Home Kiến thức trading Đòn bẩy Margin là gì? Margin Call là gì? Cách phòng tránh Margin Call. Cách sử dụng đòn bẩy có Margin hiệu quả

Đòn bẩy Margin là gì? Margin Call là gì? Cách phòng tránh Margin Call. Cách sử dụng đòn bẩy có Margin hiệu quả

0
Đòn bẩy Margin là gì? Margin Call là gì? Cách phòng tránh Margin Call. Cách sử dụng đòn bẩy có Margin hiệu quả

 

Trong đầu tư tài chính nói chung, và trong giao dịch forex nói riêng, thì các khái niệm Margin (ký quỹ), Leverage (Đòn bẩy), … là các thuật ngữ rất cơ bản mà hầu như các trader nào cũng phải nắm vững “như cháo”.

Bài học chúng ta hôm nay là tìm hiểu các khái niệm thế nào là Margin? Thế nào là Margin Call? Hay Leverage là gì? Hoặc thậm chí là các khái niệm khác liên quan như Equity, Free Margin, Margin Level, Used Margin…. Cùng bắt đầu nhé.

1. Các khái niệm liên quan đến Margin (ký quỹ) trong đầu tư forex

  1. Leverage (Đòn bẩy): Trong giao dịch forex, đòn bẩy là một công cụ tài chính hữu ích có thể giúp các Trader tăng số tiền đầu tư trong thị trường. Nghĩa là số tiền của nhà đầu tư không cần phải quá lớn như các tổ chức quản lý quỹ.

Ví dụ: Nhà đầu tư có thể giao dịch với các vị thế tương ứng đòi hỏi số tiền 10,000 đô la nhưng số vốn thực chất các Trader chỉ bỏ ra nhỏ hơn con số này nhiều, có thể là 100 đô la hoặc 500 đô la tùy vào đòn bẩy.

Bằng cách nào mà các nhà đầu tư có thể tăng số tiền đầu tư của mình lên như vậy? Đó là bằng cách mượn một khoản tiền mà các nhà đầu tư đang thiếu (như ví dụ trên nhà đầu tư chỉ có 100 đô la nhưng giao dịch với vị thế cần số vốn 10,000 đô la) từ nhà môi giới.

Bù lại sẽ phải ký quỹ một phần tiền trong tài khoản vốn của mình. Đó là cách đòn bẩy hoạt động.

Đòn bẩy có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, đồng thời rủi ro cũng từ đó mà tăng theo nếu không có chiến lược quản lý vốn chặt chẽ.

  1. Equity (Vốn): Đó chính là vốn thực sự bỏ ra của nhà đầu tư, là số dư của tài khoản giao dịch sau khi cộng lợi nhuận và trừ đi các khoản lỗ hiện tại khỏi tài khoản.

Cần lưu ý vốn Equity ở đây là vốn thực của nhà đầu tư, tức là vốn mà chưa tính toàn đòn bẩy.

  1. Margin (Ký quỹ): Là số tiền mà nhà đầu tư hay các trader cần thiết để bỏ ra đặt cọc ký quỹ với nhà môi giới (broker), số tiền này dùng để đặt cọc cho lệnh giao dịch của mình.
  2. Used Margin (Ký quỹ đã sử dụng): Là số tiền mà sau khi nhà đầu tư thực hiện lệnh giao dịch bất kỳ trong tài khoản.

Các lệnh đó đã chiếm một phần margin (ký quỹ) trong số tiền vốn của trader đó, tất cả số đặt cọc cho các lệnh giao dịch ấy được gọi là Used Margin (Ký quỹ đã được sử dụng).

  1. Free Margin (Ký quỹ còn dư): sau khi đã đặt lệnh giao dịch với số vốn đã ký quỹ một phần, thì phần vốn còn lại chính là phần còn dư có thể sử dụng được, có thể ký quỹ được được gọi là Free Margin.
  2. Margin Level (Mức ký quỹ): rất nhiều trader hay nhầm lẫn hoặc không biết cách tính Margin Level.

Rất đơn giản, Mức kỹ quỹ – Margin Level được tính bằng lấy số vốn chia có số tiền đã sử dụng ký quỹ, sau đó nhân với 100 (vì Margin Level thường tính bằng đơn vị %). Ý nghĩa của Margin Level khá đơn giản, nó là thước đo cho mức độ chịu đựng rủi ro tài khoản của trader.

  1. Margin Call (Lệnh gọi ký quỹ): đây có lẽ là thuật ngữ quan trọng nhất đối với giới trader. Margin Call, có nghĩa là sau khi nhà đầu tư set up các lệnh giao dịch, lệnh vẫn đang chạy, nhưng không may thị trường đi ngược hướng với dự đoán của nhà đầu tư, khiến các lệnh giao dịch đang thua lỗ, lỗ càng nhiều thì Free Margin càng giảm xuống, đồng thời vốn cũng giảm xuống, Margin Level cũng giảm theo.

Và khi mức thua lỗ đủ lớn, vốn của chủ tài khoản đã xuống dưới mức Margin Level cho phép, khi đó Margin Call sẽ được kích hoạt. Khi đó có 2 trường hợp xảy ra:

  • Một là các lệnh giao dịch của nhà đầu tư sẽ bị đóng bớt để tăng Margin – ký quỹ lên.
  • Hai là nhà đầu tư sẽ được nhà môi giới yêu cầu nạp thêm tiền để “cứu” tài khoản, tăng mức độ chịu đựng của tài khoản từ việc tăng vốn.

Ví dụ cho dễ hiểu:

Giả sử có một nhà giao dịch ký gửi hay còn gọi là nạp vào tài khoản 50,000 đô la, và nhà đầu tư thực hiện giao dịch. Cũng giả sử nhà đầu tư này đã giao dịch và ký quỹ với 40,000 đô la.

Khi đó, Margin Level sẽ là 125%, vì Margin Level hiện đang là 125% và nó trên mức 100%, tại mức ký quỹ này thì nhà đầu tư sẽ bị cấm bởi nhà môi giới được mở lệnh mới (vì lúc này Free Margin không đủ) và có thể đóng (hoặc đóng một phần) lệnh giao dịch của nhà đầu tư nếu mức Margin Level này chạm đến Margin Call.

Như vậy, nếu không may Margin Level của nhà giao dịch này chạm tới Margin Call, (điều này thực sự quan trọng với nhà giao dịch, vì họ cần hiểu được quy tắc tắc lệnh của nhà môi giới khi mức ký quỹ xuống đến một mức nào đó, cụ thể là chạm Margin Call), thì nhà đầu tư cần phải nạp thêm tiền ngay lập tức nếu không muốn các lệnh giao dịch bị thanh lý.

Vì nếu không nạp tiền thêm thì nhà môi giới bắt buộc phải thanh lý lệnh giao dịch của nhà đầu tư để đảm bảo Margin Level còn nằm trong khoản cho phép.

2. Tài khoản bị Margin Call thì sẽ đi về đâu?

Khi tài khoản bạn bị Margin Call, có 2 trường hợp xảy ra đó là:

  1. Lệnh giao dịch sẽ bị Stop Out một cách tự động để giảm Used Margin.
  2. Sàn sẽ yêu cầu nạp thêm tiền để “chữa cháy” cho tài khoản.

Tại sao phải làm 2 trường hợp trên, đây là giải thích:

Vì công thức mức ký quỹ là Margin Level = (Equity / Used Margin) * 100%.

Nên rõ ràng Margin Level phụ thuộc vào Equity và Used Margin.

  1. Việc Stop Out là để giảm Used Margin, từ đó tăng Margin Level.
  2. Việc tăng số vốn Equity lên sẽ làm tăng Margin Level theo.

Cả 2 trường hợp đều nhằm mục đích tăng Margin Level cả.

3. Phòng tránh Margin Call 

Margin Call là điều không ai mong muốn, vậy làm thế nào để tránh bị Margin Call? Sau đây là một vài trải nghiệm đúc kết trong quá trình giao dịch của tôi, có thể giúp ích cho các bạn né tránh vấn đề này.

3.1 Chọn đòn bẩy không quá cao

Đòn bẩy là con dao 2 lưỡi, bạn có thể kiếm lợi nhuận nhanh hơn nhưng cũng có thể thua lỗ nhanh vì nó. Khi đó Equity và Margin Level của bạn sẽ sụt giảm nhanh chóng, khi đó việc bị Margin Call có lẽ chỉ là điều sớm muộn mà thôi.

Do đó bạn nên dùng Leverage thấp thôi, trong khoảng 1:50 hoặc 1:100 là được.

3.2. Giao dịch với khối lượng vừa đủ

Bạn cần quy định rõ ràng mức độ thua lỗ chấp nhận là bao nhiêu % trong tổng Equity của mình. Nếu bạn giao dịch với khối lượng quá lớn, hoặc nhồi nhiều lệnh nhỏ khi thua lỗ, khi ấy Used Margin của bạn sẽ tăng nhanh chóng, và Equity sẽ tỷ lệ nghịch theo, khi đó Margin Call là điều sớm muộn sẽ xảy ra.

Mức độ chấp nhận thua lỗ của mỗi người mỗi khác nhau, có người chỉ chấp nhận rủi ro 5% tài khoản, nhưng cũng có những người chấp nhận rủi ro nhiều hơn, có khi tới 20% – 30% tài khoản.

Nhưng hãy nhớ rủi ro cao thì đi kèm lợi nhuận cao, tuy nhiên dù gì đi chăng nữa thì có quản lý vẫn sẽ tốt hơn là hành động mang tính cảm tính, làm tăng khối lượng giao dịch một cách mất kiểm soát.

Và lời kết cho bài viết này mình muốn chia sẻ là hy vọng bạn đọc sẽ không rơi vào tình huống này. Hãy tính toán và cân đối thật kỹ khối lượng vào lệnh thật nhỏ hoặc thật sự hợp lý (so với số dư tài khoản) để tránh rơi vào trạng thái này nhé.

4. Mối quan hệ Leverage và Margin

Khái niệm Margin có liên quan khá chặt chẽ đến Leverage. Khi bạn chỉ dùng 1.000 USD trong tài khoản mà bạn có thể mua được một lượng hàng hóa có giá trị 100.000 USD tức là bạn đã vay mượn thêm của nhà môi giới 99.000 USD. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã dùng đòn bẩy 100 lần (100:1).

5. Cách sử dụng đòn bẩy có Margin hiệu quả

Với những khái niệm của các thuật ngữ như trên, chúng ta dễ dàng hình dung ra được cách thức của một nhà đầu tư khi giao dịch với nhà môi giới trong thị trường forex, thị trường chứng khoán nói riêng, và thị trường tài chính nói chung là như thế nào?

Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả, để có margin level tốt, không ảnh hưởng đến tài khoản giao dịch? Đây quả thực là một câu hỏi nan giải kể cả dành cho các trader nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường.

Sau đây là 3 quy tắc bạn cần làm để có một tài khoản giao dịch tốt và ổn định:

  1. Cần chọn đòn bẩy (leverage) không quá cao, vì ai cũng đều biết lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Nên việc lựa chọn đòn bẩy cho tài khoản giao dịch cần được hết sức lưu ý và thận trọng để tránh rủi ro quá lớn cho tài khoản.
  2. Khi giao dịch bạn cần hiểu cách tính số tiền ký quỹ cần thiết cho mỗi vị trí giao dịch của mình, hiện tại tính năng tự tính toán số tiền ký quỹ, Margin Level, Equity,….đã được tích hợp vào các nền tảng giao dịch của các nhà môi giới ngày nay.Nên các bạn chỉ cần đánh giá rủi ro giữa số tiền ký quỹ và đòn bẩy để giảm tăng mức ký quỹ và giảm mức đòn bẩy sử dụng xuống.Điều này sẽ giúp tài khoản giao dịch của bạn an toàn hơn trước những hành động mang tính cảm tính, làm gia tăng khối lượng giao dịch của bạn.
  3. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi các bản tin quan trọng từ mục lịch thông tin kinh tế, từ các trang web chuyên về tài chính hàng đầu thế giới như Forexfactory, Investing, Fxstreet,… Vì nếu bạn muốn tránh giao dịch trong những giai đoạn thị trường biến động nhiều do lịch kinh tế, thì những trang trên chính là nguồn dữ liệu giúp bạn điều khiển được các lệnh giao dịch của mình.Điều này cũng giúp các nhà đầu tư tránh được các tin tức bất ngờ dẫn đến Margin Call. Bạn nên tự bảo vệ tài khoản giao dịch của mình cho dù biết rằng giao dịch trong thị trường như là một trò chơi của xác suất, không phải là 100%; và sau đó bạn chỉ có thể nắm bắt các cơ hội giao dịch trên thị trường chỉ khi nào trong tài khoản của bạn còn đủ tiền để giao dịch, vì còn tiền còn cơ hội, hết tiền đồng nghĩa cơ hội cũng không còn.

Như vậy là bạn vừa tìm hiểu qua các kiến thức cơ bản về Margin là gì? Margin call là gì? Đòn bẩy là gì? Sử dụng đòn bẩy sao cho hiệu quả?

Chúng ta sẽ gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

Chúc thành công!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here