Home Kiến thức trading Sóng Elliott. Giới thiệu về Lý thuyết Sóng Elliott. Dự đoán thị trường dựa trên mô hình sóng Elliott

Sóng Elliott. Giới thiệu về Lý thuyết Sóng Elliott. Dự đoán thị trường dựa trên mô hình sóng Elliott

5
Sóng Elliott. Giới thiệu về Lý thuyết Sóng Elliott. Dự đoán thị trường dựa trên mô hình sóng Elliott

Ralph Nelson Elliott đã phát triển phương pháp Elliott Wave vào năm 1930. Elliott cho rằng thị trường chứng khoán không hoàn toàn biến động theo cách ngẫu nhiên và hỗn loạn, trong thực tế các mô hình giá trong thị trường thường lặp lại.

Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét lịch sử đằng sau phương pháp Elliott Wave và cách nó áp dụng trong phương pháp giao dịch thực tế.

1. Sóng (Wave) Elliott

Elliott cho rằng xu hướng giá trong thị trường xuất phát từ tâm lý của các nhà đầu tư. Ông phát hiện ra rằng sự giao động trong tâm lý học lại luôn xuất hiện trong các mô hình giá định kỳ hay các cơn “sóng” giá di chuyển trong thị trường tài chính.

Lý thuyết Elliott có phần giống với lý Dow, khi cả hai đều nhận ra thị trường thường di chuyển theo những con sóng.

Tuy nhiên Elliott đã nhận ra tính lặp lại của các mẫu hình trên thị trường tài chính, mô hình Elliott Wave là các cấu trúc giá và có xu hướng lặp lại chính nó.

Elliott phát hiện ra giá của các chỉ số chứng khoán thường lặp lại theo cùng một cách. Sau đó ông xem xét làm sao các mô hình này lại lặp lại và cách áp dụng chúng để dự đoán giá trong tương lai.

2. Mẫu sóng Elliott cơ bản

Thông thường, mẫu Sóng Elliott cơ bản là một mẫu gồm tám sóng, bao gồm 5 Sóng Động lực (di chuyển theo xu hướng chính) và 3 Sóng điều chỉnh (di chuyển theo hướng ngược lại).

Vì vậy, một chu kỳ sóng Elliott hoàn chỉnh trong một thị trường tăng giá sẽ có hình dạng như thế này:

Lưu ý rằng, trong ví dụ đầu tiên, chúng ta có 5 Sóng Động lực: 3 sóng di chuyển lên (1, 3 và 5), và 2 sóng di chuyển xuống (A và C).

Nói một cách đơn giản, bất kỳ di chuyển nào phù hợp với xu hướng chính có thể được coi là một Động lực. Điều này có nghĩa là 2, 4 và B là ba Sóng điều chỉnh.

Nhưng theo Elliott, thị trường tài chính tạo ra các mẫu có tính chất phân dạng. Vì vậy, nếu chúng ta thu nhỏ theo các khung thời gian dài hơn, chuyển động từ 1 đến 5 cũng có thể được coi là một Sóng Động lực duy nhất (i), trong khi di chuyển ABC có thể biểu diễn cho một Sóng điều chỉnh duy nhất (ii).

Ngoài ra, nếu chúng ta phóng to các khung thời gian thấp hơn, một Sóng Động lực duy nhất (như 3) có thể được chia thành 5 sóng nhỏ hơn, như được minh họa trong phần tiếp theo.

Ngược lại, chu kỳ sóng Elliott trong thị trường giảm giá sẽ như thế này:

2.1. Sóng động lực

Theo định nghĩa của Prechter, Sóng động lực luôn di chuyển theo cùng hướng với xu hướng chung.

Như chúng ta thấy, Elliott đã mô tả hai loại sóng: Sóng động lực và Sóng khắc phục. Ví dụ trước liên quan đến 5 Sóng động lực và 3 Sóng điều chỉnh. Nhưng, nếu chúng ta phóng to một Sóng Động lực duy nhất, nó sẽ chứa một cấu trúc gồm 5 sóng nhỏ hơn.

Elliott gọi nó là Mô hình năm sóng và ông đã tạo ra ba quy tắc để mô tả sự hình thành của nó:

  • Sóng 2 không thể truy xuất hơn 100% bước di chuyển của sóng 1 trước đó.

  • Sóng 4 không thể truy xuất hơn 100% bước di chuyển của sóng 3 trước đó.

  • Trong số các sóng 1, 3 và 5, sóng 3 không thể là sóng ngắn nhất và thường là sóng dài nhất. Ngoài ra, Sóng 3 luôn di chuyển qua điểm cuối của Sóng 1.

2.2. điều chỉnh

Khác với Sóng Động lực, Sóng điều chỉnh thường chứa cấu trúc ba sóng. Chúng thường được hình thành bởi một Sóng điều chỉnh nhỏ hơn xảy ra giữa hai Sóng Động lực nhỏ hơn. Ba sóng thường được đặt tên là A, B và C.

So với Sóng Động lực, Sóng điều chỉnh có xu hướng nhỏ hơn vì chúng di chuyển ngược với xu hướng lớn hơn.

Trong một số trường hợp, sự đấu tranh để đi ngược lại cũng có thể làm cho Sóng điều chỉnh khó xác định hơn vì chúng có thể thay đổi đáng kể về độ dài và độ phức tạp.

Theo Prechter, quy tắc quan trọng nhất cần ghi nhớ liên quan đến Sóng điều chỉnh là chúng không bao giờ chứa nhiều hơn 5 sóng.

3. Dự đoán thị trường dựa trên mô hình sóng Elliott

Elliott đã đưa ra dự đoán về thị trường chứng khoán dựa trên những điều mà ông đã khám ra về mô hình sóng. Một sóng kích thích (Impulse wave) sẽ bắt đầu và đi cùng với xu hướng lớn hơn, theo quy luật thì sóng kích kích sẽ có 5 con sóng mô hình trong nó.

Mặt khác một con sóng điều chỉnh (Corrective Wave) sẽ đi theo hướng ngược lại với con sóng trước đó. Ở xu hướng nhỏ hơn với mỗi con sóng kích thích (Impulse wave) sẽ một lần nữa có thể tìm thấy 5 con sóng nhỏ.

Những mẫu hình Elliott Wave như vậy có thể lặp lại vô thời hạn ở các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Elliott đã phát hiện ra cấu trúc lặp lại của thị trường vào năm 1930, tuy nhiên đến tận nhiều thập kỷ sau thì nó mới được chứng minh bằng công thức toán học.

Trong thị trường tài chính, chúng ta biết rằng những gì đi lên thì phải đi xuống, khi một biến động giá dù lên hay xuống thì chúng hầu như đều xuất hiện các động thái hồi phục trở lại. Hành động giá được chia thành các xu hướng và điều chỉnh.

Xu hướng cho thấy hướng chính của giá, còn điều chỉnh thì đi ngược lại với xu hướng một đoạn và thường quay đầu trở lại và đi theo xu hướng.

4. Giải thích phương pháp Elliott Wave

Lý thuyết sóng phương pháp Elliott Wave được giải thích như sau:

  • Có 5 con sóng di chuyển theo xu hướng chỉnh và theo sau là ba con sóng điều chỉnh. Di chuyển 5-3 này có thể là bước đệm để tạo thành một mô hình sóng Elliott Wave mới
  • Mẫu hình 5-3 này thường không đổi, mặc dù đôi khi thời gian tạo thành của mỗi con sóng có thể khác nhau

Chúng ta hãy cùng xem mô hình sóng Elliott Wave dưới đây về mẫu hình 5 con sóng theo xu hướng và 3 con sóng điều chỉnh được đánh lần lượt là 1,2,3,4,5 và A,B,C.

Sóng 1,2,3,4,5 có thể gọi là con sóng kích thích (Impulse Wave) và sóng A,B,C có thể gọi là con sóng điều chỉnh (A,B,C). Sóng kích thích lần lượt với sóng 1 với độ mạnh cao nhất và có thể giảm đối với những con sóng tiếp theo.

Sóng kích thích thường có 3 biến động giá theo xu hướng và 2 con sóng đi ngược lại tạo đà để lên các mức cao tiếp theo. Sóng điều chỉnh bao gồm 3 con sóng A,B,C với con sóng A và C đi cùng xu hướng, con sóng B thì đi ngược lại với con sóng A và C. Những con sóng điều chỉnh thường có cấu trúc như sau:

Lưu ý rằng trong hình này, sóng A và C di chuyển theo hướng của xu hướng với mức độ giảm lớn vì thường bao gồm nhiều con sóng hơn sóng B. Ngược lại, sóng B di chuyển ngược lại với sóng A và C nhưng với mức độ thấp hơn nên thường các con sóng ngắn và ít hơn.

Khi sóng kích thích (Impulse Wave) được hình thành thì theo phương pháp Elliott Wave nhưng con sóng theo rất có thể sẽ hình thành các con sóng điều chỉnh (Corrective Wave).

Như bạn có thể thấy từ các mẫu hình sóng ở hình phía trên, 5 sóng kích thích không phải lúc nào cũng tăng và 3 sóng điều chỉnh không phải lúc nào cũng giảm.

5. Cấp độ sóng (Wave Degree)

Elliott xác định 9 độ sóng mà ông dán nhãn từ lớn đến nhỏ như sau:

  • Đại siêu chu kỳ (Nhiều thế kỷ)
  • Siêu chu kỳ (Nhiều thập kỷ)
  • Chu kỳ (Một đến vài năm)
  • Sơ cấp (Vài tháng đến vài năm)
  • Trung cấp (vài tuần đến vài tháng)
  • Nhỏ (Vài tuần)
  • Khá nhỏ (Vài ngày)
  • Rất nhỏ (Vài giờ)
  • Rất rất nhỏ (Vài phút)

sóng Elliott là các mẫu hình lặp lại, vì thế qua thời gian các con sóng nhỏ sẽ góp phần tạo nên một con sóng lớn hơn với các cấp độ sóng đã được liệt kê ở trên.

Để giao dịch theo mô hình sóng Elliott các nhà giao dịch có thể xác định các sóng kích thích (Impulse wave) đi lên và mua vào. Sau đó khi thị trường hình thành đủ 5 sóng họ có thể thoát ra và đợi các con sóng hồi.

6. Lý thuyết Elliott Wave

Vào những năm 1970, nguyên lý sóng Elliott đã trở nên phổ biến nhờ A.J Frost và Robert Prechter thông qua cuốn sách huyền thoại “Elliott Wave Principle: Key to market behavior”.

Thông qua cuốn sách tác giả đã đưa ra khuyến nghị thị trường chứng khoán sẽ tăng giá vào những năm 1980 và đưa ra khuyến nghị bán vài ngày trước cuộc khủng hoảng năm 1987.

7. Điểm mấu chốt

Elliott Wave nhấn mạnh rằng thị trường đơn giản là các mẫu hình được lặp đi lặp lại từ tâm lý con người được lặp đi lặp lại trước tình hình của thị trường tài chính.

Việc sử dụng sóng Elliott Wave để giao dịch không có nghĩa rằng bạn dự đoán được tương lai nhưng đây là phương pháp vô cùng hiệu quả để hiểu về thị trường và nâng cao xác suất thắng.

Dù thế nào đi chăng nữa thì phương pháp Elliott Wave cũng có những ưu và nhược điểm riêng, điều quan trọng là bạn cần phải nắm bắt và vận dụng phương pháp một cách mềm dẻo trước tình hình thực tế của những thị trường khác nhau.

Một trong những điểm yếu của nhà giao dịch mới bắt đầu là họ thường đổ lỗi cho thị trường hơn là đổ lỗi cho những điểm yếu trong lý thuyết họ sử dụng. Để giao dịch thành công bạn cần có thời gian vận dụng và khắc phục các điểm yếu của phương pháp.

Tuy bạn không thể có một phương pháp tỷ lệ thắng 100% nhưng bạn hoàn toàn có thể có một phương pháp có lợi nhuận. Vì thế hãy luôn học hỏi, rèn luyện để trở thành một nhà giao dịch tài chính thành công.

8. Phương pháp sử dụng Sóng Elliott có hiệu quả không?

Hiện đang có cuộc tranh luận liên quan đến hiệu quả của việc sử dụng sóng Elliott. Một số người nói rằng tỷ lệ thành công của nguyên tắc Sóng Elliott phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của các nhà giao dịch trong việc phân chia chính xác các chuyển động của thị trường thành các xu hướng và điều chỉnh.

Trong thực tế, có thể tìm ra các sóng theo nhiều cách, mà không nhất thiết phải phá vỡ quy tắc của Elliot. Điều này có nghĩa là vẽ các đường sóng không phải là nhiệm vụ đơn giản, vì nó không chỉ đòi hỏi sự thực hành, mà còn phụ thuộc lớn vào yếu tố chủ quan.

Theo đó, các nhà phê bình cho rằng Lý thuyết sóng Elliott không phải là một lý thuyết hợp pháp do tính chất chủ quan cao của nó và dựa vào một bộ quy tắc được xác định một cách lỏng lẻo. Tuy nhiên, vẫn có hàng ngàn nhà đầu tư và trader thành công đã cố gắng áp dụng các nguyên tắc của Elliott một cách có lợi.

Thật thú vị, ngày càng có nhiều trader kết hợp Lý thuyết sóng Elliott với các chỉ số kỹ thuật để tăng tỷ lệ thành công và giảm rủi ro. Các chỉ báo  Hồi quy Fibonacci và Mở rộng Fibonacci có lẽ là những ví dụ phổ biến nhất.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn thành công !

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

5 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here