Home Kiến thức trading Cách tạo chỉ báo giao dịch COT của riêng bạn

Cách tạo chỉ báo giao dịch COT của riêng bạn

0
Cách tạo chỉ báo giao dịch COT của riêng bạn

Chúng ta đã biết chỉ báo COT rất hữu ích trong việc sử dụng nó như một công cụ để phát hiện thời điểm thị trường đảo chiều.

Nhưng vấn đề là, chúng ta không có những con số cụ thể được in ngay trên bản báo cáo và nói cho chúng ta biết rằng “ Tâm lý thị trường đã đạt đến điểm cực hạn rồi, mua luôn và ngay đi chứ còn chờ giờ nữa” rồi cứ thế chúng ta chỉ việc nhảy vào mua hoặc bán 10 000 000 cổ phiếu và thu lời một cách dễ dàng. Không có chuyện đó đó!

Việc xác định cực hạn của tâm lý thị trường là rất khó bởi vì không phải lúc nào các vị thế mua và bán ròng cũng liên quan đến nhau.

Cũng có thể một mức cực hạn tâm lý thị trường cách đây 5 năm không còn là mức cực hạn của thị trường ở thời điểm hiện tại nữa.

Tất cả những gì bạn muốn là tạo ra một danh mục giúp bạn có thể đánh giá được tình hình tâm lý thị trường.

Vậy bạn phải giải quyết vấn đề này như thế nào?

Cách tạo một danh mục để đánh giá cực hạn của thị trường

Dưới đây là quy trình từng bước về cách tạo danh mục này:

  1. Quyết định khoảng thời gian: Chúng ta càng nhập nhiều giá trị vào chỉ mục, chúng ta sẽ càng nhận được ít tín hiệu cực hạn tâm lý, nhưng bù lại nó sẽ càng đáng tin cậy. Càng ít giá trị đầu vào thì bạn sẽ nhận được càng nhiều tín hiệu hơn, nhưng cũng đồng nghĩa rằng độ tin cậy thấp đi.
  2. Tính toán sự chênh lệch giữa giao dịch của các nhà đầu cơ lớn (large speculators) và các nhà giao dịch thương mại (commercial) mỗi tuần.

Công thức tính toán sự chênh lệch này là:

Chênh lệch = Giao dịch ròng của Nhà đầu cơ lớn – Giao dịch ròng của nhà Giao dịch Thương mại

Hãy lưu ý rằng nếu các nhà đầu cơ lớn thực sự theo xu hướng tăng, thì các nhà giao dịch thương mại thực sự theo xu hướng giảm, điều này sẽ dẫn đến một con số tích cực.

Ngược lại, nếu các nhà đầu cơ lớn thực sự theo xu hướng giảm, các nhà giao dịch thương mại thực sự theo xu hướng tăng, điều này sẽ dẫn đến một con số tiêu cực.

Tiếp theo, bạn cần thực hiện:

  1. Xếp hạng các kết quả này theo thứ tự tăng dần, từ tiêu cực nhất đến tích cực nhất.
  2. Gán giá trị 100 cho số lớn nhất và 0 cho số nhỏ nhất.

Và bây giờ chúng ta có một chỉ báo COT! Nó rất giống với các chỉ báo RSI và Stochastic mà chúng ta đã thảo luận trong các bài học trước.

Khi bạn đã gán giá trị cho từng mức độ chênh lệch, bạn sẽ được cảnh báo mỗi khi dữ liệu mới được nhập vào chỉ mục HIỂN THỊ cực trị 0 hoặc 100. Bạn sẽ biết được khi nào sự chênh lệch giữa vị trí của hai nhóm là lớn nhất, khi đó sự đảo chiều có thể sắp xảy ra.

Hãy nhớ rằng, chúng ta quan tâm đến việc liệu xu hướng sẽ còn tiếp tục hay kết thúc. Nếu báo cáo COT cho thấy tâm lý thị trường đang ở mức cực hạn, nó sẽ giúp chúng ta xác định được đỉnh và đáy.

Cách diễn giải báo cáo COT

Chúng ta đã biết được cách để xác định cực hạn tâm lý thị trường, vậy tiếp theo là gì?

Hãy nhớ lại ở bài học trước:

Mỗi đỉnh và đáy tương ứng với một cực hạn tâm lý thị trường nhưng không phải mọi cực hạn tâm lý thị trường đều cho kết quả là một đỉnh hoặc đáy. Do đó, chúng ta cần một chỉ báo chính xác hơn.

Tính toán tỷ lệ phần trăm của các giao dịch đầu cơ mua hoặc bán sẽ là thước đo tốt hơn để xác định xem thị trường đang lên đỉnh hay xuống đáy.

Để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ quay về quá khứ và xem điều gì đã xảy ra với đồng Dollar Canada.

Khi báo cáo COT được phát hành vào ngày 22 tháng 8 năm 2008, các nhà đầu cơ đã bán ròng 28 085 hợp đồng.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2009, họ đã bán ròng 23 950 hợp đồng.

Với những thông tin này, bạn có nghĩ rằng khả năng cao thị trường sẽ đi xuống trong tháng 8 vì có nhiều nhà đầu cơ đã bán ra trong giai đoạn đó?

Hãy nhìn vào hình ảnh trên.

Trong tháng 8 có 66 726 giao dịch bán ra trong khi chỉ có 38 641 giao dịch mua vào.

Ta có thể tính được: Short ratio = (66 726) / (38 641 + 66 726) = 63.3%.

Trong tháng 3 năm 2009, chỉ có 8 715 giao dịch mua và 32 665 giao dịch bán ra.

Điều đó có nghĩa là: Short ratio = (32 655) / (8,715 + 32,655) = 78.9%.

Như vậy khả năng cao hơn là thị trường sẽ thực sự tạo đáy vào tháng 3 năm 2009 chứ không phải vào tháng 8 năm 2008 mặc dù số giao dịch bán ra ở tháng 8/2008 nhiều hơn.

Thực tế xảy ra bạn có thể nhìn thấy trên hình minh họa, vào tháng 8 năm 2009, đồng Canada rơi xuống chỉ còn 940 U.S cent. Nhưng đến tháng 3 năm 2009, đồng Canada đã tiếp tục rơi xuống và tạo đáy ở giá 77 U.S cent.

Vậy chuyện gì xảy ra tiếp theo? Đúng là thị trường đã tạo đáy và đảo chiều tăng một cách đều đặn.

Thông qua bài viết trên, Kienthuctrade đã hướng dẫn chi tiết các bạn cách tạo chỉ báo giao dịch COT, hi vọng thông tin trên hữu ích. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here