Home Kiến thức trading Mô Hình Nến Three Black Crows – Ba Con Quạ Đen. Hướng dẫn chi tiết giao dịch với mô hình ba con quạ đen hiệu quả nhất

Mô Hình Nến Three Black Crows – Ba Con Quạ Đen. Hướng dẫn chi tiết giao dịch với mô hình ba con quạ đen hiệu quả nhất

0
Mô Hình Nến Three Black Crows – Ba Con Quạ Đen. Hướng dẫn chi tiết giao dịch với mô hình ba con quạ đen hiệu quả nhất

Three Black Crows (3 con quạ đen) là chùm 3 nến rất dễ nhận diện. 3 chú quạ này xuất hiện trong xu hướng tăng và mang đến những tín hiệu không mấy vui vẻ cho bên mua. Nắm được đặc điểm và hiểu về mô hình này sẽ giúp bạn làm chủ tình hình khi bắt gặp mô hình này trên biểu đồ.

Trong bài viết này, Kienthuctrade sẽ giới thiệu đến bạn mô hình Three Black Crows và chiến lược giao dịch với chúng.

1. Mô hình nến Three Black Crows (bao con quạ đen) là gì?

Mô hình nến ba con quạ đen xuất hiện sau một đợt xu hướng tăng và được minh họa bởi các cây nến giảm giá giúp báo hiệu một xu hướng đảo chiều có thể xảy ra.

Như các bạn đã biết, mô hình nến Nhật vô cùng hữu ích, nó cung cấp cho các nhà giao dịch mức giá mở cửa, mức giá đóng cửa, mức giá cao nhất và thấp nhất một cách cụ thể.

Nến màu trắng hoặc màu xanh lá cây thể hiện giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Khi giá đóng cửa di chuyển thấp hơn giá mở cửa, chúng có màu đen hoặc đỏ.

Mô hình ba con quạ đen bao gồm ba chân nến liên tiếp nhau, trong đó mỗi nến trong mô hình có giá đóng cửa gần bằng với giá thấp nhất trong cùng một cây nến và giá mở cửa ngang với giá đóng cửa của nến trước đó.

Thông thường, các nhà giao dịch sẽ kết hợp chỉ báo này với các chỉ báo kỹ thuật khác hoặc mẫu biểu đồ khác để xác nhận sự đảo chiều của một xu hướng tăng.

Mô hình nến Ba Con Qụa Đen thể hiện điều gì?

Ba con quạ đen là một mô hình trực quan, chính vì vậy các trader có thể dễ dàng nhận ra mà không cần phải tính toán cụ thể khi xác định.

Mô hình ba con quạ đen xảy ra khi chỉ báo bears vượt qua chỉ báo bulls trong ba phiên giao dịch liên tiếp (thị trường đảo chiều).

Mô hình hiển thị trên biểu đồ giá là ba nến giảm giá dài với bóng ngắn hoặc không có bóng nến

Mô hình nến điển hình của ba con quạ đen xuất hiện khi mở đầu phiên giao dịch, sản phẩm có mức giá cao hơn một chút so với mức giá đóng cửa của nến trước đó, nhưng trong suốt phiên giao dịch giá liên tục bị đẩy xuống thấp hơn nữa.

Cuối cùng, giá đóng cửa gần bằng hoặc bằng với giá thấp nhất thấp của phiên giao dịch. Các nhà giao dịch thường xem mô hình này chính là khởi đầu cho một xu hướng giảm.

Tóm tắt lại:

Mô hình ba con quạ đen là một mô hình đảo chiều thành xu hướng giảm được xác định bởi các chỉ số kỹ thuật khác như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).

Kích thước của mô hình ba con quạ đen và độ dài bóng nến có thể được sử dụng để đánh giá xem sự đảo ngược có nguy cơ thoái lui hay không.

Mô hình đối lập của ba con quạ đen là mô hình chàng lính trắng – cho thấy sự đảo ngược của một xu hướng giảm thành xu hướng tăng.

2. Đặc điểm của mô hình ba con quạ đen Three Black Crows

Đối với thị trường forex, mô hình Three Black Crows được nhận dạng dựa vào các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện trong một xu hướng tăng hoặc sóng hồi trong xu hướng giảm.
  • 3 cây nến trong mô hình đều phải là nến giảm và có thân dài, bóng ngắn.
  • Giá mở cửa của nến sau phải nằm trên hoặc ngang bằng với giá đóng cửa của nến trước.
  • Mô hình cho tín hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm

Three Black Crows là mô hình trực quan nên rất dễ nhận diện bằng mắt thường.

Một điểm cần lưu ý là mô hình Three Black Crows nguyên gốc yêu cầu giá mở cửa nến sau phải nằm phía trên giá đóng cửa nến trước, tức là xuất hiện khoảng trống (gap). Tuy nhiên với thị trường có thanh khoản cao như forex, giá mở cửa phiên sau thường chính là giá đóng cửa phiên trước, trừ những ngày cuối/đầu tuần hoặc khi có tin tức mạnh. Do đó ở đây, chúng ta không cần mô hình tạo gap khi mở cửa.

Bạn cũng nên chú ý đến chiều dài của các cây nến, chúng nên có chiều dài xấp xỉ nhau hoặc tăng dần. Còn nếu 2 nến đầu có chiều dài tương tự nhau nhưng nến thứ 3 lại có thân thấp hơn, nó cho thấy lực giảm yếu và hạ độ tin cậy của mô hình.

 

 

3. Diễn biến tâm lý của mô hình ba con quạ đen Three Black Crows

Sau một thời gian nắm thế chủ động, bên mua đã dần yếu sức trong khi bên bán vùng lên. Chuyển động đi xuống liên tục trong 3 phiên liên tiếp cho thấy sức mạnh của bên bán là không thể xem thường.

Tâm lý thị trường tiêu cực đang đẩy giá xuống, và sự đảo chiều mạnh mẽ này xác nhận đà tăng đã yếu đi.

4. Sự khác biệt giữa mô hình nến ba con quạ đen (Three Black Crows) và ba chàng lính trắng (Three White Soldiers)

Đối lập với mô hình ba con quạ đen là mô hình ba chàng lính trắng, mô hình này thường xảy ra vào cuối xu hướng giảm giá và dự đoán khả năng đảo chiều thành xu hướng giảm. Mô hình này xuất hiện dưới dạng ba nến tăng liên tiếp, có thân nến dài, bóng nến ngắn hoặc không có bóng nến.

Trong mô hình đó, giá mở cửa thường bằng hoặc gần bằng giá đóng cửa của nến trước và giá đóng cửa thì xấp xỉ với giá cao nhất của phiên giao dịch.

Mô hình ba chàng lính trắng chỉ đơn giản là một mô hình trực quan cho thấy sự đảo ngược của một xu hướng giảm trong khi ba con quạ đen cho thấy sự đảo ngược của một xu hướng tăng.

5. Hạn chế của việc sử dụng mô hình nến ba con quạ đen

Mô hình ba con quạ đen là tín hiệu cho sự sụt giá mạnh, vì vậy các nhà giao dịch nên theo dõi và quan sát các khung thời gian ngắn hạn cùng với các chỉ báo dự thể hiện mức quá bán – tại đây có thể xuất hiện việc điều chỉnh giá trước khi xu hướng giảm tiếp tục.

Cách tốt nhất dùng để xác định khi nào một sản phẩm tài chính ở tình trạng quá bán đó chính là theo dõi các chỉ số kỹ thuật, chẳng hạn như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).

Nếu chỉ báo này đi qua mức 30, thì nó có nghĩa là tài sản đã bị bán quá mức hoặc khi chỉ báo stochastic oscillator chỉ ra động lượng chuyển động (momentum).

Hơn nữa, nhiều trader thường nhìn vào các mô hình nến hoặc chỉ báo kỹ thuật khác để xem hành động của giá thay vì chỉ sử dụng mô hình ba con quạ đen.

Mô hình ba con quạ đen thường được dùng để xác định xu hướng hoặc dự đoán một xu hướng giảm trung hạn hơn là một cơ sở cho các nhà giao dịch dựa vào để vào lệnh, vì thế bạn nên dùng nó kết hợp với các chỉ báo khác để quyết định thời điểm vào lệnh tối ưu nhất.

6. Ví dụ thực tế của mô hình bao con quạ đen Three Black Crows

Dưới đây là một ví dụ trên đồ thị AUDUSD khung H1. Sau đợt tăng giá mạnh, AUDUSD gặp phải áp lực bán ra trong 3 phiên liên tiếp, tạo ra mô hình Three Black Crows với các thân nến khá dài.

Tuy nhiên như bạn thấy trong hình minh họa, mô hình được hoàn thành ngay tại ngưỡng hỗ trợ (đường A). Thị trường đi lên kiểm tra lại đỉnh cũ nhưng thất bại và giảm xuống. Xu hướng tăng của AUDUSD sau đó đã yếu đi.

Không phải đàn quạ nào cũng đủ sức kìm hãm những chú bò và dưới là một ví dụ. Một mẫu hình Three Black Crows đã được tạo ra trên đồ thị USDJPY khung H1.

Ở đây bạn có thể quan sát thấy 2 nến đầu tiên có độ dài bằng nhau nhưng nến thứ 3 lại có thân nhỏ hơn cho thấy tín hiệu đưa ra từ mô hình là không quá mạnh và giá tiếp tục tăng lên sau đó.

7. Hướng dẫn giao dịch với mô hình ba con quạ đen Three Black Crows

Khi mô hình Three Black Crows được tạo ra ở vùng kháng cự hoặc vùng quá bán, chúng ta có thể vào lệnh bán.

Điểm vào lệnh với mô hình Three Black Crows

Vì cần thêm sự xác nhận, bạn không nên vào lệnh ngay khi mô hình hoàn tất. Thay vào đó, hãy đặt một lệnh chờ bán cách đáy cây nến số 3 vài pip.

Bên dưới là một ví dụ minh họa, mũi tên màu xanh hướng xuống đánh dấu cho mẫu nến Three Black Crows.

Nếu bạn vội vàng vào lệnh bán ngay sau khi cây nến số 3 kết thúc, nhiều khả năng sẽ chạm cắt lỗ vì sau đó giá đã đi lên một nhịp trước khi quay xuống đảo chiều thật sự.

Trong khi đó, nếu bạn đặt lệnh chờ, lệnh của bạn sẽ không khớp khi giá đi lên và sẽ tránh được một giao dịch tồi. Với lệnh chờ bán, vị thế chỉ được mở sau khi giá giảm xuống.

Cách đặt dừng lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit) với mô hình Three Black Crows

Đối với mô hình Three Black Crows, điểm dừng lỗ nên được đặt ngay phía trên đỉnh cây nến số 3, khoảng dừng lỗ sẽ là khá ngắn. Trong một số trường hợp thị trường bị nhiễu ngắn hạn, giá có thể đi lên chạm vào cắt lỗ trước khi quay xuống giảm mạnh.

Tuy nhiên hãy luôn đặt cắt lỗ bởi vì bạn luôn có cơ hội quan sát thị trường và vào lệnh tiếp tục sau khi điểm dừng lỗ bị chạm. Trong trường hợp bạn không có đủ thời gian để theo sát thị trường, có thể nới điểm dừng lỗ lên trên các đỉnh trước đó, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tỷ lệ risk/reward hợp lý. Trong khi đó, điểm chốt lời sẽ được đặt ở các vùng đáy cũ bên dưới.

Chúng tôi đã giới thiệu đến bạn mẫu nến Three Black Crows. Mô hình này xuất hiện trong xu hướng tăng và cho biết bên bán đã kiểm soát thị trường trong 3 phiên giao dịch liên tiếp.

Với những chiến lược khôn ngoan và quản lý rủi ro tốt như trong bài viết đã trình bày, bạn có thể tận dụng được sức mạnh của những mô hình như thế này.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here