Home Kiến thức trading Hướng dẫn chi tiết cách phân tích đa khung thời gian hiệu quả nhất, xác định điểm vào lệnh tốt nhất

Hướng dẫn chi tiết cách phân tích đa khung thời gian hiệu quả nhất, xác định điểm vào lệnh tốt nhất

0
Hướng dẫn chi tiết cách phân tích đa khung thời gian hiệu quả nhất, xác định điểm vào lệnh tốt nhất

Trong bài viết này, Kienthuctrade sẽ hướng dẫn chi tiết cách phân tích đa khung thời gian hiệu quả nhất để trader có thể áp dụng trực tiếp với giao dịch của mình đạt kết quả cao nhất có thể.

Các bước phân tích đa khung thời gian

Bước 1: Xác định khung thời gian giao dịch

Khung thời gian giao dịch chính là khung thời gian mà bạn sẽ tìm điểm vào lệnh.

Đầu tiên bạn cần chọn khung thời gian giao dịch phù hợp với bạn. Đây sẽ là khung thời gian bạn cảm thấy thoải mái để giao dịch nhất.

Bạn có thể chọn khung thời gian H1 nếu thấy biểu đồ khung M15 biến động quá nhanh còn biểu đồ khung H4 thì lại quá chậm.

Còn nếu bạn đang có một công việc fulltime và không có nhiều thời gian cho giao dịch, bạn có thể chọn khung H4 trở lên.

Bước 2: Xác định xu hướng trên khung thời gian lớn hơn khung thời gian giao dịch

Giả sử ở bước 1, bạn chọn khung thời gian giao dịch là H1.

Vậy bạn cần xác định xu hướng TỐI THIỂU trên khung thời gian H4, nhiều trường hợp bạn sẽ cần xác định xu hướng trên khung thời gian D1 nữa.

Bước 3: Tìm điểm vào lệnh

Giả sử ở bước 2, bạn đã xác định được xu hướng H4 là XU HƯỚNG LÊN.

Bây giờ bạn sử dụng những công cụ phân tích kỹ thuật đã học để tìm điểm vào lệnh trên khung H1 và CHỈ NÊN VÀO LỆNH BUY (cùng chiều với xu hướng lớn)

Cách phân tích đa khung thời gian chỉ có vậy. Lý thuyết luôn có vẻ rất đơn giản, vì vậy chúng ta hãy cùng đi vào những ví dụ cụ thể nhất và xem cách nó hoạt động như thế nào.

Ví dụ thực tế cách phân tích đa khung thời gian

Chúng ta thống nhất sẽ chọn H1 làm khung thời gian giao dịch. H4 và D1 sẽ là khung thời gian xác định xu hướng.

Ví dụ 1: Cặp GBP/USD

Khi quan sát cặp GBP/USD khung thời gian H4, bạn thấy rằng kênh xu hướng tăng đã bị phá vỡ với lực xuống rất mạnh.

Bạn cho rằng xu hướng giảm đã bắt đầu.

Cách 1: Vào lệnh với việc phân tích và giao dịch trên CÙNG 1 KHUNG THỜI GIAN sẽ là SELL ngay khi giá phá xuống kênh xu hướng tăng. Stop loss trên đỉnh của kênh xu hướng tăng.

Cách 2: Phân tích đa khung thời gian.

Bạn không muốn SELL lúc giá phá kênh xu hướng tăng mà bạn muốn chờ đợi sự điều chỉnh để có điểm vào tốt hơn. Muốn vậy bạn cần vào khung thời gian H1 để tìm điểm vào.

Bạn có thể thấy khi bạn vào khung H1 để tìm điểm vào, bạn thấy rất rõ những diễn biến bên trong những cây nến H4.

Tại mức Fibonacci Retracement 0.5 có một ngưỡng kháng cự và một cây nến Doji với đuôi nến rất dài. Đây là một tín hiệu SELL không thể đẹp hơn sau khi đóng nến Doji. Stop loss ngay trên đỉnh nến Doji còn Take profit bạn có thể đặt theo nhiều cách khác nhau.

Nếu bạn bỏ lỡ điểm vào lệnh sau khi đóng nến Doji thì bạn sẽ có cơ hội SELL khi giá phá qua mô hình giá nêm tăng. Stop loss trên đỉnh nến Doji.

Vậy cách giao dịch theo phân tích đa khung thời gian (cách 2) có gì “ghê gớm” hơn với cách phân tích và giao dịch trên cùng 1 khung thời gian (cách 1)???

  • Thứ nhất: Điểm vào lệnh cách 2 thường sẽ tốt hơn cách 1 (SELL giá cao hơn, BUY giá thấp hơn), dẫn đến lợi nhuận cao hơn.
  • Thứ hai: Stop loss cách 2 ngắn hơn cách 1 rất nhiều. Ở ví dụ trên, cách 1 có SL khoảng 160 pip trong khi cách 2 có SL chỉ khoảng 40 pip.
  • Thứ ba: Xác suất chiến thắng khi giao dịch theo cách 2 cao hơn cách 1. Với việc có sự xác nhận đảo chiều khi kết hợp được nhiều công cụ kỹ thuật trong khung thời gian nhỏ như hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến đảo chiều, Fibonacci Retracement … thì xác suất chiến thắng của cách 2 sẽ cao hơn cách 1.

Ví dụ 2: Cặp GBP/NZD

Bạn quan sát cặp GBP/NZD trên khung H4 và thấy rằng có một vùng kháng cự rất mạnh khi mà ở lần “thử sức” trước, giá không thể phá nổi vùng kháng cự và quay đầu.

Bạn đưa ra dự đoán rằng lần này giá cũng sẽ quay đầu tại kháng cự, ít nhất là ngắn hạn thôi.

Cách 1: Bạn có thể đặt lệnh SELL/SELL LIMIT ngay tại kháng cự và đặt SL cách điểm SELL 1 đoạn. Tuy vậy cách này không thực sự hiệu quả cho lắm. Bạn nên lựa chọn cách 2 sau đây.

Cách 2: Vào khung thời gian H1 để tìm điểm vào lệnh (nếu có). Và đây là diễn biến xảy ra trong khung H1.

Tại vùng kháng cự mạnh, xuất hiện mô hình nến đảo chiều Evening Star với nến Doji ở giữa. Đây là tín hiệu đảo chiều thực sự mạnh mẽ.

Bạn có thể đặt lệnh SELL tại điểm đánh dấu trên hình ngay sau khi mô hình Evening Star hoàn thành. SL ngay trên đỉnh bộ nến đảo chiều.

Bạn có nhận thấy rằng cách vào lệnh này an toàn hơn cách đầu tiên khi có sự xác nhận đảo chiều rõ ràng không.

Ngoài việc an toàn hơn thì điểm SL cũng rất gần và RÕ RÀNG chứ không mông lung vị trí đặt SL như ở cách 1.

Với cách 1 thì bạn chỉ có thể ước chừng để đặt điểm SL vì chưa có căn cứ rõ ràng nào. Đôi khi bạn sẽ bị QUÉT STOP LOSS trước khi giá thực sự đảo chiều nên việc xác định rõ ràng của vị trí SL cũng rất quan trọng.

Ví dụ 3: Cặp AUD/CHF

Quan sát cặp AUD/CHF khung thời gian H4, bạn thấy rằng xu hướng tăng đang rất mạnh mẽ. Bạn muốn tìm một lệnh giao dịch thuận theo xu hướng.

Hiện tại giá đang có phản ứng tăng nhẹ tại vùng hỗ trợ của trend line tăng. Liệu dấu hiệu này đã đủ để thực hiện lệnh BUY hay không?

Chúng tôi nghĩ là CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUY, muốn biết tình hình cụ thể hơn chúng ta cần đi vào khung thời gian H1.

Và đây là diễn biến trên khung H1:

Trên khung H4 bạn chỉ thấy 1 cây nến H4 tăng, nhưng trên khung H1 bạn dễ dàng thấy diễn biến tại vùng hỗ trợ của trend line.

Tại trend line, có một nến tăng rất mạnh sau rất nhiều những nến thân nhỏ. Điều này chứng tỏ phe mua đã áp đảo ngay lúc này.

Điều này được xác nhận một lần nữa khi xuất hiện cây nến thân rất nhỏ ngay sau cây tăng mạnh trước đó. Đây chính là mô hình nến tiếp diễn Bullish Harami.

Bạn có thể BUY ngay sau khi mô hình nến Bullish Harami hoàn thành, SL ngay dưới đáy bộ nến.

Ví dụ 4: Cặp AUD/USD

Khi quan sát cặp AUD/USD trên khung H4, bạn thấy kênh xu hướng tăng đã bị phá vỡ, bạn sẽ làm gì?

Cách 1: Bạn SELL ngay khi giá phá vỡ kênh xu hướng tăng. Hoặc …

Cách 2: Bạn vào khung thời gian nhỏ hơn là H1 để tìm điểm vào tối ưu hơn.

Và đây là diễn biến tiếp theo trong khung H1:

Chắc hẳn bạn đang kỳ vọng một điểm vào lệnh tốt tại mức Fibonacci Retracement 0.382 hoặc 0.764, nơi có các vùng kháng cự.

Nhưng lần này giá chỉ điều chỉnh quanh mức Fibonacci Retracement 0.236 là đã giảm “không thấy ngày về”.

Đây cũng có thể là một nhược điểm nho nhỏ của cách giao dịch này.

Khi bạn kiên nhẫn chờ đợi những điểm vào lệnh tối ưu nhất (SL ngắn, TP dài và xác suất thắng cao hơn) thì đôi khi bạn lại bỏ lỡ cơ hội. Đó là điều hoàn toàn hợp lý.

Chúng tôi có lời khuyên: bạn vẫn nên chờ đợi để có điểm vào lệnh tốt hơn cho dù là có thể bỏ lỡ cơ hội. Ưu điểm của cách giao dịch phân tích đa khung thời gian vẫn hoàn toàn lấn lướt nhược điểm nho nhỏ của nó.

Phân tích 3 khung thời gian

Phân tích đa khung thời gian nói ngắn gọn là phân tích xu hướng khung lớn và tìm điểm vào trong khung nhỏ thuận theo xu hướng khung lớn.

Ở những ví dụ trên chúng tôi hướng dẫn bạn phân tích xu hướng khung H4 và vào lệnh khung H1.

Có một bộ phận nhà giao dịch Forex cho rằng cần phân tích xu hướng trên 2 khung lớn và vào lệnh trên khung nhỏ. Ví dụ như D1 – H4 – H1.

Bạn sẽ phân tích xu hướng trên khung D1, sau đó phân tích xu hướng trên khung H4.

Nếu xu hướng trên khung H4 trùng với xu hướng khung D1 thì bạn sẽ vào khung H1 tìm điểm vào thuận theo xu hướng của 2 khung trên.

Trong bài viết trên, Kienthuctrade đã hướng dẫn chi tiết cách phân tích đa khung thời gian hiệu quả nhất, hi vọng thông tin trên hữu ích với các bạn.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here