Home Chứng khoán Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới, Chứng khoán là gì? Cần bao nhiêu tiền để đầu tư chứng khoán?

Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới, Chứng khoán là gì? Cần bao nhiêu tiền để đầu tư chứng khoán?

0
Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới, Chứng khoán là gì? Cần bao nhiêu tiền để đầu tư chứng khoán?

Ở Việt Nam, những người mới bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán thường chưa biết gì về chứng khoán, hay không có những kiến thức nền tảng về cổ phiểu, thường hay đặt những câu hỏi cơ bản như: chứng khoàn là gì?

bao nhiêu tiền thì chơi được chứng khoán? cách kiếm tiền từ đầu tư chứng khoán? có nên chơi chứng khoán không?…

Và bài viết dưới đây sẽ cho bạn những cái nhìn tổng quan nhất về chứng khoán nếu bạn là người mới trong lĩnh vực này.

Cần bao nhiêu tiền để đầu tư chứng khoán? Cách làm giàu từ chứng khoán với ít vốn:

Muốn đầu tư Bất Động Sản thì cần một số tiền rất lớn, thông thường ít nhất là 500 triệu đồng.
Nhưng Đầu tư chứng khoán thì không đòi hỏi nhà đầu tư phải đầu tư ít nhất là bao nhiêu tiền. Bạn chỉ cần có 2 triệu đồng hay thậm chí ít hơn, thì vẫn mở tài khoản chứng khoán và mua được cổ phiếu Việt Nam.

Kết quả hình ảnh cho chứng khoán

Tại sao có thị trường chứng khoán?

Khi nào xã hội loài người chúng ta vẫn còn quan niệm rằng tiền là quan trọng, mọi người vẫn miệt mài đi kiếm tiền, vẫn còn đánh giá sự thành công của một người bằng số tiền anh ta nắm giữ…

Kết quả hình ảnh cho Tại sao có thị trường chứng khoán?

Thì một cách tự nhiên thế giới sẽ xuất hiện 02 nhóm người: Nhóm người có tiền nhàn rỗi (Nhóm cung tiền) và Nhóm người cần có thêm tiền (Nhóm cầu tiền).

Khi đó, tiền sẽ di chuyển từ Nhóm cung tiền sang Nhóm cầu tiền bằng nhiều hình thức khác nhau (đương nhiên nó không phải là miễn phí).

Nhóm cung tiền sẽ “chơi với tiền” với mong muốn làm cho nó sinh sôi nảy nở thêm.

Nhóm cầu tiền sẽ có được thứ họ cần. Họ phải nỗ lực làm việc để trả lại số tiền mà họ đã “mượn” và giàu hơn.

Khi đó, nền kinh tế sẽ chăm chỉ làm việc hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, sự cạnh tranh lẫn nhau cao hơn, người dân được dùng sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển để cạnh tranh và phục vụ nhu cầu người dân.

Có 02 cách điều chuyển tiền từ nơi Cung sang nơi Cầu của nhà điều hành:

Với vai trò quản lý, nhà điều hành đương nhiên là mong muốn nền kinh tế đạt được những ích lợi càng nhiều càng tốt. Họ dùng 02 kênh chính để điều chuyển tiền.

* Kênh gián tiếp: Tức là một tổ chức đứng ra “kinh doanh tiền” và chịu rủi ro cho hoạt động đó. Họ mua tiền từ người Cung với giá 5%/năm và họ bán cho người Cầu với giá 8%.

Nếu kinh doanh tốt họ có lời, nếu kinh doanh tệ họ bị thua lỗ và họ hoạt động dưới sự giám sát của nhà điều hành. Đại diện to lớn nhất của kênh này là Ngân Hàng.

* Kênh trực tiếp: Một tổ chức đứng ra “môi giới tiền” cũng như các loại giấy tờ có giá khác, điều chuyển tiền trực tiếp chuyển từ nguồn Cung sang nguồn Cầu, và họ ở chính giữa sống nhờ hoa hồng tư vấn và môi giới. Đại diện phổ biến nhất của kênh này là Thị Trường Chứng Khoán (TTCK).

Như vậy về bản chất giá trị đóng góp đối với nền kinh tế của Ngân Hàng và TTCK là như nhau, chỉ là hình thức thể hiện ra bên ngoài khác nhau.

Các quốc gia chú trọng phát triển kinh tế đều có TTCK phát triển, bởi vì họ muốn toàn dụng công suất của tiền trong dân.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại Việt Nam ta còn quá non trẻ (chỉ chưa đầy 20 năm), và tỷ lệ người dân có tài khoản chứng khoán rất thấp (chỉ 02% so với 40% của các nền kinh tế lớn).

Vai trò TTCK trong nền kinh tế?

1. Tạo tính thanh khoản chứng khoán. Tức là NĐT có thể chuyển đổi từ cổ phần công ty sang tiền mặt hoặc ngược lại, thị trường càng năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản của thị trường càng được nâng cao.

2. Giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản lý thị trường có thể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái bất ổn định của các công ty.

3. Thúc đẩy cổ phần các công ty cổ phần và phát triển. TTCK hỗ trợ cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho chúng và như thế thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vào công ty cổ phần.

Kết quả hình ảnh cho Vai trò TTCK trong nền kinh tế?

Ngược lại, chính sự phát triển của mô hình công ty cổ phần đã làm phong phú và đa dạng các loại hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển sôi động của TTCK.

Có thể nói TTCK và công ty cổ phần là hai loại định chế song hành hỗ trợ nhau cùng phát triển.

4. Thu hút vốn từ nước ngoài. TTCK không những thu hút các nguồn vốn trong nội địa mà còn giúp chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế để thu hút thêm ngoại tệ.

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh chứng khoán (FPI) là an toàn và hiệu quả, vì các chủ thể phát hành được toàn quyền sử dụng vốn huy động cho mục đích riêng mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cấu trúc tổ chức của TTCK?

Thị trường chứng khoán VN cũng như thế giới, đều có 1 cấu trúc tương tự như nhau. Về cơ bản, cấu trúc tổ chức của TTCK gồm 5 thành phần tham gia:

1. BÊN BÁN: Phần lớn bộ phận này là những CÔNG TY NIÊM YẾT, các công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán.

2. BÊN MUA: Là những người đi mua hoặc sở hữu cổ phiếu của công ty niêm yết, chúng ta gọi chung là những NHÀ ĐẦU TƯ.

3. NƠI TRƯNG BÀY CỔ PHIẾU: Đại diện là Sở GDCK (Sở Giao dịch chứng khoán), là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán, là nơi cung cấp thông tin chỉ số giá chứng khoán, các chính sách tin dụng, lãi suất nhà nước,…

Hiện nay, TTCK Việt Nam có 2 Sở GDCK chính: Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HSX) và Sở GDCK (HNX) Hà Nội tương ứng 2 chỉ số chính là VN-INDEX, HNX-INDEX.

4. QUẢN LÝ: Ở VN, cơ quan quản lý cao nhất là (UBCK) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK ; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK ; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, TTCK theo quy định của pháp luật.

5. DỊCH VỤ: Vai trò chính làm môi giới trung gian, đó là CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN – một định chế tài chính trên thị trường chứng khoán, có nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiện vai trò trung gian như môi giới mua – bán chứng khoán (thông qua phần mềm giao dịch), tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư lẫn tổ chức phát hành.

Thông thường với vai trò là những cá nhân như chúng ta, cách dễ dàng nhất để tham gia vào TTCK dưới góc độ là NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN (BÊN MUA).

Hoặc việc tham gia vào 1 nhà quản lý Uỷ ban chứng khoán, sở GDCK không phù hợp với đại đa số.

Cho đến làm mở 1 công ty chứng khoán để tham gia dưới góc độ làm dịch vụ, chúng ta cũng không tham gia được mà chỉ có thể hợp tác làm cộng tác viên môi giới cá nhân.

Dưới góc độ là bên BÁN, nhà nước rất khuyến khích những cá nhân có thể cổ phần hoá doanh nghiệp của mình, và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên để được cổ phần hoá, công ty cần có thời gian hoạt động nhất định và có lợi nhuận tốt trong thời gian đấy. Phần này, Khang cũng lưu ý thêm anh/chị nào có công ty tốt, hoạt động hiệu quả nên ưu tiên cổ phần hoá và tham gia bên BÁN là tốt nhất.

Tóm lại, dưới góc độ đa số cá nhân, tham gia bên MUA là dễ dàng nhất.

Vậy hiểu đơn giản, thị trường chứng khoán là gì?

Là nơi giao thương giữa Cung tiền – Cầu tiền, Cung cổ phiếu – Cầu cổ phiếu.

Những người mua đi bán lại là những nhà thương mại, giống như bạn mua/bán gạo, hồ tiêu, cafe,…
Nhìn chung, chứng khoán là các loại giấy tờ có giá khác nhau được các tổ chức phát hành (theo luật định).
03 loại chứng khoán chính mà các doanh nghiệp niêm yết thường phát hành: cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi.

Tương lai nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ hơn về quy mô và không ngừng hoàn thiện về cấu trúc và dần trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.

Hơn nữa, TTCK Việt Nam đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kết quả hình ảnh cho Tương lai nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân đang chính thức được coi là trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội.

Đây sẽ là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Tương lai cho TTCK ở Việt Nam đang có rất nhiều điểm tích cực và triển vọng đáng chờ đợi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here