Home Kiến thức trading Báo cao CTO là gì? Bí quyết đọc hiểu báo cáo COT nhanh nhất

Báo cao CTO là gì? Bí quyết đọc hiểu báo cáo COT nhanh nhất

0
Báo cao CTO là gì? Bí quyết đọc hiểu báo cáo COT nhanh nhất

Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm báo cáo Commitment of Traders (COT) là gì ? Làm thế nào để xem Báo cáo Commitment of Traders (COT) ? Trong bài viết hôm nay, Kienthuctrade sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc hiểu báo cáo COT nhanh nhất.

Kể từ năm 2000 đến này, các báo cáo COT được phát hành hàng tuần thay vì 2 tuần một lần hay mỗi tháng một lần như trước kia. Đây là nguồn thông tin rất có giá trị đối với các nhà giao dịch do bản chất của những thành phần tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai, bao gồm các tổ chức như các quỹ phòng hộ, những nhà đầu cơ tham gia để tìm kiếm lợi nhuận cao,..vv..

Một số công ty lớn trên thế giới có dữ liệu thời gian thực về tình hình diễn biến của nền kinh tế thị trường đến thị trường tương lai, giúp bảo vệ họ tránh được sự biến động giá của nguyên liệu thô mà họ sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm của mình.

Sau đây là ba nhóm chính được đề cập trong báo cáo COT:

  1. Commercial Traders (Hedgers) : Đây thường là những tập đoàn đa quốc gia lớn muốn ngăn ngừa ảnh hưởng của sự biến động trong thị trường tương lai đến họ.
  2. Non-Commercial Traders (Large Speculators) : Đây thường là các nhà đầu cơ lớn trong thị trường tương lai. Ví dụ một quỹ hàng hóa lớn tin vào việc đồng USD sẽ tăng giá so với đồng EURO và họ đặt cược vào nó.
  3. Non-Reportable Traders (Small Speculators) hay còn gọi là Retail Traders: Đây là những nhà giao dịch nhỏ lẻ được xem là ít quan trọng hơn và không thường xuyên đưa vào phân tích báo cáo COT.

Commercial Traders

Các tổ chức phòng hộ hay các nhà giao dịch thương mại là những người muốn tự bảo vệ mình trước những biến động giá bất ngờ của thị trường.

Như các nhà sản xuất nông nghiệp hoặc những người nông dân muốn giảm thiểu rủi ro của họ trước việc thay đổi giá cả hàng hóa, các ngân hàng hoặc các tập đoàn lớn cũng tìm cách tự bảo vệ mình trước sự thay đổi giá đột ngột của tiền tệ hoặc các tài sản khác.

Đặc điểm chính của những thành phần này là họ mua vào mạnh nhất khi thị trường xuống đáy và bán ra mạnh nhất khi thị trường tạo đỉnh.

Đây là một ví dụ thực tế để minh họa: Sau khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, Apple không còn được phép hợp tác với các đơn vị sản xuất của Trung Quốc nữa, vì vậy họ phải ngay lập tức tìm những nguồn hàng khác.

Sau khi cân nhắc, họ nhận thấy hàng hóa từ Nhật cung cấp có chất lượng tốt nhất vì vậy họ đã ký hợp đồng nhập khẩu linh kiện công nghệ Nhật Bản và được yêu cầu sẽ thanh toán khi nhận hàng sau 3 tháng nữa.

Apple hiểu rằng, nếu tỷ giá cặp USDJPY giảm, có nghĩa là họ sẽ phải chi trả nhiều đồng Yên hơn cho đối tác Nhật Bản. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro cho mình, Apple đã mua hợp đồng tương lai đồng JPY.

Nếu USDJPY giảm sau ba tháng, lợi nhuận từ việc mua hợp đồng tương lai đối với đồng JPY sẽ giúp Apple bù đắp cho khoản tiền mà họ phải chi trả thêm. Mặt khác, nếu USDJPY tăng sau ba tháng, khoản lỗ của công ty trong hợp đồng tương lai sẽ được bù đắp bằng việc chi phí thanh toán đơn hàng đã giảm xuống. Đấy chính là cách mà các Commercial Trader hoạt động.

Non-commercial traders

Trái ngược với những Commercial Traders – những người không quan tâm đến việc kiếm lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch. Các nhà đầu cơ lớn bước vào thị trường này để kiếm tiền và không quan tâm đến việc sở hữu tài sản cơ bản.

Nhiều nhà đầu cơ được xem là những người luôn đi theo xu hướng của thị trường một cách nhất quán, họ mua vào khi xu hướng thị trường đang tăng và bán ra khi thị trường đang trong xu hướng giảm. Họ sẽ tiếp tục vào thêm những giao dịch cho đến khi giá đảo chiều.

Các nhà đầu cơ lớn cũng là những người chơi lớn trong thị trường tương lai nếu như họ nắm giữ những tài khoản giao dịch lớn. Do đó, những hành động của họ cũng có thể khiến cho thị trường biến động mạnh mẽ. Họ thường theo dõi các đường trung bình động (MA) và giữ giao dịch của mình cho đến khi thị trường đảo chiều.

Retail Traders (Những nhà đầu cơ nhỏ lẻ)

Những nhà đầu cơ nhỏ lẻ là những người sở hữu các tài khoản giao dịch nhỏ hơn. Bao gồm các quỹ phòng hộ và các nhà giao dịch cá nhân. Họ thường được nhắc đến như những kẻ chống lại xu hướng và đứng ở phía kia của thị trường.

Hiểu các thuật ngữ của CFTC

Cơ quan chính phủ Hoa Kỳ có tên Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai –  (CFTC).

Trong phần chú thích diễn giải, CFTC chia dữ liệu về các lệnh giao dịch tiền tệ thành các nhóm: lãi suất mở, nhóm có thể báo cáo được, nhóm nhà giao dịch thương mại và phi thương mại, và nhóm không thể đưa ra báo cáo. Bạn có thể không mấy quen thuộc với các thuật ngữ này, bởi vậy chúng tôi xin trình bày nhanh ở phía dưới:

Nhóm lãi suất mở

Đây là tổng số tất cả các hợp đồng tương lai và/hoặc hợp đồng quyền chọn đã được ký kết nhưng chưa được Offset (bù đắp) thông qua giao dịch, giao hàng hay chấp hành,..”.

Trong các hợp đồng tương lai, cứ mỗi hợp đồng được mua tức là sẽ có một người bán. Do đó, “Tổng số của tất cả các khoản lãi suất mở của các giao dịch mua vào sẽ bằng tổng số của tất cả các khoản lãi suất mở của các giao dịch bán ra.”

Về mặt kỹ thuật, chúng ta cũng bắt gặp hiện tượng tương tự trên thị trường giao ngay – cứ 1 triệu Đô la được giao dịch thì sẽ có một người mua vào 1 triệu Đô la và một người bán ra 1 triệu Đô la.

Tuy nhiên chúng ta không biết được các đối tượng thực hiện giao dịch này là ai, đó có thể là ngân hàng nắm giữ lệnh hoặc cũng có thể là nhà bảo đảm (hedger) của các doanh nghiệp,… Đồng thời, chúng ta cũng không biết được rằng liệu các nhà giao dịch này sẽ nắm giữ lệnh ấy trong bao lâu.

Bên bán ra lúc này có thể đang nắm giữ một lệnh bằng 0, trong khi đó bên mua vào lại có thể đang tích lũy một lệnh lớn hơn, và chúng ta thì không biết tình hình thực tế ra sao.

Nhóm lệnh có thể báo cáo được

Các thành viên thanh toán bù trừ, các nhà giao dịch nhận tiền hoa hồng kỳ hạn (FCM) và các nhà môi giới nước ngoài nộp báo cáo hàng ngày với Ủy ban.

Các báo cáo này cho thấy các giao dịch tương lai và quyền chọn của các nhà giao dịch ở trên các mức báo cáo cụ thể được đặt ra theo quy định của CFTC. 

Nếu tại thời điểm đóng cửa thị trường hàng ngày, một công ty báo cáo rằng, có một nhà giao dịch mở một lệnh ở mức bằng hoặc cao hơn mức báo cáo của Ủy ban thì bất kể nhà giao dịch này đang nắm giữ bao nhiêu, công ty báo cáo cũng sẽ thông báo lên Ủy ban về toàn bộ lệnh mà nhà giao dịch đang nắm giữ.

Tổng hợp các lệnh của tất cả các nhà giao dịch được báo cáo lên Ủy ban thường chiếm 70-90% số giao dịch lãi suất mở trong bất kỳ thị trường nào.

Nhà giao dịch thương mại và phi thương mại

Khi Ủy ban xác định được một nhà giao dịch cá nhân có thể cung cấp báo cáo thì nhà giao dịch này sẽ được phân loại vào nhóm “thương mại” hoặc “phi thương mại”.

Tất cả các lệnh kỳ hạn mà nhà giao dịch này nắm giữ đối với một loại hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm thương mại nếu như nhà giao dịch này thực hiện hợp đồng tương lai với hàng hóa này nhằm hedging (bảo đảm) như định nghĩa tại mục 1.3 trong Quy định CFTC: “….

Nhằm đảm bảo các nhà giao dịch được phân loại chính xác và nhất quán, nếu Ủy ban có thêm thông tin về cách một nhà giao dịch tận dụng thị trường ra sao, nhân viên Ủy ban có thể thực hiện phán quyết trong việc phân loại lại nhà giao dịch đó.”

Nói cách khác, các nhà giao dịch mới là đối tượng được phân loại vào các nhóm thương mại hoặc đầu cơ, chứ không phải bản thân các giao dịch. Đây chính là nguyên nhân mà các nhà giao dịch tầm cỡ như Goldman Sachs đã đăng ký (và được chấp thuận) xếp loại vào nhóm thương mại, mặc dù rõ ràng là rất nhiều giao dịch được các đối tượng này thực  hiện thực ra là thuộc nhóm đầu cơ.

Các nhà giao dịch thuộc nhóm “thương mại” thường được hưởng mức đòn bẩy tài chính cao hơn trên các sàn giao dịch mà họ tham gia.

Nhóm lệnh không thể đưa ra báo cáo

Số lượng các vị trí mua, bán không đáp ứng được yêu cầu phải báo cáo CFTC”. Theo đó, đối với các lệnh không thể đưa ra báo cáo, chúng ta sẽ không biết được số lượng các nhà giao dịch tham gia và phân nhóm của các đối tượng này.

Mấu chốt là các lệnh không thể đưa ra báo cáo chỉ là hạt muối nhỏ trong đại dương bao la, với các lệnh nhỏ và không có khả năng làm biến động thị trường. Tuy nhiên, bạn có thể cần nhận ra rằng các lệnh không thể đưa ra báo cáo này có thể lớn ngang bằng nhóm “Quỹ đòn bẩy” trong báo cáo COT phiên bản truyền thống đấy.

Nhà thương mại với Nhà đầu cơ

Trong lĩnh vực phi thương mại của một loại tiền nhất định, các nhà giao dịch xem xét số liệu nắm giữ ròng các hợp đồng giữa lệnh bán và lệnh mua. Nếu nhóm phi thương mại có 113.000 hợp đồng mua vào Euro và 60.000 hợp đồng bán ra Euro thì giá trị ròng mà nhóm này nắm giữ sẽ là +53.000 hợp đồng mua đối với đồng Euro.

Trong trường hợp này, một hợp đồng có giá trị là  €125.000, bởi vậy cộng đồng đầu cơ tại CFTC sẽ nắm giữ lệnh mua với giá trị ròng là €6.625.000.000.

Các nhà giao dịch có xu hướng quan sát riêng lẻ và tổng thể bảy loại tiền tệ chính (EUR, JPY, GBP, CAD, AUD, CHF, NZD) để đưa ra đánh giá.

Nếu một tiền tệ chính có 100.000 hợp đồng mua và bán, cộng đồng sẽ đánh giá rằng tiền tệ này đang được mở rộng. Tương tự, nếu cả sáu tiền tệ chính đều cho thấy rằng các tài khoản phi thương mại có giá trị mua vào ròng đối với tiền tệ khá lớn (ngụ ý rằng đồng Đô la đang được bán ra), thì đây sẽ là một tín hiệu cảnh báo với thị trường.

Ví dụ: Vào cuối năm 2013, dữ liệu CFTC về các lệnh giao dịch vào ngày 24 tháng 12 cho thấy các tài khoản đầu cơ (phi thương mại) có 143.822 hợp đồng, bán ra đối với đồng Yên. Đây là mức bán ra đồng Yên lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2007.

Tỷ giá cặp USD/JPY đóng cửa ở mức 104,25 vào ngày 24 tháng 12. Một tuần sau, cặp tiền này đã chạm mốc 105,41 và một số nhà đầu tư bắt đầu chốt lời, dẫn tới việc lượng hợp đồng bán ra đối với đồng Yên giảm xuống còn 135.288 hợp đồng.

Tuy nhiên thì con số này vẫn cho thấy rằng đồng Yên đang bị bán quá mức. Đến ngày 4 tháng 2, tỷ giá cặp USD/JPY đã giảm xuống 100,76 và số lượng ròng các lệnh bán đã giảm xuống còn 76.829 hợp đồng.  Khi quan sát được tình trạng mở rộng các lệnh bán đối với đồng Yên vào cuối tháng 12, nhà giao dịch có thể sẽ quyết định chuyển hướng và lựa chọn bán ra cặp USD//JPY hoặc EUR/JPY.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết cách đọc hiểu báo cáo COT, hi vọng thông tin trên hữu ích với bạn. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here