Home Đầu tư Coin Cryptocurrency là gì? Tiền điện tử, tiền mã hóa là gì? Toàn tập kiến thức tiền điện tử cho người mới bắt đâu

Cryptocurrency là gì? Tiền điện tử, tiền mã hóa là gì? Toàn tập kiến thức tiền điện tử cho người mới bắt đâu

7
Cryptocurrency là gì? Tiền điện tử, tiền mã hóa là gì? Toàn tập kiến thức tiền điện tử cho người mới bắt đâu

Ngày nay, Cryptocurrency cũng như các loại tiền điện tử đang phát triển một cách nhanh chóng, trở thành một hiện tượng toàn cầu dành cho các nhà đầu tư, các traders có thể thử sức và kiếm được nguồn thu nhập dựa trên nó.

Song song với lợi nhuận luôn luôn là các rủi ro, vậy Cryptocurrency là gì? và nó tồn tại các rủi ro nào khi tham gia vào thị trường này?

Để có được một kiến thức tổng quan nhất để tránh các trường hợp “tiền mất, tật mang” thì ngày hôm nay các bạn hãy cùng kienthuctrade.net đi vào tìm hiểu nhé.

  • Lịch sử phát triển tiền tệ
  • Định nghĩa Cryptocurrency là gì?
  • Đánh giá Cryptocurrency
  • Cryptocurrency hoạt động như thế nào?
  • Tính pháp lý trên Thế Giới và Việt Nam
  • Cryptocurrency có thể dùng làm gì?
  • Danh sách Cryptocurrency phổ biến
  • Kết luận

Lịch sử phát triển tiền tệ

Để có thể trường tồn và vững mạnh theo thời gian, bất kỳ ai, bất kỳ công cụ, nền tảng, bất kỳ quốc gia, nền kinh tế nào cũng cần trải qua quá trình phát triển dài lâu.

Tiền tệ cũng thế. Chúng đã phát triển qua nhiều giai đoạn và ngày càng trở nên thuận tiện hơn cho người sở hữu và người sử dụng. Từ thời kì hoang sơ nhất cho đến nay, tiền tệ đã trải qua 7 giai đoạn phát triển.

Bao gồm:

  • Hàng đổi hàng (trâu bò đổi lấy heo gà vịt,…)
  • Vật đổi hàng (vỏ sò/vỏ ốc đổi lấy hàng tiêu dùng,…)
  • Tiền vàng (dùng vàng để trao đổi hàng hóa)
  • Tiền kim loại (tiền xu)
  • Tiền giấy, tiền polymer
  • Tiền điện tử (ví điện tử, internetB@nking,…)
  • Tiền mã hóa (Bitcoin, Ethereum, XRP,…) có tên gọi quốc tế là Cryptocurrency

Dù trải qua 7 giai đoạn phát triển cho đến nay, song không có nghĩ

a ở thời điểm hiện tại chúng ta đều đang sử dụng tiền mã hóa. Tiền tệ hiện vẫn còn đang được lưu hành và sử dụng trên thế giới là tiền vàng, tiền kim loại, tiền giấy, tiền điện tử.

Và khi Blockchain ra đời với ứng dụng được biết đến nhiều nhất là Bitcoin, tiền mã hóa đã được biết đến nhiều hơn, thịnh hành và trở thành xu hướng mới của thế giới.

Cryptocurrency là gì?

Cryptocurrency được coi là thị trường tiền kỹ thuật số hay tiền ảo hoạt động như một phương tiện trao đổi.

Nghĩa là nó giống như một hệ thống mã hóa phức tạp để chuyển hóa dữ liệu bí mật nhằm bảo đảm sự an toàn giao dịch tài chính từ các đơn vị trao đổi với nhau.

Cryptocurrency được phát triển dưới mã toán học và các nguyên tắc kỹ thuật máy tính hiện đại nhất nên nó tuyệt đối không thể làm giả hoặc gian lận vì bất cứ ai cũng không thể phá vỡ cấu trúc hình thành và hoạt động của nó.

Chính đặc điểm này sẽ giúp người dùng có thể ẩn bất cứ thông tin nào của mình trong quá trình giao dịch Cryptocurrency.

Đánh giá Cryptocurrency 

Đặc điểm của Cryptocurrency:

    • Là hệ thống quản lý phân cấp, không chịu ảnh hưởng của bên thứ 3 hay tổ chức quốc gia nào
    • Giá trị của Cryptocurrency do chính người dùng quản lý
    • Các thợ mỏ sẽ áp dụng tính toán và các giao dịch để có thể tạo ra Cryptocurrency mới
    • Có thể trao đổi Cryptocurrency bằng tiền mặt trên các sàn giao dịch (Tỷ giá hối đoái cho mỗi loại Cryptocurrency sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia khác nhau trên thế giới)

Ưu điểm:

Hoàn toàn ẩn danh

Khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng, bạn buộc phải cung cấp mọi thông tin cho họ. Song, với cryptocurrency, tất cả thông tin cá nhân của bạn là ẩn danh.

Người khác chỉ có thể biết được địa chỉ ví (giống như tài khoản ngân hàng), số dư, thời gian, lịch sử giao dịch của bạn. Họ không thể từ những thông tin đó truy vấn ngược về thông tin cá nhân thực của bạn.

Không bị kiểm soát bởi chính phủ

Chính phủ hoàn toàn có thể yêu cầu đóng băng tài khoản ngân hàng của bạn. Hoặc đảo ngược giao dịch của đồng nội tệ bất cứ lúc nào.

Còn với cryptocurrency điều đó là không thể, mọi thông tin của giao dịch được lưu trữ trong hệ thống máy tính khắp nơi trên thế giới.

Và điều này phụ thuộc phần lớn vào đặc tính không thể sửa đổi của Blockchain.

Ngoài ra, cyptocurrency còn là một phương tiện trao đổi đáng tin cậy nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tài chính.

Ví dụ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay Ngân hàng Trung ương châu Âu. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn đối với những ai thường lo lắng về việc nới lỏng định lượng (ngân hàng in tiền bằng cách phát hành trái phiếu) và các hình thức khác của chính sách tiền tệ.

Khan hiếm, không bị lạm phát, làm giả

Phần lớn các đồng cryptocurrency đều có số lượng hữu hạn. Tổng cung Bitcoin chỉ có 21 triệu BTC. Điều này khiến đồng tiền mã hóa này có giá trị và khó bị lạm phát như tiền giấy, vì không ai có thể tăng giảm số lượng này.

Không riêng Bitcoin, hầu hết các loại cryptocurrency đều có tính khan hiếm – mã nguồn quy định ngay từ đầu sẽ có bao nhiêu đơn vị được phát hành.

Do đó, cryptocurrency giống như kim loại quý, giúp chống lại lạm phát khi sử dụng tiền mặt.

Tốc độ giao dịch nhanh chóng

Khi cần chuyển khoản một số tiền khá lớn giữa các ngân hàng trong nước, bạn sẽ phải chờ khoảng vài tiếng hoặc thậm chí cả ngày để xác nhận giao dịch.

Nếu chuyển qua nước ngoài, quy trình này còn có thể kéo dài đến vài ngày. Trong khi đó, khi sử dụng cryptocurrency, việc chuyển tiền xuyên quốc gia chỉ là câu chuyện của 15 – 20 phút, có lúc nhanh thì chỉ vài phút.

Tiết kiệm chi phí giao dịch

Việc loại bỏ các trung gian xử lý thanh toán đã giúp giao dịch cryptocurrency giảm thiểu được tối đa chi phí. Thông thường, khi chuyển tiền qua các ngân hàng, bạn sẽ phải tốn một khoản phí. Nếu chuyển qua nước ngoài, mức phí này sẽ khá cao.

Đó là chưa kể bạn chỉ chuyển khoản một số tiền nhỏ. Đối với những khoản tiền lớn đến hàng triệu USD, phí này sẽ bị “độn” lên chóng mặt.

Song, với cryptocurrency, chi phí này gần như bằng 0. Thậm chí, có rất nhiều đồng cryptocurrency đang hướng đến việc giao dịch không mất phí.

Mặt khác, việc loại bỏ trung gian này giúp các miner trở thành người xử lý thanh toán thay thế. Họ sẽ nhận được thù lao thấp hơn 1% giá trị giao dịch. Quá hữu dụng so với mức phí 1.5% – 3% của thẻ tín dụng hay Pay Pal.

Hạn chế:

Bị lạm dụng vào các hoạt động phi pháp

Lý do Bitcoin từ đầu bị phản đối kịch liệt cũng đến từ vấn đề này. Đây là câu chuyện dài kỳ không hồi kết mà cryptocurrency gặp phải và gây nhiều tranh cãi.

Chính vì tính ẩn danh và không bị kiểm soát của chúng, rất nhiều loại hình tội phạm đã sử dụng cryptocurrency để rửa tiền thông qua thị trường chợ đen.

Nhiều giao dịch trực tuyến thông qua thị trường chợ đen đã được thực hiện bằng Bitcoin và các loại cryptocurrency khác.

Trong đó, thị trường chợ đen Silk Road đặc biệt thường xuyên sử dụng Bitcoin để mua bán ma tuý bất hợp pháp.

Điều này cũng gây khó khăn cho chính phủ khi theo dõi hoạt động của tội phạm. Song, cho đến nay, nhà sáng lập Silk Road đã bị bắt sau một thời gian điều tra khá lâu.

Trốn thuế

Cryptocurrency không được nhiều quốc gia công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp. Do đó, loại hình tài sản mới này đã nằm ngoài phạm vi kiểm soát tài chính và thu hút các hoạt động trốn thuế.

Nhiều công ty đã thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng Bitcoin hay các loại cryptocurrency khác nhằm tránh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập. Điều đó cũng phổ biến ở những người bán hàng online.

Biến động giá cao

Nhiều đồng cryptocurrency, thậm chí ngay cả Bitcoin, cũng dễ dàng bị thao túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung.

Từ đó gây nên tình trạng biến động giá trị cao. Chẳng hạn như vào đầu năm 2017, giá Bitcoin mới chỉ 1.000 USD.

Song,  cuối năm 2017, giá trị của chúng đã tăng lên đến 20.000 USD. Song, ở thời điểm hiện tại (tháng 11/2019), đồng tiền này đã giảm xuống mức 8.000 USD.

Bên cạnh đó, chỉ có những đồng cryptocurrency phổ biến với vốn hoá thị trường cao mới có thể quy đổi trực tiếp sang tiền mặt nhanh chóng. Còn những đồng không được list trên sàn thì gần như không có tính thanh khoản.

Tính an toàn và bảo mật

Nếu vội vàng tham gia thị trường cryptocurrency khi chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng, rủi ro mất tiền, mất dữ liệu là hoàn toàn có thể xảy ra.

Các hacker luôn chực chờ tìm kiếm những con mồi “nai tơ” và dùng nhiều thủ thuật để đánh cắp tiền của bạn. Song, nếu biết cách bảo mật tốt, cryptocurrency vẫn có thể thay thế tiền mặt.

Khó hoàn trả lại

Dù miner là người trung gian xử lý các giao dịch. Song, họ không có nghĩa vụ phân xử các tranh chấp liên quan đến cryptocurrency. Đồng nghĩa, nếu bị lừa khi giao dịch online, sẽ không ai đứng ra giải quyết giúp bạn.

Ngược lại, các phương thức thanh toán truyền thống như VISA hay Pay Pal có thể đứng ra giải quyết các vấn đề của khách hàng. Chính sách của họ sẽ xử lý được các vấn đề gian lận.

Cryptocurrency hoạt động như thế nào?

Cryptocurrency hoạt động dựa trên mã nguồn vô cùng phức tạp. Sẽ rất khó khăn nếu bạn là người không tìm hiểu về lĩnh vực này nhưng vẫn đầu tư.

Điển hình phải kể đến là Bitcoin. Chúng tôi sẽ tham khảo một số thông tin về việc Cryptocurrency hoạt động như thế nào ngay sau đây.

Blockchain

Cryptocurrency là gì? Toàn tập kiến thức cho người mới bắt đâu

Blockchain của một Cryptocurrency có nhiệm vụ ghi chép và lưu trữ thông tin của tất cả các giao dịch.

Blockchain sẽ có chiều dài và kích thước tăng trưởng theo thời gian bởi mức độ lưu trữ sẽ tăng theo số lần giao dịch. Cryptocurrency được coi là giao dịch thành công khi nó được thêm vào Blockchain.

Ví chính là địa chỉ lưu trữ tạm thời Cryptocurrency. Cryptocurrency sẽ cung cấp ví cho các giao dịch. Tuy nhiên, bạn nên chú ý tình trạng bị hacker vẫn xảy ra thường xuyên.

Thợ mỏ

Thợ mỏ là thành phần không thể thiếu trên Cryptocurrency. Thợ mỏ sẽ nắm được sức mạnh tính toán để xác thực và bảo vệ Blockchain.

Tính pháp lý trên Thế Giới và Việt Nam

Quy định ở Việt Nam

Tính đến tháng 5/2019, đã có khoảng 112/251 nước chấp nhận Bitcoin. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thừa nhận và bảo vệ các giao dịch tiền mã hoá, thậm chí cấm thanh toán bằng cryptocurrency.

Nhiều ngân hàng đang áp dụng chính sách chặn các giao dịch liên quan đến tiền mã hoá như nộp rút tiền, chuyển khoản, giao dịch thẻ.

Do đó, các dự án phát triển sàn giao dịch tiền mã hoá, xây dựng ứng dụng phân quyền sử dụng tiền mã hoá, token vào thanh toán, dù đội ngũ phát triển là người Việt Nam nhưng đều đang đăng kí hoạt động tại nước ngoài.

Trên Thế Giới

Bitcoin ra đời vào năm 2009 và được dự đoán là một loại tiền tệ tiềm năng có khả năng thay thế tiền pháp định.

Phần đông các quốc gia đã ủng hộ chấp nhận và lưu hành cryptocurrency, đặc biệt là Bitcoin.

Trong khi đó, có một số nước khác không ủng hộ nhưng cũng không cấm và một số ít cho rằng giao dịch tiền mã hóa là phạm pháp.

Trước hết, ta hãy xem qua bản đồ pháp lý tiền mã hóa bên dưới, được cập nhật mới nhất vào tháng 11/2019.

Cryptocurrency là gì? Toàn tập kiến thức cho người mới bắt đâu

  • Xanh lá (Hợp pháp). Xanh lá nhạt (quy định chưa thật sự rõ ràng): 48% (tương đương 124/257 quốc gia)
  • Vàng (hạn chế): 3% (10 quốc gia)
  • Đỏ (không hợp pháp): 3% (7 quốc gia)
  • Xám (Chưa rõ): 45% (156 quốc gia)

Đến tháng 11/2019, có 124/267 quốc gia ủng hộ và không có hạn chế đáng kể về pháp lý cryptocurrency.

Điều thú vị là, 45% quốc gia trên thế giới chưa có thông tin hoặc giữ thái độ trung lập. Đây là một tiềm năng hoặc có thể là rủi ro đối với Bitcoin.

Bởi các nước này cuối cùng có thể hoặc củng cố hoặc đặt ra giới hạn về tiền mã hóa.

Cryptocurrency có thể dùng làm gì?

Mua hàng

Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng cryptocurrency để mua hàng trực tiếp, online, uống cafe, mua sách, thanh toán cho khách sạn, chuyến bay, đồ trang sức, ứng dụng, bộ phận máy tính và thậm chí là bằng đại học.

Tuy nhiên các đồng tiền kỹ thuật số khác như ETH hay Ripple vẫn chưa được áp dụng và sử dụng rộng rãi.

Đầu tư

Đây là hình thức khá phổ biến hiện nay. Các nhà đầu tư sử dụng các đồng coin để kiếm tiền, trong đó phải kể đến đồng Bitcoin.

Tuy nhiên đầu tư nào cũng có rủi ro, đối với thị trường Cryptocurrency tăng rất mạnh nhưng cũng giảm rất sâu.

Đào Coin

Đào coin là phần quan trọng nhất của bất kỳ mạng tiền điện tử nào, và giống như giao dịch, khai thác mỏ là một khoản đầu tư.

Các thợ mỏ đang cung cấp dịch vụ kế toán cho các cộng đồng tương ứng của họ. Họ đóng góp sức mạnh tính toán của mình để giải quyết các mã hóa phức tạp, cần thiết để xác nhận một giao dịch và ghi lại nó trong một sổ cái công cộng được phân phối gọi là Blockchain.

Riêng ở việt nam thì chưa có khung pháp lý cho việc sở hữu cryptocurrency, tuy nhiên hoạt động thanh toán bằng tiền điện tử hiện đang bị cấm nhưng lưu trữ thì hoàn toàn không sao.

Danh sách các Cryptocurrency phổ biến

Cryptocurrency sở hữu rất nhiều đồng tiền điện tử khác nhau. Dưới đây chúng tôi tổng hợp một số đồng phổ biến để bạn đọc tham khảo.

Cryptocurrency là gì? Toàn tập kiến thức cho người mới bắt đâuBitcoin

Tiền điện tử đầu tiên và có giá trị lớn nhất thế giới hiện nay. Bitcoin thu hút lượng người sử dụng đầu tư làm giàu nhiều nhất trong cộng đồng Cryptocurrency.

Ethereum

Một loại tiền tệ có thể lập trình đầy đủ cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng và công nghệ phân tán khác nhau, không hoạt động với Bitcoin.

Bitcoin Cash

Một nhánh Bitcoin được hỗ trợ bởi công ty khai thác Bitcoin lớn nhất và là nhà sản xuất chip khai thác Bitcoin ASICs. Vừa mới xuất hiện nhưng đã đạt vị trí top 5 bảng xếp hạng cryptocurrency.

XRP

XRP là một đồng cryptocurrency tồn tại trong network Ripple. Đồng XRP được sử dụng để làm phí giao dịch và để chặn những giao dịch trái phép diễn ra trong hệ thống.

Tất cả những bên liên quan khi muốn cập nhật phương thức của sổ cái XRP đều phải trả phí bằng XRP.

Tether (USDT)

Tether (USDT) là tài sản cryptocurrency được phát hành trên Blockchain Bitcoin thông qua giao thức lớp Omni.

Mỗi đơn vị USDT được hỗ trợ bởi một dollar giữ trong dự trữ của Tether Limited và có thể được mua lại qua nền tảng Tether.

Qua bài viết trên, kienthuctrade.net hy vọng bạn cũng đã nắm được một số kiến thức cơ bản để tự trang bị cho mình trước khi tham gia vào thị trường.

Nếu bạn đã cân nhắc kĩ lưỡng và muốn tiếp tục tham gia vào thị trường này thì hãy tiếp tục theo dõi trang để cập nhật các kiến thức mới nhất nhé. Rất vui được đồng hành cùng bạn, chúc bạn thành công!

7 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here