Home Kiến thức trading Mô hình nến nhấn chìm suy giảm Bearish Engulfing Là Gì? Cách Nhận biết và giao dịch hiệu quả với Mô Hình Nến Nhấn Chìm Suy Giảm Bearish Engulfing

Mô hình nến nhấn chìm suy giảm Bearish Engulfing Là Gì? Cách Nhận biết và giao dịch hiệu quả với Mô Hình Nến Nhấn Chìm Suy Giảm Bearish Engulfing

0
Mô hình nến nhấn chìm suy giảm Bearish Engulfing Là Gì? Cách Nhận biết và giao dịch hiệu quả với Mô Hình Nến Nhấn Chìm Suy Giảm Bearish Engulfing

Mô hình nến nhấn chìm suy giảm hay Bearish Engulfing cùng với Mô hình nến nhấn chìm tăng Bullish Engulfing là hai cặp bài trùng rất được “lòng” trader khi giao dịch forex.

Trong bài trước, kienthuctrade đã giới thiệu cho các bạn về mô hình nến nhấn chìm tăng Bullish Engulfing, tại bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn mô hình còn lại là nến nhấn chìm giảm Bearish Engulfing.

Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

1. Mô hình nến nhấn chìm suy giảm (Bearish Engulfing) là gì?

Tương tự như nến nhấn chìm tăng, nến nhấn chìm giảm bao gồm 1 cụm có 2 nến là 1 nến nhỏ màu xanh lá (nến tăng) theo sau đó là nến đỏ (nến giảm) lớn bao phủ, che phủ toàn bộ cây nến màu xanh lá kia. Bạn có thể nhìn rõ hơn bằng ví dụ dưới đây:

Nhìn vào mô hình trên bạn đã hiểu tại sao người ta gọi là nến nhấn chìm giảm giá rồi đúng không? Nến đỏ đằng sau đã bao phủ, che lấp hoàn toàn cây nến xanh phía trước.

Cũng cần lưu ý để mô hình nến nhấn chìm giảm phát huy hiệu quả thì giá đóng cửa của cây nến thứ 2 nên nằm bến dưới thân của nến thứ 1.

Thực tế, đằng sau mô hình Bearish Engulfing giảm giá là hành động giá thuần túy, trong đó số lượng người bán luôn nhiều hơn số lượng người mua, nên mới có thể áp đảo, nhấn chìm vào trong biển lửa (đỏ) của cây thứ 2.

2. Cách xác định mô hình nến nhấn chìm giảm Bearish Engulfing đúng nhất

Kích thước của nến nhỏ phía trước nến tăng có thể khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là thân nến của chúng phải hoàn toàn bị nhấn chìm trong nến tiếp theo.

Nến nhỏ màu xanh đầu tiên nếu là 1 cây doji thì chúng sẽ cung cấp tín hiệu mạnh nhất, phản ánh được sự thiếu quyết đoán của thị trường trong xu thế hiện tại.

Ngược lại, nến thứ 2 sẽ phải là 1 cây nến đỏ dài và đặc biệt phải có mức giá MỞ CỬA nằm trên mức giá ĐÓNG CỬA của cây nến xanh trước đó. Điều này có thể hiểu được phe bán đã áp đảo phe mua đặc biệt nến sau càng dài càng thì tín hiệu giảm càng mạnh.

Ngoài ra, nến nhấn chìm thường được hình thành theo cụm 2 nến nhưng trong 1 số trường hợp nó lại được tạo thành tứ 3 nến, như ví dụ sau:

 

Bạn nhìn mô hình 3 nến ở trên có thể hiểu tại sao mô hình nhấn chìm giảm Bearish Engulfing lại là 1 trong những tín hiệu mạnh mẽ để dự báo hướng giá rồi chứ?

Cây nến nhỏ màu xanh lá (nến tăng) thứ 1 được theo sau bởi hai cây nến màu đỏ (giảm) và toàn bộ thân của cây nến xanh đã bị nhấn chìm hoàn toàn vào trong thân cây nến màu đỏ.

Giải thích cho vấn đề này là bởi phe mua đã quá yếu không đủ sức đẩy giá lên khiến cho phe bán hoàn toàn kiểm soát tình hình và đẩy giá đi xuống.

Cần lưu ý: nến nhấn chìm giảm Bearish Engulfing là một trong các mẫu mô hình mạnh mẽ có thể làm cho xu hướng giảm sẽ tiếp diễn trong 1 thời gian dài (tùy vào biểu đồ bạn sử dụng).

Chính vì thế, khi nhìn thấy mô hình nhấn chìm giảm bạn đừng cố gắng đánh ngược thị trường.

Chúng sẽ phát huy tác dụng 1 cách mạnh mẽ khi thị trường nằm trong xu hướng giảm và đang điều chỉnh tăng trở lại, rồi hình thành mô hình nến nhấn chìm giảm như ví dụ sau đây:

 

 

Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy giá vẫn đang trong xu hướng tăng và khi mô hình nhấn chìm giảm Bearish Engulfing được hình thành đã khiến cho giá tiếp tục giảm sâu hơn nữa.

3. Cách xác định điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ trong mô hình nến nhấn chìm suy giảm Bearish Engulfing

 

Nhìn ví dụ phía trên bạn có thấy cách thiết lập các điểm cắt lỗ và chốt lời của mô hình nhấn chìm giảm Bearish Engulfing có nhiều điểm tương đồng với 1 số mô hình đảo chiều chúng tôi từng giới thiệu trước đó.

Điểm Entry: để tìm điểm entry bạn có thể chờ cho đến khi giá nằm dưới cây nến đỏ trong mô hình nến nhấn chìm, nhằm xác định xu hướng giá chắc chắn sẽ giảm để tránh được rủi ro tốt nhất.

Điểm cắt lỗ: là điểm nằm phía trên râu nến, tốt nhất hãy xem các nến bên cạnh có tạo thành các vùng kháng cự hay không, nếu có thì nên đặt trên vùng kháng cự này 1 vài pips.

Điểm chốt lời: Vì nến nhấn chìm có thể chỉ là khởi đầu cho một xu hướng giảm kéo dài, chính vì thế bạn có thể kỳ vọng thu được lợi nhuận tốt nên có thể sử dụng trailing stop hoặc bạn có thể đặt target tại các mức hỗ trợ để thu được tối đa lợi nhuận cho bạn.

Hi vọng với những kiến thức tổng hợp về mô hình Bearish Engulfing chúng tôi đã cung cấp, bạn có thể giao dịch hiệu quả và giành được lợi nhuận lớn nhất. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here