Home Kiến thức trading Stochastic, Chỉ Báo Stochastic là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Stochastic

Stochastic, Chỉ Báo Stochastic là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Stochastic

12
Stochastic, Chỉ Báo Stochastic là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Stochastic

Stochastic Oscillator là một chỉ báo thể hiện động lượng của giá, và như đã nói, động lượng luôn đi trước giá, đó chính là cơ sở giúp chúng ta có thể sử dụng Stochastic để tìm ra các điểm đảo chiều xu hướng.

Khái niệm Chỉ Báo Stochastic

Đây là một chỉ số căn bản cho khuynh hướng của thị trường, nếu thị trường đang trong giai đoạn tăng giá, giai đoạn bull market, thì chỉ số stochastic đi lên. Ngược lại cho thị trường trong giai đoạn giảm giá, bear market, thì chỉ số này đi xuống. Đơn giản là chỉ báo này báo hiệu sự đi lên hoặc đi xuống của thị trường mà thôi.

Về thành phần cấu tạo, chỉ báo Stochastic Oscillator gồm hai đường trong đó đường chính:

Theo mặc định đường %K trên chart được vẽ liền còn đường %D được vẽ nét đứt.

Hai thông số cụ thể của %K và %D được tính toán như sau:

+ %K = (giá hiện hành – giá thấp n) / (giá cao n – giá thấp n)

Trong đó n là số phiên giao dịch trong giai đoạn đang xét, thông thường là 14.

+ %D = (%K x + %K x-1 + %K x-2) / 3

%D là SMA 3 phiên của %K, trong đó x là số phiên hiện hành.

Nếu phân loại stochastic được chia làm 2 dạng: fast stochastic là đường nhanh và slow stochastic là đường chậm, đường nhanh fast stochastic ảnh hưởng cực kỳ đến giá thì trong khi đó đường chậm slow stochastic chỉ đơn thuần là kết quả cân bằng của đường nhanh.

Sự khác biệt chính giữa 2 đường Stochastic nhanh và chậm được gói gọn trong một từ: độ nhạy. Đường Stochastic nhanh (%K) nhạy hơn so với đường Stochastic chậm (%D) trong việc xác định sự thay đổi hướng đi của giá.

Ngoài thực tế thì chỉ số Stochastich được giới hạn từ 0-100, nhưng phần lớn nó nằm quanh vị trí 20 đến 80, nó phản ảnh các vùng quá bán, còn được gọi là over sold và vùng quá mua còn được gọi là vùng over bought, điều này cũng tương tự như cách vận hành của chỉ báo RSI.

Cách giao dịch với chỉ báo Stochastic

Chỉ báo Stochastic là một công cụ tuyệt vời trong việc tìm kiếm các phân kỳ. Tuy nhiên, vì là một chỉ báo dẫn dắt, Stochastic thường chỉ được sử dụng để xác định sự đảo chiều của giá.

Chỉ báo Stochastic luôn dao động trong khung từ 0 đến 100. Một tài sản được coi là rơi vào trạng thái quá mua khi hai đường dao động của Stochastic vượt lên trên mức 80; ngược lại, tài sản đó được coi là rơi vào trạng thái quá bán khi hai đường dao động của Stochastic rớt xuống dưới mức 20.

Dưới đây là cách xác định tín hiệu giao dịch từ chỉ báo Stochastic:

  • Tín hiệu mua: Đường %K cắt lên trên đường %D trong khu vực quá bán
  • Tín hiệu bán: Đường %K cắt xuống dưới đường %D trong khu vực quá mua

Tín hiệu giao dịch của chỉ báo Stochastic Oscillator

  • Giao dịch đột phá: Khi bạn thấy rằng Stochastic đột nhiên tăng tốc theo một hướng và hai dải Stochastic đang mở rộng, thì nó có thể báo hiệu sự bắt đầu của một xu hướng mới. Nếu bạn cũng có thể phát hiện ra một đột phá ra khỏi phạm vi đi ngang, thậm chí tốt hơn.
  • Theo xu hướng: Miễn là Stochastic tiếp tục đi theo một hướng, điều đó cho thấy xu hướng vẫn còn hiệu lực.
  • Xu hướng mạnh: Khi Stochastic nằm trong vùng quá bán / quá mua, đừng chống lại xu hướng nhưng cố gắng giữ vững các giao dịch của bạn và bắt kịp xu hướng.
  • Đảo ngược xu hướng: Khi đường Stochastic đang thay đổi hướng và rời khỏi các khu vực mua quá mức / bán quá mức, nó có thể báo trước một sự đảo ngược. Như chúng ta sẽ thấy, chúng ta cũng có thể kết hợp Stochastic với đường trung bình động hoặc đường xu hướng độc đáo.
  • Quan trọng: khi chúng ta tìm kiếm một sự đảo chiều tăng giá, chúng ta cần thấy đường Stochastic màu xanh lá cây để vượt lên trên đường màu đỏ và rời khỏi vùng quá bán.

Phân kỳ: Giống như mọi chỉ báo động lượng, phân kỳ cũng có thể là một tín hiệu rất quan trọng ở đây để hiển thị các xu hướng đảo ngược tiềm năng, hoặc ít nhất là kết thúc của một xu hướng.

Sở dĩ phương pháp Stochastic được đông đảo cộng đồng trader sử dụng, dự báo dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng là bởi độ chính xác của nó.

12 COMMENTS

  1. […] Trên thực tế, chỉ báo Tom Demark (chỉ báo TD) chưa được nhiều nhà giao dịch Forex biết đến rộng rãi do chưa có nhiều thông tin về chiến lược giao dịch Denmark trên các phương tiện truyền thông trực tuyến như các chỉ số khác (chỉ báo MACD, RSI, Stochastic,…) […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here