kiểm chứng có thể giúp bạn chiến thắng trên thị trường như phương pháp đầu tư của huyền thoại Warren Buffet, của Peter Lynch hay Jack Bolge…Để đạt kết quả vượt trội hơn những nhà đầu tư trung bình khác, bạn phải xác định cho mình một quan điểm đầu tư nhất định.

Quan điểm đầu tư hay còn được gọi là trường phái đầu tư là cách nhìn nhận thị trường của nhà giao dịch dựa trên mục tiêu đầu tư của mình để từ đó xây dựng một chiến lược bền vững. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các trường phái đầu tư chứng khoán cơ bản mà bạn cần biết.

1. Trường phái đầu tư là gì?

Trường phái đầu tư (Investment Philosophy) là những niềm tin và nguyên tắc định hướng cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tư. Mỗi trường phái đầu tư sẽ thể hiện một cách suy nghĩ nhất quán và có hệ thống của nhà đầu tư về mọi vấn đề liên quan đến thị trường.

Một số triết lý đầu tư phổ biến bao gồm tập trung vào cổ phiếu mà nhà đầu tư tin rằng đang quá thấp; nhắm mục tiêu vào cổ phiếu đang trong giai đoạn tăng trưởng hoặc mở rộng; và đầu tư vào chứng khoán mang lại một khoản thu nhập có lãi.

Cùng trên một thị trường và cùng trong một thời điểm, nhà giao dịch thuộc trường phái đầu tư khác nhau sẽ nhìn thấy những cơ hội khác nhau và hành động hoàn toàn khác nhau để tạo ra lợi nhuận.

Ví dụ như trong một xu hướng tăng, nhiều nhà đầu tư mua vào với số lượng lớn vì họ tin rằng thị giá sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lại bán ra vì họ cho rằng giá đã đạt đến ngưỡng cao của nó. Cũng có những nhà đầu tư đứng yên tại chỗ chờ một tín hiệu giao dịch rõ ràng.

Việc theo đuổi một trường phái đầu tư nhất định là vô cùng quan trọng. Bởi nếu muốn thành công và vượt qua những nhà đầu tư trung bình khác, bạn cần phải tích luỹ kinh nghiệm và xây dựng cho mình một quan điểm, chiến lược đầu tư riêng và kiên trì đi theo chiến lược đó. Không chỉ trong đầu tư mà bất kể việc gì trong cuộc sống, yếu tố tâm lý là vô cùng quan trọng.

Khi lựa chọn một trường phái đầu tư nhất định, nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào nhận định của mình và dễ dàng đưa ra quyết định. Ngược lại, khi không có một quan điểm đầu tư nhất quán, nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị lung lay bởi những biến động của thị trường, thay đổi từ chiến lược này sang chiến lược khác. Như vậy, nhà đầu tư đã biến việc đầu tư trở nên cảm tính, may rủi, một vòng lặp lại của thử và sai.

2. Các trường phái đầu tư chứng khoán cơ bản

2.1 Đầu tư giá trị (Value Investing Philosophy)

Người sáng lập: Ngài Benjamin Graham (1894 – 1976).

Giới thiệu: Ben Graham là nhà đầu tư vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Ông có rất nhiều những  học trò giỏi. Một trong số đó là Warren Buffet.

Câu nói nổi tiếng: Tôi thích mua tài sản đáng giá 1 đô chỉ với 50 cent.

Triết lý đầu tư: Mua rẻ cổ phiếu

Đầu tư giá trị là một chiến lược đầu tư liên quan đến việc chọn các cổ phiếu dường như được giao dịch với giá thấp hơn giá trị nội tại hoặc sổ sách của chúng. Các nhà đầu tư giá trị chủ động loại bỏ các cổ phiếu mà họ cho rằng thị trường chứng khoán đang bị đánh giá thấp.

Họ tin rằng thị trường phản ứng thái quá với tin tốt và xấu, dẫn đến biến động giá cổ phiếu không tương ứng với các nguyên tắc cơ bản dài hạn của công ty. Phản ứng thái quá mang đến cơ hội kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư giá trị bằng cách mua cổ phiếu với mức giá chiết khấu giảm giá khi bán.

Ví dụ: cổ phiếu ABC được định giá là 20 đồng một cổ phiếu, thì Graham sẽ mua cổ phiếu ấy ở mức thấp hơn 20 đồng. Cụ thể, có thể ông ta sẽ chấp nhận mua ở mức 13 đồng một cổ phiếu. Khi đó, mức chênh lệch 07 đồng (20 đồng trừ 13 đồng) được gọi là biên độ an toàn của khoản đầu tư này. Trong hoạt động đầu tư, biên độ an toàn càng cao càng tốt cho nhà đầu tư.

Warren Buffett có lẽ là nhà đầu tư giá trị nổi tiếng nhất hiện nay. Bên cạnh đó, còn nhiều cái tên nổi bật khác như Benjamin Graham (giáo sư và cố vấn của Buffet), David Dodd, Charlie Munger, Christopher Browne (một sinh viên khác của Graham), và quản lý quỹ đầu cơ tỷ phú, Seth Klarman.

2.2 Đầu tư cơ bản ( Fundamental Investing Philosophy)

Nguyên tắc cơ bản bao gồm thông tin định tính và định lượng cơ bản đóng góp cho sự thịnh vượng tài chính hoặc kinh tế và định giá tài chính tiếp theo của một công ty, an ninh hoặc tiền tệ.

Thông tin định tính bao gồm các yếu tố không thể đo lường trực tiếp như kinh nghiệm quản lý. Phân tích định lượng (QA) sử dụng toán học và thống kê để đánh giá tài sản của một công ty và dự đoán chuyển động của nó trong tương lai.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư kiểm tra các nguyên tắc cơ bản này để đưa ra ước tính xem liệu tài sản cơ bản có được coi là một khoản đầu tư đáng giá hay không và liệu có định giá hợp lý trên thị trường hay không.

Đối với các doanh nghiệp, thông tin như lợi nhuận, doanh thu, tài sản, nợ phải trả và tiềm năng tăng trưởng được coi là nguyên tắc cơ bản. Thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản, bạn có thể tính toán các tỷ số tài chính của một công ty để xác định tính khả thi của khoản đầu tư.

2.3 Đầu tư tăng trưởng (Growth Investing Philosophy)

Người sáng lập: Ngài Philip Fisher (1907– 2004).

Giới thiệu: Fisher là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất… Ông ta có khả năng khám phá ra những cổ phiếu mà sau đó tăng trưởng giá vài chục lần.

Triết lý đầu tư: Hày chọn công ty có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.

Đầu tư tăng trưởng là một phong cách và chiến lược đầu tư tập trung vào việc tăng vốn của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tăng trưởng thường đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, tức là các công ty trẻ hay nhỏ có thu nhập dự kiến sẽ tăng ở mức trên trung bình so với ngành công nghiệp của họ hoặc thị trường chung.

Đầu tư tăng trưởng rất hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư bởi vì mua cổ phiếu ở các công ty mới nổi có thể mang lại lợi nhuận ấn tượng nếu các công ty thành công. Tuy nhiên, các công ty như vậy chưa được thử nghiệm, và do đó thường có rủi ro khá cao.

2.4 Đầu tư kỹ thuật ( Technical Analysis Philosophy)

Người sáng lập: Trường phái đầu tư này được cho là được đặt nền tảng bởi 02 người: Charles Dow và Edward Jone.

Giới thiệu: Hai người đàn ông này đã có những nghiên cứu và đặt nền tảng cho ngành phân tích kỹ thuật, nổi tiếng với Lý thuyết DOW.

Họ còn lập nên chỉ số DowJones được sử dụng trên TTCK Mỹ cho đến ngày nay. Ngoài ra, họ là 02 nhà sáng lập của tờ báo nổi tiếng toàn cầu – Wall Street Journal.

Triết lý đầu tư: Xu hướng giá cổ phiếu

Triết lý phân tích kỹ thuật được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch bằng cách phân tích các xu hướng thống kê được thu thập từ hoạt động giao dịch, chẳng hạn như chuyển động giá và khối lượng.

Không giống như các nhà phân tích cơ bản, những người cố gắng đánh giá giá trị nội tại của chứng khoán, các nhà phân tích kỹ thuật tập trung vào các mô hình biến động giá, tín hiệu giao dịch và các công cụ biểu đồ khác để đánh giá điểm mạnh hay điểm yếu của chứng khoán.

Phân tích kỹ thuật có thể được sử dụng với bất kỳ loại tài sản nào với dữ liệu giao dịch lịch sử, bao gồm cổ phiếu, tương lai, hàng hóa, thu nhập cố định, tiền tệ và chứng khoán khác. Trên thực tế, phân tích kỹ thuật phổ biến hơn trong thị trường ngoại hối nơi các trader tập trung vào biến động giá ngắn hạn.

3. Trường phái đầu tư nào tốt nhất?

Trong giới đầu tư, việc phân tích trước khi ra quyết định đầu tư rất quan trọng. Nếu phân tích sai, quyết định sai thì khả năng thua lỗ là rất lớn. Về cơ bản có 2 trường phái phân tích phổ biến hiện nay là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Nếu như phân tích cơ bản đòi hỏi phải có kiến thức bao quát và sự hiểu biết rộng rãi, thì phân tích kỹ thuật yêu cầu nhà đầu tư phải nắm rõ những công cụ định lượng được sử dụng trong các biểu đồ kỹ thuật.

Trước khi đầu tư vào một cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ thì người phân tích ít nhất phải nắm được những kiến thức cơ bản về kinh tế, sự tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như những chính sách tác động đến doanh nghiệp.

Khi phân tích cơ bản, thông thường sẽ có 2 hướng lựa chọn là top down (phân tích từ trên xuống) và bottom up (phân tích từ dưới lên). Top down gồm các bước phân tích từ tình hình nền kinh tế như thế nào, triển vọng tăng trưởng ra sao, các yếu tố lãi suất, tỷ giá có thể diễn biến theo hướng nào, rủi ro là gì.

Từ đó sẽ xác định được những nhóm ngành có lợi thế hơn và do đó sẽ lựa chọn được những doanh nghiệp phù hợp để đầu tư, theo tiêu chí doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao dựa trên lợi thế cạnh tranh lâu bền.

Ngược lại, bottom up sẽ phân tích hoạt động của một công ty cụ thể. Do đó người phân tích cần phải nắm vững đặc thù ngành nghề của công ty đó cũng như những kiến thức về kế toán, tài chính để đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác. Sau đó, nhà đầu tư sẽ xem xét khả năng thay đổi ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó xác định triển vọng của doanh nghiệp để quyết định đầu tư hoặc không.

Thông thường nhóm nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản có xu hướng đầu tư dài hạn, theo đó một danh mục đầu tư có thể duy trì vị thế hằng năm. Thách thức lớn nhất trong việc phân tích cơ bản là tính chính xác của dự báo, vì trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như Việt Nam còn bất ổn thì nhiều yếu tố bất ngờ không thể lường trước được, và do đó làm các dự báo dễ trở nên chệch hướng.

Ngược lại, việc phân tích kỹ thuật lại không quá chú trọng nhiều đến thông tin doanh nghiệp mà quan tâm nhiều đến diễn biến giá. Do đó, dựa trên biểu đồ thống kê giá, giới đầu tư quan tâm đến khả năng giá sắp tới sẽ như thế nào, từ đó xác định các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ phù hợp.

Chính vì ngày càng có nhiều nhà đầu tư tổ chức lẫn cá nhân theo trường phái phân tích kỹ thuật, do đó các hành vi mua bán gần như giống nhau tại các điểm giá chính, khiến những điểm được xác định là hỗ trợ và kháng cự có thể diễn ra đúng với kỳ vọng. Điều này có thể thấy rõ nhất trên các thị trường tiền tệ quốc tế, nơi mà các công cụ phân tích kỹ thuật và hệ thống mua bán tự động theo các tín hiệu kỹ thuật đã phát triển rất mạnh.

Tuy nhiên, đối với thị trường tại Việt Nam, việc phân tích kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Thứ nhất là do số lượng nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật còn khiêm tốn, do việc hiểu rõ các công cụ phân tích kỹ thuật đòi hỏi phải có thời gian và được đào tạo bài bản. Thứ hai là do quy mô thị trường còn bé nên việc thao túng giá tại một số doanh nghiệp có thể xảy ra, vì vậy khả năng “vẽ biểu đồ kỹ thuật” theo như mục đích của “đội lái” là có thể.

Do đó những nhà đầu tư nào theo trường phái kỹ thuật và quá tin vào các biểu đồ giá có thể sai lầm trước các chiêu trò của “đội lái”. Chính vì vậy, hiện nay, ngoài việc sử dụng phân tích kỹ thuật để lựa chọn thời điểm mua vào hoặc bán ra phù hợp thì việc phân tích cơ bản được sử dụng song song để quyết định đầu tư hay không được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Nhà đầu tư không thể áp dụng hết những phương thức và chiến lược kể trên, cũng không thể chỉ áp dụng duy nhất một phương thức. Vì vậy phải xác định cho mình một hay vài phương thức, chiến lược nhất định. Không có câu trả lời rõ ràng cho việc trường phái đầu tư nào tốt nhất bởi mỗi nhà đầu tư có một mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, thời gian đầu tư khác nhau và việc chọn một phương thức đầu tư thích hợp cho từng cá nhân sẽ phù thuộc rất nhiều vào những điều đó.

Bài viết trên đã phân tích rất chi tiết về các trường phái đầu tư chứng khoán cơ bản mà bạn cần nắm được để có thể lựa chọn cho mình một vài phương thức phù hợp để bắt tay vào đầu tư. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here