Home Kiến thức trading Mô Hình Hình Chữ Nhật (Rectangle) – Bí quyết giao dịch hiệu quả với mô hình chữ nhật trong Trading

Mô Hình Hình Chữ Nhật (Rectangle) – Bí quyết giao dịch hiệu quả với mô hình chữ nhật trong Trading

0
Mô Hình Hình Chữ Nhật (Rectangle) – Bí quyết giao dịch hiệu quả với mô hình chữ nhật trong Trading

Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật là một mẫu mô hình biểu đồ Forex đặc trưng được nhiều nhà đầu tư sử dụng như một chiến lược giao dịch hiệu quả.

Trong bài viết này, Kienthuctrade sẽ cung cấp toàn bộ kiến thức liên quan đến mô hình Rectangle để trade nắm sâu hơn áp dụng trong giao dịch một cách hiệu quả nhất có thể.

Mô hình Hình Chữ Nhật là gì?

Mô hình Hình Chữ Nhật (tiếng Anh là Rectangle) là mô hình được hình thành khi giá bị mắc kẹt giữa mức hỗ trợ và kháng cự song song.

Mô hình Hình Chữ Nhật thể hiện việc bên mua và bên bán thay phiên nhau “tung những cú đấm” về đối phương nhưng lực không đủ mạnh nên giá không thoát ra được.

Giá sẽ test các mức hỗ trợ và kháng cự đó nhiều lần trước khi thoát ra khỏi vùng giới hạn một cách mạnh mẽ.

Ví dụ về mô hình Hình Chữ Nhật mẫu:

Tâm lý nhà đầu tư trong phạm vi giao dịch mô hình chữ nhật

Với Mô hình Rectangle – Hình chữ nhật, cả hai phe Bear và Bull thường có xu hướng giao dịch để chờ đợi một cú Breakout. Chính vì lý do này nên các nhà đầu tư thường sẽ chốt lợi nhuận ở vùng đối diện.

Và tâm lý khi giao dịch trong Range của Hình chữ nhật làm cho tỷ giá không thể phá vỡ theo bất kỳ hướng nào.

Tất cả các nhà đầu tư đều hài lòng với lợi nhuận ở các Vùng hỗ trợ – Kháng cự của Hình chữ nhật và từ bỏ vị thế ở các vùng đó.

Ngay khi Tỷ giá phá vỡ Mô hình Rectangle theo bất kỳ hướng nào, Tâm lý “Thinking outside the box” sẽ bắt đầu hình thành. Các nhà đầu tư sẽ cùng tập trung để giao dịch theo những gì mà họ nhìn thấy đó là Breakout thay vì tiếp tục giao dịch theo Range.

Cách giao dịch với mô hình Hình Chữ Nhật

Cách 1. Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình

Điểm vào: Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình. Đây chính là điểm đặt lệnh đánh số 1 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

Cách 2: Đặt lệnh sau khi giá phá vỡ mô hình và retest

Điểm vào: Sau khi giá phá vỡ mô hình, đặt lệnh khi giá quay lại retest. Đây chính là điểm đặt lệnh đánh số 2 trên hình.

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình

Cách giao dịch nào tốt hơn với mô hình chữ nhật?

Cách 1: Khi giá phá vỡ mô hình, đặt lệnh ngay tại điểm phá vỡ sẽ giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên điểm vào lệnh ở vị trí không thuận lợi như cách 2.

Cách 2: Khi giá phá vỡ mô hình, chỉ đặt lệnh khi giá retest. Nếu giá quay lại retest trước khi tiếp tục xu hướng thì bạn sẽ đạt lợi nhuận cao hơn cách 1. Nếu giá không quay lại retest mà tiếp tục xu hướng luôn, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội.

Bảng tóm tắt so sánh cách 1 và cách 2:

Lại một lần nữa, không có lựa chọn tốt nhất, chỉ có lựa chọn phù hợp với bạn.

Câu này thật là nhàm chán tuy nhiên nhiệm vụ của chúng tôi là trình bày đầy đủ kiến thức. Vì thế có thể chúng tôi sẽ lặp lại cả trăm lần nữa ở những bài học khác.

Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng giảm

Hình bên trái ví dụ mẫu thể hiện mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng giảm.

Trong xu hướng giảm, khi giá gặp một ngưỡng hỗ trợ mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần rồi phá vỡ hỗ trợ và tiếp tục xu hướng giảm.

Ví dụ thực tế:

Ví dụ mô hình Hình Chữ Nhật của USD/CHF trên khung H4.

Giá đang trong xu hướng giảm và xuất hiện mô hình Hình Chữ Nhật. Sau khi giá phá vỡ hỗ trợ của mô hình thì chạy thẳng tới điểm TP.

Ở ví dụ này bạn chỉ có thể vào lệnh theo cách 1 vì giá phá vỡ mô hình thì không quay lại retest.

Mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng tăng

Hình bên phải ví dụ mẫu thể hiện mô hình Hình Chữ Nhật trong xu hướng tăng.

Trong xu hướng tăng, khi giá gặp một ngưỡng kháng cự mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần rồi phá vỡ kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng.

Ví dụ thực tế:

Ví dụ mô hình Hình Chữ Nhật của GBP/JPY trên khung D1.

Giá đang trong xu hướng tăng và xuất hiện mô hình Hình Chữ Nhật. Sau khi giá phá vỡ kháng cự của mô hình thì giá không chạy thẳng tới TP mà còn quay lại retest kháng cự vừa phá những 2 lần.

Ở ví dụ này bạn có thể vào lệnh theo cả 2 cách và với cách 2 thì bạn có đến 2 cơ hội.

Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến mô hình Rectangle, hi vọng hữu ích đối với bạn đọc. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here