Home Kiến thức trading Tài khoản quản lý đầu tư PAMM là gì? Cách tài khoản PAMM hoạt động. Làm sao để chọn được một người quản lý quỹ PAMM uy tín

Tài khoản quản lý đầu tư PAMM là gì? Cách tài khoản PAMM hoạt động. Làm sao để chọn được một người quản lý quỹ PAMM uy tín

0
Tài khoản quản lý đầu tư PAMM là gì? Cách tài khoản PAMM hoạt động. Làm sao để chọn được một người quản lý quỹ PAMM uy tín

Bạn rất quan tâm đến thị trường ngoại hối (Forex) nhưng lại không có thời gian hoặc phương pháp giao dịch có lợi nhuận? Ở đây tài khoản PAMM là một lựa chọn tốt dành cho bạn.

1. Tài khoản PAMM là gì?

Tài khoản PAMM được vận hành theo kiểu Mô đun hay còn được gọi là quản lý tiền theo tỷ lệ phần trăm.

Một nhà đầu tư có thể phân bố tiền của mình theo tỷ lệ phần trăm mong muốn cho các nhà giao dịch/ người quản lý tiền đủ điều kiện mà họ chọn.

Những người giao dịch/ quản lý vốn của nhà đầu tư để tạo ra lợi nhuận và ăn chia với nhà đầu tư.

Để giúp bạn hiểu hơn về tài khoản PAMM chúng ta hãy cùng đến với ví dụ: Đầu tiên chúng ta cần kể đến những người cần đến để tạo nên mô hình PAMM:

  • Môi giới ngoại hối hoặc công ty môi giới ngoại hối
  • Người giao dịch/ người quản lý tiền nhà đầu tư.
  • Nhà đầu tư

Giả sử có 2 nhà đầu tư Peter và Paul quan tâm đến việc gặt hái lợi nhuận trong thị trường ngoại hối nhưng không có nhiều thời gian để giao dịch và họ thiếu luôn kiến thức giao dịch.

Mặt khác nhà quản lý tiền chuyên nghiệp Marcus và Mathew lại có kinh nghiệm giao dịch trong thị trường ngoại hối.

Marcus và Mathew lập nên một tài khoản PAMM với một nhà môi giới trong đó có tiền của họ và các nhà đầu tư khác.

Khi nhà đầu tư Peter và Paul có yêu cầu về một nhà quản lý quỹ có thể tạo ra lợi nhuận thi công ty môi giới đã giới thiệu quỹ đầu tư PAMM của Marcus và Mathew. Tại đây 2 bên đã có một thỏa thuận.

Mấu chốt của thỏa thuận này là nhà đầu tư Peter và Paul sẽ chấp nhận rủi ro có thể xảy ra trong thị trường ngoại hối và cả với tiền của họ bằng cách trao vốn cho nhà quản lý tiền Marcus và Mathew.

Với số tiền trong quỹ Marcus và Mathew có nhiệm vụ đầu tư nó và sinh lời cho các nhà đầu tư đổi lại anh ta sẽ nhận được một số tiền tỷ lệ phần trăm với lợi nhuận mà anh ta kiếm được.

Để đơn giản giả sử 2 nhà đầu tư đã chọn Marcus làm nhà quản lý tiền của họ và Marcus đã tạo ra lợi nhuận 10%.  Dưới đây là tỷ trọng vốn giao dịch của các nhà đầu tư trong quỹ PAMM của Marcus

Về phần trăm đóng góp vào tổng quỹ PAMM là 15.000, mỗi nhà đầu tư có cổ phần như sau:

  • Paul với 4000 đô la/15000 đô anh ta chiếm 26.67%
  • Peter 23,33%
  • Phil 16.67%
  • Marcus 33.33%

( Tổng cộng tất cả cổ phần là 100%)

Giả sử sau một thời gian giao dịch Marcus có thể kiếm được 30% lợi nhuận cho nhóm của mình và tài khoản đạt mức 19500 đô la (15000 + 30% lợi nhuận)

Sau đó Marcus lấy đi 10% phí trên lợi nhuận trên lợi nhuận anh ta kiếm được ở đây là 450$. Lợi nhuận còn lại là 4050$ được phân phối cho tất cả các nhà đầu tư dựa trên tỷ lệ phần trăm họ có trong tổng nhóm:

Paul = $ 4.050 * 26,67% = $ 1,080

Peter = $ 4.050 * 23,33% = $ 945

Phil = $ 4.050 * 16,67% = $ 675

Marcus = $ 4.050 * 33,33% = $ 1.350

Tổng cộng = $ 19,050

Giả sử vì hiệu suất lợi nhuận 30% kia có 3 nhà đầu tư muốn tiếp tục đầu tư mà không rút khoản lãi ra. Tuy nhiên Peter và Paul lại muốn rút lãi ra và chỉ đầu tư với tiền gốc và Peter lại giới thiệu thêm 1 người bạn khác là Pike để đầu tư vào số tiền là 2625$. Ngoài ra có một nhà đầu tư khác là Pam đầu tư thêm 1000$. Như vậy tổng số vốn hiện tại của Marcus là 22000$.

Tỷ lệ phần trăm cho mỗi nhà đầu tư:

Paul = $ 5,080 / 22.000 = 23,09%

Peter = 20,20%

Phil = 11,36%

Marcus = 28,86%

Pike = 11,93%

Pam = 4,55%

Marcus trong giai đoạn này kiếm được 15% lợi nhuận (15%x22000=3300$). Trừ đi phí 10% thì lợi nhuận còn lại chia cho các nhà đầu tư là 2970 $. Dưới đây là lợi nhuận dựa trên cổ phần của các nhà đầu tư:

Paul = 23,09% * $ 2,970 = $ 685,80

Peter = $ 600,08

Phil = $ 337,50

Marcus = $857,25

Pike = $354,38

Pam = $ 135,00

Tổng số tiền gộp trong quỹ = $ 24,970.

Tiếp theo, giả sử tất cả nhà đầu tư không rút lãi ra và tiếp tục đầu tư với Marcus nhưng anh ta không may mất 20%. Điều này có nghĩa là sẽ không có khoản phí 10% trên lợi nhuận cho Marcus. Nhưng tất cả sẽ phải chịu khoản lỗ 20% tức 4994$ và tài khoản hạ xuống 19975$.

Paul = $ 5,765,8 – 20% = $ 4,612,64

Peter = $ 4.036,06

Phil = $ 2.270,00

Marcus = $ 5,765,80

Pike = $ 2,383,50

Pam = $ 908,00

Tổng quỹ PAMM gộp cho Marcus = $ 19,976

Vào cuối kỳ hạn nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc có tiếp tục với người quản lý quỹ hay không, chuyển sang người quản lý quỹ khác hoặc rút tiền lãi, vốn.

Vai trò của nhà môi giới ngoại hối là:

  • Cung cấp một nền tảng an toàn giúp nhà đầu tư và người quản lý quỹ tương tác
  • Tạo điều kiện cho các hoạt động giao dịch của các nhà quản lý tiền trong phạm vi quy định cho phép.
  • Tạo điều kiện cho các khoản ký quỹ, gửi tiền, rút tiền và các hoạt động liên quan.
  • Cho phép các nhà đầu tư có thể phản hồi, xếp hạng nhà quản lý quỹ và các chức năng giúp nhà đầu tư và quản lý quỹ có thể tương tác với nhau.

2. Ý nghĩa của tài khoản PAMM là gì?

Tài khoản PAMM bao gồm 2 thành phần: quản lý quỹ và nhà đầu tư.

Ý nghĩa của tài khoản PAMM với người quản lý quỹ: Nếu một trader giao dịch tốt nhưng không đủ số vốn để tạo ra lợi nhuận mong muốn, họ có thể trở thành một người quản lý quỹ PAMM.

Quản lý quỹ PAMM sẽ cung cấp dịch vụ quản lý vốn, cho phép các nhà đầu tư góp vốn của mình vào quỹ PAMM và kiếm thêm lợi nhuận tính trên số vốn góp vào, theo phần trăm mà quản lý quỹ PAMM quy định.

Ý nghĩa của tài khoản PAMM với nhà đầu tư: Nếu một trader mới tham gia thị trường Forex không có đủ kiến thức chuyên sâu để giao dịch tạo ra lợi nhuận hoặc đơn thuần là nhà đầu tư muốn kiếm tiền thụ động, họ có thể trở thành một nhà đầu tư vào quỹ PAMM.

Khi quỹ PAMM tạo ra lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận tương ứng và trả phí quản lý cho quản lý PAMM, theo phần trăm mà quản lý quỹ quy định.

3. Ưu điểm và nhược điểm của tài khoản PAMM

3.1. Ưu điểm của tài khoản PAMM

1. Người quản lý quỹ PAMM đứng cùng phía lợi ích so với nhà đầu tư

Người quản lý quỹ PAMM muốn được chia sẻ lợi nhuận thì trước tiên PAMM phải có lợi nhuận, đó là điều bắt buộc. Vì thế người quản lý luôn muốn PAMM có càng nhiều lợi nhuận càng tốt.

Ngoài ra, để mở quỹ PAMM thì người quản lý cần nạp một số tiền tối thiểu (tùy quy định từng sàn môi giới Forex) nên nếu quỹ thua lỗ thì người quản lý cũng mất số tiền vốn của họ.

2. Thông tin tài khoản PAMM hoàn toàn minh bạch

Nhà môi giới Forex cung cấp lịch sử giao dịch thật và đưa ra rất nhiều các chỉ số có ý nghĩa thống kê kết quả giao dịch của tài khoản PAMM.

Người quản lý PAMM không thể che giấu bất kỳ điều gì với nhà đầu tư.

3. Có bộ lọc tài khoản PAMM theo từng tiêu chí cụ thể

Việc lựa chọn tài khoản PAMM theo đúng tiêu chí của nhà đầu tư có thể thực hiện dễ dàng nhờ bộ lọc mà nhà môi giới Forex cung cấp, chỉ trong vài phút.

4. Người quản lý quỹ PAMM không thể rút tiền của nhà đầu tư

Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng, việc lừa đảo xảy ra như cơm bữa.

Đối với thị trường Forex, hiện tượng huy động vốn hay nhận ủy thác xảy ra tràn lan gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư.

5. Nhà đầu tư dễ dàng quản lý số vốn của mình

Khi gửi tiền vào quỹ PAMM, nhà đầu tư có thể theo dõi, quyết định nạp thêm, rút bớt hoặc rút toàn bộ số tiền của mình trong quỹ PAMM một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Ngoài ra nhà đầu tư có thể đầu tư nhiều quỹ PAMM cùng một lúc, giúp hạn chế rủi ro tài chính.

Tóm lại với tài khoản PAMM, nhà đầu tư có thể quản lý vốn một cách chủ động và hợp lý.

3.2. Nhược điểm của tài khoản PAMM

1. Nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền trong quỹ PAMM

Nếu không lựa chọn được các quỹ PAMM tốt, nhà đầu tư có thể thua lỗ nặng hoặc mất hết số tiền đầu tư của mình.

2. Người quản lý quỹ PAMM có thể mất danh tiếng trong cộng đồng

Ngoài việc mất số tiền vốn trong quỹ PAMM, người quản lý có thể sẽ mất danh tiếng của mình trong cộng đồng Forex.

Nếu số tiền quỹ quá lớn có thể còn nhiều hậu quả khác không lường trước.

4. Có nên đầu tư vào quỹ PAMM không?

Ngày nay, PAMM là một trong những hình thức khá phổ biến để kiếm thêm thu nhập từ thị trường Forex.

4.1. Đối với người quản lý quỹ PAMM

Về phía trader, quản lý quỹ PAMM có thể mang lại thêm lợi nhuận nhưng không tăng thêm rủi ro về vốn chủ.

Nếu bạn là một trader chuyên nghiệp, có khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định với mức rủi ro chấp nhận được, đang tìm hiểu thông tin để triển khai quỹ PAMM thì tôi ủng hộ việc đó.

Còn nếu bạn là một trader chưa đủ trình độ chuyên sâu, việc thành lập quỹ PAMM sẽ mang lại rủi ro về tiền cho các nhà đầu tư và rủi ro về tâm lý (khi giao dịch với số tiền lớn không phải của mình), từ đó có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn.

4.2. Đối với nhà đầu tư vào quỹ PAMM

Về phía nhà đầu tư, tham gia quỹ PAMM có thể mang lại một khoản tiền thu nhập thụ động nếu chọn được quỹ PAMM tốt.

Nhưng cũng như thống kê về tỷ lệ trader thất bại trên thị trường Forex, hầu hết các quỹ PAMM cũng đều thua lỗ hoặc cháy tài khoản chỉ trong 1 năm hoạt động.

Để lựa chọn được quỹ PAMM tốt nhất, bạn sẽ cần đánh giá những tiêu chí mà bạn cho là quan trọng nhất, phù hợp với “khẩu vị” của bản thân.

Nếu bạn chưa biết cách chọn quỹ PAMM tốt nhất để đầu tư, tôi sẽ hướng dẫn bạn ở cuối bài viết.

5. Cách chọn một người quản lý cho tài khoản PAMM uy tín

Vai trò của nhà môi giới ngoại hối là:

  • Cung cấp một nền tảng an toàn giúp nhà đầu tư và người quản lý quỹ tương tác
  • Tạo điều kiện cho các hoạt động giao dịch của các nhà quản lý tiền trong phạm vi quy định cho phép.
  • Tạo điều kiện cho các khoản ký quỹ, gửi tiền, rút tiền và các hoạt động liên quan.
  • Cho phép các nhà đầu tư có thể phản hồi, xếp hạng nhà quản lý quỹ và các chức năng giúp nhà đầu tư và quản lý quỹ có thể tương tác với nhau.
Xem thêm:  Dukascopy là gì? Đánh giá sàn Dukas Copy mới nhất

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư có thể kiểm tra kết quả giao dịch của người quản lý tài khoản thông qua một hệ thống theo dõi tài khoản PAMM, được tổ chức với một nhà môi giới hoặc bất kỳ một hệ thống nào khác. Sau khi phân tích những điều khoản cần thiết, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

Chắc hẳn rằng trong danh sách bảng xếp hạng các nhà quản lý PAMM sẽ có rất nhiều người, vậy làm sao để chọn được nhà quản lý tốt nhất? Sau đây là một loạt các tiêu chí để lựa chọn người quản lý khoản PAMM đáng tin cậy:

  • Độ tuổi của tài khoản PAMM: Đây là tiêu chí khá quan trọng để lựa chọn một tài khoản tốt. Tài khoản có lịch sử lâu dài có thể phân tích sâu hơn.Các bạn nên chọn các tài khoản PAMM có độ tuổi từ 6 tháng trở lên để được đảm bảo độ an toàn. Bên cạnh đó cũng cần phân tích lịch sử giao dịch cũ của họ.
  • Tiêu chuẩn rút tiền tối đa: Tiêu chuẩn tiếp theo chính là hạn mức rút tiền tối đa. Các bạn nên chọn các tài khoản có mức rút vốn tối đa không quá 40%.
  • Khả năng sinh lời của tài khoản PAMM: Hay xem xét khả năng sinh lời song song với tiêu chí mức rút tiền tối đa. Thông thường, tỷ lệ khả năng sinh lời và mức rút vốn tối đa không vượt quá 1:3.

Ngoài các tiêu chí trên, còn các tiêu chí khác cần thiết khi lựa chọn tài khoản PAMM như mức vốn của người quản lý và mức vốn của các nhà đầu tư… Cân nhắc những điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tài khoản PAMM đó.

6. Phân biệt tài khoản MAM với tài khoản PAMM

Giống nhau về mục đích

Mục đích của MAM và PAMM đều là quản lý vốn và chia sẻ lợi nhuận.

Khác nhau về cách thức hoạt động

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tài khoản MAM và PAMM là:

#1. Tài khoản người quản lý MAM và tài khoản nhà đầu tư là hoàn toàn độc lập. Đối với PAMM thì tất cả số tiền của người quản lý và nhà đầu tư đều nạp vào chung 1 tài khoản.

#2. Khối lượng giao dịch trên tài khoản nhà đầu tư có thể điều chỉnh theo tỷ lệ tùy ý so với tài khoản MAM. Đối với PAMM, khối lượng giao dịch được tính theo tỷ trọng cổ phần của các nhà đầu tư.

7. Kết luận

Vấn đề chính của hệ thống tài khoản PAMM là nhà đầu tư không biết ai quản lý vốn của mình nói riêng.

Nó có thể là một nhà kinh doanh có kinh nghiệm, một Trader có những chiến lược nguy hiểm và thậm chí là một robot được phát triển bởi một nhà môi giới với mục đích phá hoại một phần hoặc toàn bộ tài khoản của nhà đầu tư sau khi gặt hái thành quả từ việc đầu tư PAMM.

Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ khi đầu tư vào tài khoản PAMM.

Chúc các bạn thành công!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here