Home Kiến thức trading Phân tích kỹ thuật trong giao dịch Forex là gì? Các công cụ phân tích kỹ thuật và các chỉ báo kỹ thuật trong trading

Phân tích kỹ thuật trong giao dịch Forex là gì? Các công cụ phân tích kỹ thuật và các chỉ báo kỹ thuật trong trading

0
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch Forex là gì? Các công cụ phân tích kỹ thuật và các chỉ báo kỹ thuật trong trading

Có rất nhiều phương pháp giao dịch trên thị trường tài chính và điều này làm trader mới bối rối không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, phần lớn các phương pháp giao dịch đều có thể chia ra thành 2 loại: Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính.

Hầu hết trader hiện nay tập trung vào phân tích kỹ thuật nói chung và phân tích kỹ thuật Forex nói riêng, vì một số lý do vô cùng quan trọng sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo của bài viết.

Trong hướng dẫn hôm nay, trader được học phân tích kỹ thuật, tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm phân tích kỹ thuật tốt nhất hiện có trên thị trường tài chính, các xu hướng phân tích kỹ thuật “hot” nhất.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là một phương pháp phân tích chứng khoán dự báo hướng của giá thông qua việc nghiên cứu các chỉ số chứng khoán trong quá khứ. Có rất nhiều cách để xác định xu hướng thị trường, nhưng hầu hết các nhà phân tích sẽ tập trung vào các phương pháp sau:

  • Phân tích kỹ thuật mô hình biểu đồ: Với phương pháp này, các nhà phân tích chứng khoán sử dụng công cụ vẽ như đường ngang, đường xu hướng và mức hồi quy Fibonacci để xác định các mẫu biểu đồ cơ bản như mô hình giá tam giác cân (symmetrical triangle formations) và hiện tượng tích luỹ (consolidation), và nhiều biểu đồ chứng khoán trực tuyến khác. Những mô hình này chỉ rõ điểm mạnh và điểm yếu của người mua và người bán trên thị trường tài chính.
  • Phân tích kỹ thuật biểu đồ nến: Với phương pháp này, các nhà phân tích chứng khoán sử dụng biểu đồ phân tích kỹ thuật cơ bản như biểu đồ nến để hiển thị mức giá mở cửa, mức giá đóng cửa, mức giá cao/thấp trong một khung thời gian nhất định nhằm tìm kiếm manh mối về hành vi của người mua và người bán trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Phân tích kỹ thuật theo chỉ báo: Với phương pháp này, các nhà phân tích chứng khoán sử dụng chỉ báo theo hành động giá để hiểu rõ hơn về điều kiện thị trường. Ví dụ, một số chỉ báo cung cấp tín hiệu khi thị trường tài chính xuất hiện tình trạng quá mua và quá bán. Các chỉ báo còn lại giúp trader xác định đà tăng, giảm và khả năng đảo chiều của thị trường tài chính.

Trader có rất nhiều cách để thực hiện phân tích kỹ thuật chứng khoán của một cổ phiếu. Dù lựa chọn phương pháp nào, họ đều phải phân tích dựa trên mức giá trong quá khứ để xác định các xu hướng thị trường có khả năng lặp lại.

Những xu hướng này sau đó được dùng để xác định tình hình thị trường tài chính hiện tại, cũng như các thời điểm mấu chốt để vào và thoát lệnh giao dịch.

Nguồn gốc của phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật chứng khoán tồn tại kể từ khi thị trường tài chính được thúc đẩy bởi cung và cầu. Các ghi chép lịch sử cho thấy nhu cầu thương mại xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 17 với thương nhân Đức và thế kỷ 18 với các nhà buôn gạo Nhật.

Vào cuối thế kỷ 19, phân tích kỹ thuật trở nên nổi tiếng vì được chính người sáng lập cũng là biên tập viên của nhật báo Wall Street Journal, Charles Dow, giới thiệu tới các cộng đồng trader lớn.

Cùng thời với Charles Dow, ta có các nhà phân tích kỹ thuật chứng khoán khác như Ralph Nelson Elliott, người tạo ra lý thuyết sóng Elliott nổi tiếng; William Delbert Gann, người phát minh ra học thuyết Gann Angle, và Richard Demille Wyckoff, người được coi là nhà tâm lý học thị trường đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng thị trường ngày hôm nay, với tất cả dữ liệu lịch sử được ghi lại, cần được so sánh với thị trường ngày hôm qua nhằm dự đoán các hành vi có thể lặp lại.

Các nhà phân tích chứng khoán khôn ngoan sẽ dựa vào những hành vi này để nắm bắt cơ hội giao dịch tiềm năng.

Cho đến hiện tại, học thuyết của Wyckoff vẫn được giảng dạy tại các trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Xuyên suốt lịch sử và phần lớn thế kỷ 20, phân tích kỹ thuật chỉ dừng lại ở biểu đồ vì chưa có công cụ tính toán dữ liệu lớn cũng như chỉ số chứng khoán.

Đây chính là lý do vì sao mà kỷ nguyên số 4.0 được coi là Thời đại Hoàng Kim của phân tích kỹ thuật. Vậy hãy cùng tìm hiểu phân tích kỹ thuật thị trường tài chính là gì nhé!

Phân tích kỹ thuật có thực sự hữu dụng?

Thị trường tài chính bị tác động và ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bao gồm: chính sách tiền tệ do ngân hàng trung ương quản lý, chính sách tài khóa do chính phủ cung cấp và nhiều yếu tố kinh tế phụ thuộc vào các công ty và người tiêu dùng.

Nghiên cứu tất cả các yếu tố đó và nhận ra cách chúng tác động đến tài sản, thị trường tài chính khác nhau cũng như biết được yếu tố nào có tác động mạnh nhất là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nghiên cứu dạng này được gọi là phân tích cơ bản.

Khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trên, trader có thể mắc lỗi về nguyên nhân và kết quả, đặc biệt là đối với các trader nhỏ lẻ bị hạn chế thời gian và sự tập trung. Tuy nhiên, thật may là các nhà phân tích chứng khoán có thể tập trung vào một kiểu dữ liệu duy nhất – biến động giá.

Phân tích kỹ thuật còn được biết đến là phân tích biểu đồ chứng khoán trực tuyến, cho phép trader nghiên cứu và phân tích các hành động giá trong quá khứ.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán có thể cung cấp cho trader:

  1. Khả năng đánh giá tiềm năng giao dịch của biểu đồ chứng khoán.
  2. Cách tìm kiếm thiết lập giao dịch tiềm năng
  3. Nơi tìm kiếm thiết lập giao dịch tiềm năng
  4. Cách quản lý thiết lập giao dịch tiềm năng

So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật thị trường tài chính.

Phân tích kỹ thuật Phân tích cơ bản
Nghiên cứu biểu đồ giá cũng như xu hướng giá. Nghiên cứu thông tin về kinh tế, công ty và dữ liệu.

Như đã đề cập ở trên, phân tích cơ bản là nghiên cứu dữ liệu kinh tế (như số liệu bán lẻ, báo cáo lạm phát, tỷ lệ việc làm, v.v.) hoặc tin tức và báo cáo lợi nhuận của một công ty để xác định xu hướng hay các điểm xoay chuyển xu hướng có khả năng xảy ra trên thị trường. Tuy rằng trong một số thị trường tài chính như chứng khoán, ta vẫn sử dụng phân tích cơ bản, nhưng phân tích kỹ thuật hiện nay phổ biến hơn rất nhiều.

Ngày càng có nhiều người sử dụng phân tích kỹ thuật trước khi ra quyết định giao dịch khiến nó trở thành công cụ vô cùng hữu ích. Phần lớn trader sử dụng kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật vì nếu cả 2 loại hình phân tích chứng khoán này chỉ về cùng một hướng thì cơ hội giao dịch đó có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn.

Ưu điểm của phân tích kỹ thuật:

  • Phân tích kỹ thuật Forex chỉ yêu cầu trader một số công cụ cơ bản và hoàn toàn miễn phí trên nền tảng MetaTrader của Admiral Markets.
  • Phân tích kỹ thuật Forex có thể đưa ra các định hướng có tính chính xác cao giúp trader tìm ra điểm vào lệnh và thoát lệnh.
  • Có rất nhiều chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật mà trader có thể dùng để xác định thiết lập giao dịch (trading setup) tiềm năng.

Nhược điểm của phân tích kỹ thuật:

  • Do được sử dụng một cách rộng rãi, phân tích kỹ thuật Forex có thể bất ngờ gây ra biến động thị trường không mong muốn nếu nhiều trader có cùng một phán đoán và thực hiện giao dịch dựa trên phán đoán này.
  • Ở một số thị trường tài chính, phân tích kỹ thuật buộc phải sử dụng kết hợp với phân tích cơ bản.

Ưu điểm của phân tích cơ bản so với phân tích kỹ thuật:

  • Có thể giúp bạn hiểu nguyên nhân một thị trường tài chính có dấu hiệu đi lên hay đi xuống.
  • Khi kết hợp với phân tích kỹ thuật có thể dẫn đến xu hướng dài hạn.

Nhược điểm của phân tích cơ bản so với phân tích kỹ thuật:

  • Có quá nhiều công cụ phân tích cơ bản trên thị trường tài chính. Điều này có thể dẫn đến xung đột giữa các chỉ báo hiển thị dữ liệu tốt và các chỉ báo hiển thị dữ liệu xấu, khiến trader cảm thấy bối rối và không biết nên đầu tư vào đâu.
  • Tốn khá nhiều thời gian vào việc theo dõi tất cả thông tin kinh tế.
  • Không phải tất cả những dữ liệu từ việc phân tích cơ bản đều tương ứng với diễn biến của thị trường tài chính. Ví dụ: ngay cả khi dữ liệu kinh tế của thị trường tài chính Mỹ có xu hướng giảm, điều đó không có nghĩa là giá trị USD Mỹ sẽ giảm.Nếu tất cả các loại tiền tệ khác đều yếu, trader có thể tiếp tục sử dụng USD Mỹ vì đó là nền kinh tế lớn nhất thế giới nên có thể sẽ có xu hướng mạnh lên nhanh hơn các nước khác.
  • Mất nhiều thời gian hơn để hiểu được dữ liệu của các nền kinh tế khác ví dụ như báo cáo lạm phát và báo cáo lợi nhuận của công ty.

Nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật chứng khoán có một số nguyên tắc cơ bản giúp nó hoàn toàn phù hợp với điều kiện thị trường tài chính hiện nay. Đó là:

Hành động giá phản ánh thị trường tài chính

Nền tảng logic của phân tích kỹ thuật xuất phát từ lý thuyết của Dow với nhận định rằng giá cả phản ánh chính xác tất cả các thông tin liên quan. Do đó, bất cứ yếu tố nào có tác động đến cung và cầu chắc chắn sẽ xuất hiện trên biểu đồ chứng khoán trực tuyến.

Việc nghiên cứu hay thậm chí là phân tích các thông tin kinh tế không ảnh hưởng tới hành động giá hầu như là vô dụng vì chúng không đảm bảo đủ điều kiện và đôi khi còn cung cấp dữ liệu không chính xác.

Giá di chuyển theo xu hướng của thị trường tài chính

Trader thường thích phân tích kỹ thuật theo xu hướng tự nhiên của thị trường, một hệ quả khác từ lý thuyết Dow. Thị trường tài chính có thể di chuyển theo xu hướng tăng – một thị trường giá tăng (Bullish Market) liên tục tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (higher high) và đáy sau cao hơn đáy trước (lower low).

Nếu nhìn một cách tổng quát thì giá cả trông như đang di chuyển lên xuống trên một hành lang đi lên. Một hành vi thị trường tương tự có đặc tính là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (lower high) và đáy sau thấp hơn đáy trước (lower low) chính là xu hướng giảm – một thị trường giá giảm (Bearish Market).

Một xu hướng ngang được gọi là một thị trường đi ngang (ranging market) và nó không phải là vị thế yêu thích của các trader giao dịch theo xu hướng. Điều này là do, trong các giai đoạn đi ngang của thị trường tài chính, hầu như không có cách nào để chắc chắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Thị trường đi ngang là giai đoạn giá tăng hoặc giảm không rõ ràng, không bên nào đủ mạnh để thống lĩnh thị trường cũng không bên nào đủ dài để hình thành xu hướng .Khi đó, thị trường tài chính dao động ở mức trung bình khoảng 60% thời gian. Vì vậy, việc xác định xu hướng là vô cùng quan trọng.

Hãy nhớ rằng phân tích kỹ thuật trong thị trường forex không hề quan tâm đến câu hỏi “tại sao” mọi việc lại xảy ra như vậy. ‘Tại sao xu hướng xảy ra?’ có thể là một câu hỏi hợp lý, nhưng với một trader sử dụng phân tích kỹ thuật thì câu hỏi này hoàn toàn không liên quan.

Họ không biết cách trả lời câu hỏi này. Đối với họ, sự tồn tại của các xu hướng chỉ đơn giản là một thực tế đã được chứng minh bằng thực nghiệm.

Lịch sử lặp lại trên thị trường tài chính

Hầu hết trader đều hoạt động theo một hình mẫu nhất định. Dựa trên hành vi này, các nhà phân tích kỹ thuật có thể xác định mô hình mẫu và giao dịch với tỷ lệ thành công cao hơn.Tất cả những gì họ cần là một chút dữ liệu thống kê, cùng với sự lặp lại và tỷ lệ đòn bẩy.

Mặc dù phân tích kỹ thuật thị trường tài chính, phân tích kỹ thuật Forex rất phổ biến nhưng nhiều trader vẫn sử dụng kết hợp với phân tích cơ bản hoặc phân tích tâm lý thị trường. Phân tích kỹ thuật có thể xác định xu hướng, nhưng chính sự dịch chuyển cơ bản mới là tiền để tạo điều kiện cho những xu hướng đó phát triển.

Cuối cùng là phương pháp Forex backtesting hay còn gọi là kiểm tra lại dữ liệu quá khứ (Historical backtesting). Phương pháp này dùng dữ liệu trong quá khứ để trader kiểm thử chiến lược giao dịch bằng phân tích kỹ thuật Forex.

Giống với bất kỳ dữ liệu thống kê nào về hành hành vi của con người, dữ liệu trong quá khứ không thể đảm bảo các xu hướng/mô hình mẫu trước đó sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai. Nó chỉ là một công cụ phân tích kỹ thuật mà thôi. Điều quan trọng nhất là bắt đầu giao dịch và học hỏi qua thực hành!

Các Công cụ phân tích kĩ thuật

4 loại công cụ phân tích kỹ thuật mà trader có thể sử dụng trước khi học phân tích kỹ thuật cho từng thị trường tài chính như Forex, Chứng khoán, Chỉ số, Hàng hóa và Tiền điện tử. 4 loại công cụ phân tích kỹ thuật này gồm có:

  1. Biểu đồ phân tích kỹ thuật
  2. Mô hình giá phân tích kỹ thuật
  3. Phân tích kỹ thuật mô hình nến
  4. Các chỉ báo phân tích kỹ thuật

Admiral Markets khuyến khích trader tải ngay phần mềm MetaTrader để tiện theo dõi các ví dụ về phân tích kỹ thuật dưới đây.

Biểu đồ phân tích kỹ thuật

Việc đầu tiên một chuyên viên phân tích kỹ thuật phải làm là xác định loại biểu đồ mà họ muốn thực hiện phân tích kỹ thuật. Cho dù là phân tích kỹ thuật Forex hay phân tích kỹ thuật chứng khoán, trader có thể áp dụng cùng một loại biểu đồ cho nhiều thị trường tài chính khác nhau.

Các loại biểu đồ phân tích kỹ thuật gồm có đường (line), thanh (bar) và nến (candle) Sau khi tải xong phần mềm phân tích kỹ thuật MetaTrader, trader có thể chuyển đổi giữa các loại biểu đồ khác nhau bằng cách chọn View -> Toolbars -> Standard option. Sau khi chọn các mục này, trader sẽ thấy các ô bên dưới hiển thị trong thanh công cụ ở đầu màn hình của mình.

Các biểu tượng này từ trái sang phải là tùy chọn biểu đồ phân tích kỹ thuật OHLC, tùy chọn biểu đồ nến và tùy chọn biểu đồ đường. Hãy cùng nghiên cứu chi tiết từng loại biểu đồ này nhé!

Phân tích kỹ thuật: Biểu đồ đường

Trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ đường nối các giá đóng cửa trong khung thời gian mà trader đang theo dõi lại với nhau. Ví dụ: Khi xem biểu đồ hàng ngày, biểu đồ đường sẽ kết nối giá đóng cửa của mỗi ngày giao dịch lại với nhau.

Cho dù sử dụng phân tích kỹ thuật Forex hay phân tích kỹ thuật chứng khoán, các nhà phân tích chủ yếu dùng biểu đồ đường để xác định xu hướng dài hạn vì đây là loại biểu đồ phân tích kỹ thuật cơ bản nhất hiện nay.

Phân tích kỹ thuật: Biểu đồ OHLC (Biểu đồ dạng thanh – Bar chart)

Biểu đồ phân tích kỹ thuật dạng thanh OHLC hiển thị một thanh dọc duy nhất cho mỗi khoảng thời gian mà trader đang xem. Ví dụ: Khi nhìn vào biểu đồ hàng ngày, mỗi thanh dọc biểu thị một ngày giao dịch (Thứ Hai, Thứ Ba, v.v.). Biểu đồ dạng thanh cung cấp nhiều thông tin hơn biểu đồ dạng đường với các giá trị mở (open), cao (high), thấp (low) và đóng (close) được hiểu thị trên thanh.

Dưới đây là một số khái niệm cơ bản về biểu đồ phân tích kỹ thuật cho biểu đồ OHLC:

  • Dấu gạch ngang bên trái là giá mở cửa.
  • Dấu gạch ngang bên phải là giá đóng cửa.
  • Mức cao trên thanh là mức giá cao nhất mà thị trường giao dịch trong khoảng thời gian được chọn.
  • Mức thấp trên thanh là mức giá thấp nhất mà thị trường giao dịch trong khoảng thời gian được chọn.
  • Các thanh màu xanh lá cây được gọi là thanh người mua vì giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
  • Các thanh màu đỏ được gọi là thanh người bán vì giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Các biểu đồ phân tích kỹ thuật như biểu đồ dạng thanh OHLC giúp trader xác định quyền kiểm soát thị trường nằm trong tay người mua hay người bán. Biểu đồ dạng thanh chính là nền tảng kiến thức cho kiều biểu đồ tiếp theo – biểu đồ phân tích kỹ thuật dạng nến cũng là loại phân tích kỹ thuật Forex phổ biến nhất.

Phân tích kỹ thuật: Biểu đồ dạng nến

Biểu đồ dạng nến (candlestick chart) được các thương nhân buôn gạo Nhật Bản sử dụng lần đầu vào thế kỷ 18. Tương tự như biểu đồ dạng thanh OHLC, dạng nến cũng cung cấp các giá trị mở, cao, thấp và đóng của một khoảng thời gian đã chọn. Sự khác biệt chính là dạng nến có một hộp nằm giữa các giá mở cửa và đóng cửa được gọi là “thân” nến. Các hộp này được tô màu đỏ hoặc xanh lá cây.

Về mặt trực quan, nhiều trader cho rằng các biểu đồ phân tích kỹ thuật như biểu đồ dạng nến trông vô cùng hấp dẫn, và đây cũng chính là một trong những lý do khiến chúng phổ biến trong phân tích kỹ thuật Forex và trong việc xác định các mô hình giá phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật mô hình nến

Như trader đã biết, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu giá cả để xác định hướng đi của thị trường tài chính. Từ đó, xác định giá vào lệnh và điểm dừng lỗ có khả năng giao dịch. Với biểu đồ dạng nến, trader có thể sử dụng nhiều kiểu mô hình giá trong phân tích kỹ thuật.

Những mô hình này không chỉ giới hạn trong phân tích kỹ thuật Forex mà còn thường được sử dụng trong các thị trường tài chính khác.

Trước khi đến với một ví dụ về mô hình phân tích kỹ thuật được hình thành thông qua biểu đồ dạng nến, ta hãy tìm hiểu về sự hình thành của nến người mua / nến giá tăng (bullish candle) và nến người bán/nến giá giảm (bearish candle):

Nếu xem các khung thời gian hàng ngày trong phần mềm phân tích kỹ thuật MetaTrader, thì cây nến trên sẽ thể hiện giá trị giao dịch trong một ngày và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho nhà phân tích kỹ thuật, chẳng hạn như:

  • Mức giá cao và thấp giúp các nhà phân tích kỹ thuật xác định mức giá cao nhất và thấp nhất của một thị trường tài chính trong ngày giao dịch.
  • Nến người bán (seller candle), được biểu diễn bằng hình hộp màu đen, đôi khi là màu đỏ, cho các nhà phân tích kỹ thuật biết rằng người bán đã có lợi thế hơn trong ngày giao dịch. Điều này là do mức giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
  • Nến người mua (buyer candle), được hiển thị với một hình hộp màu trắng, đôi khi là màu xanh lá cây, cho các nhà phân tích kỹ thuật biết rằng người mua đã chiếm lợi thế hơn trong giao dịch do mức giá đóng cửa cao hơn mức giá mở cửa.

Sau đó, một chuyên viên phân tích kỹ thuật sẽ sử dụng thông tin này, cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau, để bắt đầu xây dựng một “bức tranh giao dịch” về điều kiện thị trường tài chính và các kịch bản có thể xảy ra tiếp theo. Ví dụ:

  1. Nếu sau một nến người bán, nến tiếp theo tiếp tục tạo ra một mức giá thấp mới thì đó là dấu hiệu cho thấy người bán sẵn sàng tiếp tục bán, hoặc bán khống thị trường. Điểm yếu này sẽ khiến một số trader bắt đầu các lệnh bán hoặc giữ các lệnh bán mà họ đã có.
  2. Nếu sau một nến người mua, nến tiếp theo tiếp tục tạo ra một mức giá cao mới thì đó là một dấu hiệu cho thấy người mua sẵn sàng tiếp tục mua thị trường. Điểm mạnh này sẽ khiến một số trader bắt đầu các lệnh mua hoặc giữ các lệnh mua mà họ đã có.

Có nhiều dạng nến khác nhau mà các chuyên viên phân tích kỹ thuật có thể sử dụng trong giao dịch dạng nến của mình. Một trong những mô hình phân tích kỹ thuật như vậy được gọi là mô hình bắn sao (shooting star):

Mô hình phân tích kỹ thuật Shooting Star là một tín hiệu giá giảm cho thấy có nhiều khả năng thị trường sẽ di chuyển theo hướng thấp hơn là theo hướng cao hơn.

Trong mô hình phân tích kỹ thuật này, người mua đẩy thị trường lên một mức cao mới nhưng thất bại trong việc giữ được mức giá đó.

Một số người mua đột ngột rời bỏ lệnh mua của họ, khiến thị trường tài chính giảm xuống, dẫn đến việc người bán bước vào thị trường. Thông thường, giá mở cửa và kết thúc của nến nên nằm ở nửa dưới thân nến.

Dưới đây là một số ví dụ về mô hình nến Shooting Star được dùng để phân tích kỹ thuật Forex, trên biểu đồ hàng ngày của GBP/USD:

Trong một số trường hợp, thị trường đã thực sự xuống thấp hơn và trong một số trường hợp, nó lại tăng cao hơn. Một chuyên viên phân tích kỹ thuật chứng khoán cần phải sử dụng thêm các công cụ phân tích kỹ thuật khác để ‘xây dựng một bức tranh’ về điều kiện thị trường và các điểm vào và thoát lệnh giao dịch khả thi.

Trong ví dụ trên, thị trường tài chính đã có nhiều lần di chuyển xuống thấp hơn là đi lên. Điều này giúp việc phân tích kỹ thuật Forex tìm ra các cơ hội giao dịch có tỷ lệ thắng cao hơn, nhưng tất nhiên ta không thể đảm bảo chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Phân tích kỹ thuật: Mô hình giá

Trong phần mềm phân tích kỹ thuật MetaTrader MIỄN PHÍ từ Admiral Markets, có rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật mà trader có thể dùng để xác định các mô hình giá (chart pattern). Chúng gồm có các công cụ vẽ như:

  • Đường – Đường ngang, Đường xu hướng, Đường vòng, Đường góc.
  • Kênh – Kênh cách đều, Kênh độ lệch chuẩn, Kênh hồi quy, Cây đinh ba Andrew’s Pitchfork.
  • Gann – Dòng Gann, Quạt Gann, Lưới Gann.
  • Fibonacci – Fib Thoái lui, Fib Mở rộng, Kênh Fib, Múi giờ Fib, Đường cong Fib, v.v.
  • Sóng Elliott – Sóng động lực, Sóng điều chỉnh (corrective way).
  • Và nhiều hơn nữa.

Trader có thể tìm thấy chúng bằng cách chọn Insert trong menu nằm ở phía trên cùng, sau đó chọn Objects. Ví dụ: Ta có thể lấy lấy mô hình giá phân tích kỹ thuật phổ biến gọi là kênh, cụ thể là công cụ Kênh cách đều (Equidistant Channel) có thể được truy cập như sau:

Sau khi chọn công cụ này, người dùng chỉ cần kết nối các đỉnh giá (swing high) hoặc các đáy giá (swing low) để vẽ theo mô hình kênh giá (channel pattern) bằng các bước sau đây:

  1. Ấn chuột trái
  2. Giữ chuột và kéo xuống
  3. Nhả chuột tại một khu vực khác trên biểu đồ.

Ví dụ: Sử dụng công cụ này, chuyên viên phân tích kỹ thuật có thể vẽ mô hình kênh giá tăng và mô hình kênh giá đi ngang:

Có rất nhiều loại mô hình giá phân tích kỹ thuật mà các trader có thể sử dụng. Phụ thuộc vào thị trường được giao dịch, một số mô hình giá phù hợp với phân tích kỹ thuật Forex. Trong khi đó, một số mô hình giá khác lại phù hợp với phân tích kỹ thuật chứng khoán hơn. Admiral Markets sẽ đề cập chi tiết hơn về điều này ở các phần sau khi ta thảo luận về phân tích kỹ thuật cho các thị trường khác nhau..

Các chỉ báo phân tích kỹ thuật

Một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến nhất là sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật. Chỉ báo phân tích kỹ thuật được lập trình thống kê bằng các công thức và cách tính toán khác nhau lấy từ thông tin mà biểu đồ dạng thanh OHLC và biểu đồ dạng nến cung cấp – các giá trị mở, cao, thấp và đóng của giá trong một khoảng thời gian cụ thể.

Về căn bản, có bốn nhóm chỉ báo phân tích kỹ thuật. Trong đó, phổ biến nhất là:

  • Chỉ báo xu hướng (Trend indicator):
  • Chỉ báo động lượng (Momentum):
    • Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI)
    • Dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator)
    • % Phạm vi Williams (% R)
  • Chỉ báo dao động (Volatility):
    • Vùng biên độ Trung bình (ATR)
    • Dải bollinger (BB)
    • Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
  • Chỉ báo khối lượng (Volume):
    • Chỉ số dòng tiền (Money Flow Index)
    • Dòng tích lũy / phân phối
    • Khối lượng cân bằng

Thông qua bài viết trên đã tổng hợp tất cả kiến thức trading liên quan đến phương pháp kĩ thuật trên sàn forex để bạn có thể hiểu sâu nhất có thể. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật tin tức mới nhất về các sàn forex cũng như kiến thức trading.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here