Home Kiến thức trading Chỉ báo Ichimoku là gì? Cách giao dịch với mây Ichimoku chi tiết. Chiến lược giao dịch với mây Ichimoku

Chỉ báo Ichimoku là gì? Cách giao dịch với mây Ichimoku chi tiết. Chiến lược giao dịch với mây Ichimoku

7
Chỉ báo Ichimoku là gì? Cách giao dịch với mây Ichimoku chi tiết. Chiến lược giao dịch với mây Ichimoku

Chỉ cần một cái nhìn vào mây Ichimoku, các cao thủ có thể xác định xu hướng và tìm kiếm các dấu hiệu tiềm năng để giao dịch trong xu hướng đó.

Quả là một chỉ báo hữu dụng khi Trade Coin phải không nào? Trong bài viết này, hãy cùng kienthuctrade tìm hiểu xem Mây Ichimoku là gì, ý nghĩa của nó ra sao và cách thức sử dụng chỉ báo này toàn tập một cách hiệu quả nhất nhé.

1. Chỉ báo Ichimoku là gì?

Ichimoku (IKM) – Ichimoku Kinko Hyo, là một công cụ chỉ báo tín hiệu dùng để đo sức mạnh tương lai của giá và xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự sắp tới.

Ichimoku được phát triển bởi một người Nhật tên Goichi Hosoda từ trước chiến tranh thế giới lần 2. Sau hơn 20 năm nghiên cứu, tác giả Hosoda đã cho ra đời một cuốn sách vào năm 1969. Do đó công cụ này thường dùng cho các cặp tiền có JPY sẽ đem lại độ hiệu quả cao hơn so với các cặp tỷ giá khác.

Tuy nhiên, các tài liệu chín thức về Ichimoku chưa bao giờ được dịch ra tiếng nước ngoài và có tin đồn rằng bộ sách này được bảo vệ trong “kho mật” của Ngân hàng Trung ương Nhật.

Ichimoku Kinko Hyo gồm 3 cụm từ, nếu bạn cố tình dịch ra Tiếng Việt thì:

  • Ichimoku có nghĩa là Trong nháy mắt hay Một cái nhìn thoáng qua
  • Kinko là Cân bằng
  • Hyo là Biểu đồ

Do đó, ý nghĩa tổng thể của cái Ichimoku là Sự cân bằng của biểu đồ trong nháy mắt hoặc Một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ.

Bây giờ, mời các bạn hãy nhìn vào ảnh bên dưới để có cái nhìn tổng quát về chỉ báo tín hiệu này. Thoáng nhìn sẽ thấy khá là rối và khó hiểu. Nhưng bạn yên tâm, mặc dù nó rối như vậy nhưng thực chất nó rất đơn giản và được cấu tạo bởi 5 đường tín hiệu chính mà bạn sẽ được tìm hiểu ở bên dưới.

2. Tại sao lại cần Mây Ichimoku?

Mây Ichimoku dùng để nhận biết nhanh chóng và thấu hiểu trạng thái xu hướng, sự chuyển động giá, và có tất cả 5 nhân tố của hệ thống này (5 đường trong một biểu đồ) được kết hợp với sự chuyển động giá, với quan điểm đặc tính chu kỳ của các mối liên hệ, với điều kiện chuyển động nhóm của hành vi con người.

Ngày nay, mây Ichimoku được sử dụng rất rộng rãi bởi các nhà đầu tư Nhật Bản bởi nó cho phép kiểm tra sự biến động giá và tăng xác suất thành công, bằng cách xác định xu hướng và tìm kiếm những dấu hiệu tiềm năng sinh lời của các giao dịch thị trường coin.

3. Các thành phần tạo nên chỉ báo Ichimoku

Ichimoku có bao gồm 5 thành phần chính đó là:

  • Tekan sen (Conversion Line)
  • Kijun Sen (Base Line)
  • Chikou Span (Lagging Span)
  • Span A (Lead 1)
  • Span B (Lead 2)

Và còn 1 thành phần đặc biệt nữa đó chính là mây (Kumo) tức vùng bên trong được tạo bởi Span A và Span B.

Hệ thống 5 thành phần Ichimoku được tin là sẽ cho biết câu chuyện phía sau biểu đồ nến. Nhiều người đã thử chỉ dùng 2 hoặc 3 thành phần nhưng thất bại.

Mấu chốt ở đây là phải hiểu từng thành phần riêng rẽ và hiểu bằng cách nào và tại sao chúng lại hoạt động với nhau như vậy.

3.1. Kijun-Sen – Đường tiêu chuẩn (Base Line)

Công thức tính: Kijun-Sen = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2, được tính cho 26 phiên.

Với đồ thị D1, Kijun-Sen chính là điểm trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 26 ngày.

Lưu ý: Kijun-Sen là đường quan trọng nhất trong số 5 đường cấu tạo nên Ichimoku và nó được xem là đường trung bình dài hạn (26 phiên).

Vì nó là đường trung bình dài hạn, nên bạn sẽ thường xuyên bắt gặp hiện tường đường Kijun nằm ngang. Dễ hiểu, đường Kijun-San phẳng nằm ngang thể hiện rằng đang có một vùng giá cân bằng. Khi này bạn sẽ thấy giá sideway và đi men theo đường Kijun.

3.2. Tenkan-Sen – Đường chuyển đổi (Conversion Line)

Công thức tính: Tenkan-Sen = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2, được tính cho 9 phiên.

Với đồ thị D1, Tenkan-Sen chính là điểm trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 9 ngày.

Dựa vào sự giao cắt của Tenkan-Sen và Kijun-Sen, giúp chúng ta có thể đưa ra các ý tưởng vào lệnh.

3.3. Chikou Span – Đường trễ (Lagging Span)

Công thức tính: Chikou Span = Giá đóng cửa hiện tại, được vẽ lùi về sau 26 phiên.

Sở dĩ Chikou Span có tên là Đường trễ chính là bởi công thức tính của nó. Nhờ đó, Chikou Span sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn trực quan hơn khi so sánh giá hiện tại và giá cách 26 phiên về trước.

3.4. Senkou Span A – Đường dẫn A (Leading Span A)

Công thức tính: Senkou Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được thể hiện trên biểu đồ bằng cách dịch về phía trước 26 phiên.

Đường Senkou Span A chủ yếu dùng để xác định sự giao cắt với đường Senkou Span B để xác định hình dáng và màu sắc của đám mây (Kumo).

3.5. Senkou Span B – Đường dẫn B (Leading Span B)

Công thức tính: Senkou Span B = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2, tính cho 52 phiên, được vẽ dịch về phía trước 26 phiên.

Có thể bạn sẽ thấy hơi khó hiểu một chút. Cụ thể, Senkou Span B sử dụng giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên (2 tháng cuối) và thể hiện trên biểu đồ bằng cách dịch chuyển về trước 26 phiên, như Senkou Span B. Từ đó tạo ra thành phần thứ 6, cũng là thành phần nổi bật nhất trên biểu đồ chỉ báo Ichimoku.

Đó là Đám mây (Kumo)

3.6. Mây Ichimoku (Kumo)

Mây Ichimoku (Kumo) chính là điểm đặc biệt và nổi bật nhất trong hệ thống chỉ báo Ichimoku.

Nếu bạn đã từng thấy ở đâu đó một chỉ báo thoạt nhìn có vẻ khá phức tạp và thắc mắc rằng cái vùng TRÔNG NHƯ ĐÁM MÂY kia có tác dụng gì thì đừng vội, đó chính là Ichimoku và tôi sẽ giải thích cho bạn ngay sau đây.

Mây Ichimoku được xem là thể hiện sức mạnh của tâm lý thị trường. Khi đám mây to, dày sẽ thể hiện rằng tại đó sức mạnh tâm lý đám đông đang rất vững mạnh và khó phá vỡ. Ngược lại, khi đám mây nhỏ, mỏng sẽ thể hiện một tâm lý e dè, không chắc chắn và dễ bị xuyên qua.

Chính vì đặc điểm đó của mây Ichimoku khiến cho nó mang đến những góc nhìn thú vị trong giao dịch như sau:

  • Dựa vào màu sắc, hình dáng, độ dày mỏng của đám mây ta có thể dự đoán được xu hướng và tình hình diễn biến của thị trường sắp tới.
  • Đám mây Ichimoku có thể đóng vai trò như một mức cản hiệu quả, ví dụ như sử dụng Senkou Span B phẳng làm mức hỗ trợ và kháng cự.
  • Đám mây Ichimoku đóng vai trò như một ngưỡng tâm lý, là điểm cân bằng. Khi giá càng đi ra xa đám mây, có nghĩa rằng giá đang đi ra càng xa ngưỡng giới hạn tâm lý và điểm cân bằng của thị trường. Khi đó, tâm lý đám đông sẽ điều chỉnh và giá sẽ có xu hướng về lại vị trí cân bằng, tức là về lại gần đám mây.

4. Ichimoku có tác dụng gì?

Về công dụng của chỉ báo Ichimoku có rất nhiều, nhưng chúng ta chỉ tập trung vào một số tác dụng đáng chú ý như sau:

Cách xác định xu hướng cũng như xác định sự điều chỉnh của xu hướng, chỉ báo Ichimoku để tìm ra một xu hướng của thị trường, cụ thể như giá di chuyển trên đám mây Ichimoku, cho thấy thị trường có xu hướng tăng, hoặc giá di chuyển dưới đám mây Ichimoku, cho thấy thị trường có xu hướng giảm, hoặc giá di chuyển bên trong đám mây, cho thấy thị trường có xu hướng đi ngang, tương ứng với 3 xu hướng của thị trường.

Thông thường, màu của đám mây thay đổi từ màu trắng sang màu đỏ, cho thấy sự điều chỉnh của thị trường trong phạm vi của xu hướng tăng, và ngược lại màu của đám mây thay đổi từ màu đỏ sang màu trắng, cho thấy sự điều chỉnh của thị trường trong phạm vi của xu hướng giảm.

Hoặc có thể dùng Ichimoku để xác định các mức hỗ trợ kháng cự dựa trên chỉ báo Ichimoku cụ thể gồm các mức như:

  • Đường chính yếu A của đường đầu tiên hỗ trợ với xu hướng tăng.
  • Đường chính yếu B (màu đỏ) của đường thứ 2 hỗ trợ với xu hướng tăng.
  • Đường chính yếu A (xanh lá cây) của mức kháng cự với xu hướng giảm.
  • Đường chính yếu B (màu đỏ) của đường thứ 2 mức kháng cự với xu hướng giảm.

5. Chiến lược giao dịch với Ichimoku

Ichimoku thực sự là một công cụ rất toàn diện, hàm chứa đầy đủ những gì mà các nhà giao dịch cần đối với một chỉ báo.

Ichimoku bao gồm nhiều thành phần và mọi thông số trong đó đều được nghiên cứu một cách kỳ công để mang lại giá trị cao nhất, chính vì vậy có rất nhiều ý tưởng phân tích thị trường và đưa ra nhiều phương án giao dịch với Ichimoku mà mỗi cái đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

5.1. Nhận định thị trường dựa vào Mây Ichimoku (Kumo)

Mây Ichimoku là thành phần nổi bật nhất của Ichimoku bởi nó được thể hiện bằng một vùng màu sắc và cực kỳ trực quan.

Với sự trợ giúp của mây Ichimoku, các nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận ra xu hướng tiếp theo của thị trường là gì:

  • Khi giá nằm dưới đám mây, nó sẽ củng cố xu hướng giảm.
  • Ngược lại, khi giá nằm trên đám mây, nó sẽ củng cố xu hướng tăng.

Trong các giai đoạn thị trường có xu hướng mạnh mẽ, mây Ichimoku cũng đóng vai trò là các mức hỗ trợ và kháng cự. Với đặc tính như một điểm cân bằng tâm lý thị trường, mỗi khi giá ra xa và quay trở lại vùng mây, giá sẽ có xu hướng bật ra để tiếp tục đi theo xu hướng của nó.

Xem hình dưới đây:

Có khá nhiều nhà giao dịch sử dụng mây Ichimoku để tìm kiếm những điểm vào lệnh dưa vào hiện tượng giá Breakout ra khỏi đám mây.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, mặc dù bạn hoàn toàn có thể vào lệnh khi thấy tín hiệu breakout ra khỏi mây Ichimoku, nhưng bạn rất khó có thể tìm được một điểm vào đẹp. Bởi vì:

  • Mây Ichimoku hoạt động tốt trong một thị trường có xu hướng, vì vậy khi giá Breakout ra khỏi đám mây, bạn gần như không thể tìm được một điểm vào có tỷ lệ Risk:Reward tốt.
  • Mây Ichimoku đóng vai trò như một Hỗ trợ hoặc kháng cự động, bạn chỉ dựa vào đó thì chưa có được tín hiệu xác nhận có độ tin tưởng cao.

Vì vậy, hãy xem mây Ichimoku chỉ là một trong những yếu tố dùng để xác định xu hướng của thị trường và cần phải kết hợp nó với những yếu tố khác nữa để tạo nên hệ thống giao dịch tốt hơn.

5.2. Chiến lược giao dịch khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen

Ý tưởng giao dịch:

  • Thực hiện lệnh BUY khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen theo hướng từ dưới lên.
  • Thực hiện lệnh SELL khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen theo hướng từ trên xuống.

Một số lưu ý dành cho bạn khi Tenkan-Sen đã cắt qua Kijun-Sen:

  • Khi 2 đường Tenkan và Kijun đi song song với nhau sẽ càng củng cố cho xu hướng đó.
  • Khi 2 đường Tenkan và Kijun trùng nhau cho thấy một xu hướng rất mạnh sẽ tiếp diễn.
  • Với vai trò như một Hỗ trợ hoặc kháng cự của Kumo. Tín hiệu mua mạnh khi sự giao cắt xảy ra trên đám mây Kumo và ngược lại.
  • Tín hiệu bán mạnh khi sự giao cắt xảy ra dưới đám mây Kumo và ngược lại.

Bạn sẽ nhận thấy rằng thông thường khi Tenkan cắt Kijun một cách rõ ràng thì lúc đó tín hiệu vào lệnh của bạn đã bị trễ bởi thị trường có thể đã chạy trước một đoạn khá xa.

Do đó để đạt được hiệu quả giao dịch cao, bạn cần phải kết hợp cùng với một số yếu tố khác, ví dụ như:

5.3. Chiến lược giao dịch khi Chikou Span cắt đường giá

Ý tưởng giao dịch:

  • Thực hiện lệnh BUY khi Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên.
  • Thực hiện lệnh SELL khi Chikou Span cắt đường giá từ trên xuống.

Vì Chikou Span là đường trễ nên bạn sẽ thấy Chikou Span đi chậm hơn giá (26 phiên), khi Chikou Span ở điểm A thì giá đang ở tại điểm B như trong hình ảnh minh họa sau đây:

Kết quả sau khi thực hiện lệnh BUY:

5.4. Chiến lược giao dịch khi Senkou Span A cắt Senkou Span B

Ý tưởng giao dịch:

  • Thực hiện lệnh BUY khi Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên (mây Ichimoku chuyển từ màu đỏ sang màu xanh).
  • Thực hiện lệnh SELL khi Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống (mây Ichimoku chuyển từ màu xanh sang màu đỏ).

Ngược với Chikou Span, Senkou Span A và Senkou Span B được vẽ về phía trước 26 phiên, nên bạn sẽ thấy giá đi sau 2 đường này.

5.5. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa các yếu tố của Ichimoku

Mặc dù mỗi thành phần của chỉ báo Ichimoku đều có khả năng sử dụng như một công cụ giao dịch độc lập, tuy nhiên để có được một hệ thống giao dịch với hiệu quả cao nhất cùng với khả năng tận dụng tối đa sức mạnh của Ichimoku như cách mà ông Hosoda mong muốn – xây dựng một công cụ giao dịch “Tất cả trong một”, chúng ta cần kết hợp chúng lại với nhau để tìm ra những tín hiệu giao dịch mạnh nhất.

Rất đơn giản, chúng ta có ý tưởng giao dịch như sau:

Đối với một chiến lược BUY, bao gồm những yếu tố:

  • Giá tại thời điểm vào lệnh phải nằm trên mây Ichimoku, củng cố cho xu hướng tăng.
  • Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt nằm trên mây Ichimoku.
  • Senkou Span A phải nằm trên Senkou Span B.
  • Chikou Span nằm trên đường giá.

Đối với một chiến lược SELL, bao gồm những yếu tố:

  • Giá tại thời điểm vào lệnh phải nằm dưới mây Ichimoku , củng cố cho xu hướng giảm.
  • Tenkan cắt Kijun từ trên xuống và vị trí giao cắt nằm dưới mây Ichimoku .
  • Senkou Span A phải nằm dưới Senkou Span B.
  • Chikou Span phải nằm dưới đường giá.

Trên đây là những điều kiện mà khi chúng hội tụ đủ sẽ cho bạn một thiết lập giao dịch rất mạnh. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng đôi lúc, tỷ lệ để những yếu tố trên đồng thời xảy ra là rất khó, nếu bạn chỉ khăng khăng chờ đợi chúng, có thể bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội tốt.

5.6. Lưu ý chung khi sử dụng các phương pháp giao dịch với Ichimoku

Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng tôi không nhắc đến điểm thoát lệnh ở tất cả các phương pháp giao dịch với Ichimoku phía trên, lý do là gì?

Không phải tự dưng mà chúng ta nói đến Ichimoku như một chỉ báo giao dịch “tất cả trong một”.

Khác với hầu hết các chỉ báo khác, hệ thống Ichimoku ngoài việc cho chúng ta một điểm vào lệnh cụ thể thì đồng thời nó cũng cho chúng ta một điểm thoát lệnh cụ thể, dựa theo cách mà chúng ta vào lệnh.

Ví dụ:

  • Khi bạn vào lệnh BUY dựa vào tín hiệu đường Tenkan cắt Kijun từ dưới lên, vậy bạn có thể chờ tín hiệu Tenkan cắt Kijun từ trên xuống để làm điểm thoát lệnh.
  • Tương tự, khi bạn vào lệnh SELL dựa vào tín hiệu Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống, vậy bạn có thể chờ tín hiệu Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên để thoát lệnh.

Đó là điểm khác biệt giữa chỉ báo Ichimoku và phần lớn những chỉ báo khác, bạn có thể tìm được điểm vào lệnh và thoát lệnh cụ thể mà không cần phải…tự mình đoán mò.

Tuy nhiên, nếu giao dịch Forex chỉ là trò chơi của phép toán 1+1=2 đơn giản như vậy thì hẳn là chẳng có nhiều người thua cuộc đến thế đúng không.

Theo kinh nghiệm của bản thân, việc chỉ giao dịch dựa hoàn toàn vào chỉ báo, kể cả đó là chỉ báo “toàn năng” như Ichimoku cũng rất khó để bạn có được kết quả giao dịch tốt.

Bởi lẽ, dù chỉ báo có tốt đến đâu thì nó luôn có độ trễ, việc bạn vào lệnh và thoát lệnh đều có độ trễ sẽ khiến cho bạn khó đạt được tỷ lệ Risk:Reward tốt, về lâu dài, điều đó sẽ khiến bạn thua lỗ.

Vì vậy ngoài việc tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng phân tích thành thạo với chỉ báo Ichimoku thì điều rất quan trọng bất kể bạn sử dụng phương pháp giao dịch gì, đó là bạn cần xác định được xu hướng chính của thị trường, xác định những vùng hỗ trợ và kháng cự có giá trị, kết hợp chúng lại để tạo nên một hệ thống giao dịch hiệu quả cho riêng bạn.

6. Các dấu hiệu của chỉ báo Ichimoku

6.1. Dấu hiệu thể hiện sự tăng giá – thị trường đi lên

  1. Đường giá nằm trên đám mây Kumo
  2. Mây Kumo chuyển từ màu đỏ sang màu xanh (Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên)
  3. Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên (đường chuyển đổi đi lên trên đường tiêu chuẩn)
  4. Chikou Span nằm trên đường giá (đường trễ cắt đường giá từ dưới lên)

6.2. Dấu hiệu thể hiện sự giảm giá – thị trường đi xuống

  1. Đường giá nằm dưới đám mây Kumo
  2. Mây Kumo chuyển từ màu xanh sang màu đỏ (Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống)
  3. Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống (đường chuyển đổi đi xuống dưới đường tiêu chuẩn)
  4. Chikou Span nằm dưới đường giá (đường trễ cắt đường giá từ trên xuống)

Đến đây, chắc bạn đã hiểu tại sao ở phần đầu tôi nhắc đến mây Ichimoku (Kumo) như một thành phần vô cùng quan trọng và nổi bật nhất trong hệ thống chỉ báo Ichimoku rồi chứ.

Nhờ có đám mây Ichimoku mà chúng ta có thể thực hiện được đúng tôn chỉ cũng như ý nghĩa của cái tên Ichimoku Kinko Hyo đó là:

“Sự cân bằng của biểu đồ trong nháy mắt”

Tức là, chỉ cần nhìn vào hình thái của mây Ichimoku, chúng ta có thể ngay lập tức đưa ra dự đoán về diễn biến của thị trường sắp tới:

  • Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, việc xuất hiện đám mây Ichimoku màu xanh sẽ càng ủng hộ cho xu hướng tăng đó.
    Trong xu hướng tăng đó, nếu xuất hiện đám mây Ichimoku màu đỏ sẽ là báo hiệu cho một sự giảm giá tạm thời hoặc một sự đảo chiều xu hướng. Điều ngược lại tương tự đối với xu hướng giảm.
  • Cuối cùng, khi một đám mây Ichimoku to, dày xuất hiện chứng tỏ tại đó tâm lý thị trường đang vững vàng, giá khó có thể phá qua được vùng đó.

Khi nhìn vào vị trí tương quan của đường giá so với mây Ichimoku, chúng ta cũng dễ dàng đưa ra một số nhận định cơ bản như sau:

  • Nếu giá đang ở trên mây Ichimoku, thị trường đang có xu hướng đi lên (uptrend).
  • Nếu giá đang trong mây Ichimoku, thị trường đang lưỡng lự giữa việc lên hoặc xuống, nên cân nhắc giao dịch tại khu vực này.
  • Nếu giá đang ở dưới mây Ichimoku, thị trường đang có xu hướng đi xuống (downtrend).
  • Khi giá ra xa mây Ichimoku, nó sẽ càng có xu hướng bị hút về lại đám mây (điểm cân bằng/vùng tâm lý thị trường)

7. Kết luận

Trong giao dịch forex, bạn chỉ cần học cách chỉ sử dụng một thành phần của hệ thống Ichimoku, các nhà giao dịch có thể giữ cho hệ thống giao dịch của họ đơn giản và chỉ dựa vào một vài tín hiệu để xác định được tín hiệu giao dịch, trong hệ thống giao dịch Ichimoku này, chúng tôi dựa vào nhịp Chikou hoặc chỉ báo độ trễ, và bất cứ ai đã giao dịch bằng hệ thống Ichimoku sẽ biết rằng chỉ báo độ trễ về cơ bản là giá đóng cửa, đã thay đổi 26 kỳ sau giá.

Bên cạnh đó, một trong những quy tắc giao dịch Ichimoku cũng chỉ ra rằng một trong những kịch bản để xác định xu hướng tăng hoặc giảm là so sánh giá hiện tại so với giá 26 giai đoạn trước, do đó, khi nhịp Chikou cao hơn giá, thị trường được cho là giảm giá và khi nhịp Chikou nằm dưới giá, thị trường được cho là tăng giá, và logic là một xu hướng tăng xuất hiện khi giá hiện tại cao hơn giá 26 giai đoạn trước và ngược lại, thật đơn giản đúng không nào, chúc các bạn thành công trên con đường học Ichimoku.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

7 COMMENTS

  1. […] Và cũng như các bạn đã biết, chỉ số giao dịch Ichimoku nổi tiếng với khả năng cung cấp một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, điều này đã được ghi nhận rõ ràng và xu hướng theo các nhà giao dịch dựa vào các chỉ số của Ichimoku, tuy nhiên, các chiến lược khác nhau cũng có thể được phát triển bằng các thành phần khác nhau của Ichimoku. […]

  2. […] Kijun Sen là một chỉ báo rất quan trọng trong hệ thống Ichimoku và nó có rất nhiều ứng dụng, giống như Tenkan Sen, Kijun Sen được tính dựa trên trung bình của giá cao nhất và thấp nhất, nhưng cho 26 phiên, do đó, Kijun Sen cũng mang tất cả các tính chất của Teknan Sen trong mây Ichimoku. […]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here