Home Kiến thức trading Mô hình nến Ba đỉnh, Ba đáy là gì? Hướng dẫn chi tiết giao dịch với mô hình ba đỉnh, ba đáy hiệu quả nhất

Mô hình nến Ba đỉnh, Ba đáy là gì? Hướng dẫn chi tiết giao dịch với mô hình ba đỉnh, ba đáy hiệu quả nhất

0
Mô hình nến Ba đỉnh, Ba đáy là gì? Hướng dẫn chi tiết giao dịch với mô hình ba đỉnh, ba đáy hiệu quả nhất

Trong nến Nhật, có những mẫu hình rất giống với các mô hình giá của người phương Tây, chẳng hạn như Three Buddha Top (Đỉnh Phật). Đây là mẫu nến gồm 3 đỉnh, trong đó đỉnh ở giữa cao hơn 2 đỉnh còn lại, bắt nguồn từ hình ảnh các tượng Phật thường có một tượng lớn ngồi giữa 2 tượng hai bên. Mô hình này tương đương với mô hình Đầu và hai vai trong phân tích kỹ thuật phương Tây.

Chính vì vậy, Three Buddha Top cũng như những mô hình tương tự ít được gọi tên trong thời đại ngày nay, thay vào đó, hầu hết các trader đều sử dụng tên gọi theo mô hình phương Tây như 3 đỉnh, 3 đáy, Đầu và vai,…

tuy nhiên về bản chất chúng gần như giống nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn bộ nến Nhật có cấu tạo gồm 3 đỉnh/3 đáy.

1. Mô hình Three Mountains (ba Đỉnh Núi)

Mô hình Three Mountains (3 Ngọn Núi) gồm một chuỗi nến tạo thành 3 đỉnh bằng nhau, thể hiện giá đã 3 lần cố gắng vượt qua ngưỡng kháng cự nhưng thất bại.

Mô hình này tương tự với mô hình Triple Bottom (3 đỉnh), cho tín hiệu giảm giá

2. Mô hình Three Rivers (ba Dòng Sông)

Mô hình Three Rivers (3 Dòng Sông) đối lập với Three Mountains, gồm một chuỗi nến tạo thành 3 đáy bằng nhau, thể hiện giá đã 3 lần cố gắng vượt qua ngưỡng hỗ trợ nhưng thất bại.

Mô hình này tương tự với mô hình Triple Top (3 đáy), cho tín hiệu tăng giá.

3. Mô hình Three Buddha Top (Đỉnh Phật)

Mô hình Three Buddha Top (Đỉnh Phật) là một biến thể của Three Mountains, có đỉnh ở giữa nhô cao hơn 2 đỉnh còn lại.

Mô hình Đỉnh Phật tương đương với mô hình Đầu Và Vai trong phân tích kỹ thuật phương Tây. Mô hình cho tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm nếu giá phá xuống đường hỗ trợ thành công

4. Mô hình Inverted Buddha (Phật Ngược)

Inverted Buddha (Phật Ngược) là mô hình đối lập với Three Buddha Top và tương đương với mô hình Đầu và Vai Ngược trong phân tích kỹ thuật Tây Phương.

Inverted Buddha cho tín hiệu tăng giá nếu thị trường phá thành công đường kháng cự bên trên.

5. Sự quan trọng của số 3 trong kỹ thuật mô hình nến

Điều nhấn mạnh về 3 đỉnh và 3 đáy của người Nhật có lẽ đã chỉ ra sự quan trọng của số 3 trong văn hoá Nhật.

Người phương Tây, có thể không cần thiết khi xem xét có gì đặc biệt xung quanh 3 đỉnh. Với họ, có lẽ 2 đỉnh, hoặc hiếm hoi hơn, đỉnh mà được test 4 lần thì cũng quan trọng như với 3 đỉnh.

Nhưng người Nhật thì nghĩ khác. Và có lẽ họ có thể chỉ cho chúng ta thấy một khía cạnh của phân tích phương Tây mà chúng tôi đã không nhìn ra.

Có rất nhiều mẫu hình và khái niệm kỹ thuật dựa trên con số 3 trong kỹ thuật phân tích của người phương Tây cũng như trong biểu đồ hình nến. Sau đây là một đoạn trích từ cuốn sách của John Murphy “Phân tích kỹ thuật thị trường kì hạn”:

Thật thú vị khi nhận ra rằng con số 3 được sử dụng trong nghiên cứu phân tích kỹ thuật như thế nào và nó đóng vai trò rất quan trọng trong rất nhiều phương pháp kỹ thuật.

Ví dụ, the fan principle sử dụng 3 đường, đa số thị trường tăng và thị trường giảm đều có 3 pha, lý thuyết Down và lý thuyết sóng Elliott, có 3 kiểu khoảng trống, một số trong rất nhiều mẫu hình đảo chiều thông dụng, như 3 đỉnh, đầu và hai vai, có 3 đỉnh nổi bật, có 3 mức khác nhau của xu hướng (chính, thứ hai và phụ) và có 3 hướng (tăng, giảm, sideway)

trong số các mẫu hình củng cố xu hướng cơ bản, có 3 kiểu tam giác như tam giác đối xứng, tam giác hướng lên, tam giác hướng xuống, có 3 nguồn thông tin chính: giá, khối lượng và giao dịch tiềm năng. Bất cứ lý do nào, con số 3 đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ các lĩnh vực của phân tích kỹ thuật.

John Murphy tất nhiên là đã tham khảo tới phân tích kỹ thuật phương Tây. Nhưng trong câu của ông ấy “con số 3 đóng vai trò rất nổi bật” thì đặc biệt đúng với kỹ thuật hình nến của Nhật Bản. Vào đầu thời kỳ Nhật Bản hiện đại, con số 3 ẩn chứa những sự kết hợp đầy huyền bí. Có câu nói “3 lần may mắn” biểu thị lòng tin này.

Song song với điều này, trong khi con số 3 thể hiện sự may mắn thì con số 4 được xem như là một điềm báo gở. Lý do cho điều này rất dễ dàng để xác nhận, trong phát âm của người Nhật, con số 4 và từ chết là giống nhau.

Chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn các mẫu nến Nhật có đặc trưng 3 đỉnh/3 đáy. Những mẫu này giống với nhiều mô hình giá rất nổi tiếng trong phân tích kỹ thuật phương Tây. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here