Home Kiến thức trading Mô Hình Nến đảo chiều Evening Star (Sao Hôm) là gì ? Đặc điểm nhận dạng và hướng dẫn giao dịch đạt lợi nhuận cao nhất với mô hình nến đảo chiều Evening Star

Mô Hình Nến đảo chiều Evening Star (Sao Hôm) là gì ? Đặc điểm nhận dạng và hướng dẫn giao dịch đạt lợi nhuận cao nhất với mô hình nến đảo chiều Evening Star

0
Mô Hình Nến đảo chiều Evening Star (Sao Hôm) là gì ? Đặc điểm nhận dạng và hướng dẫn giao dịch đạt lợi nhuận cao nhất với mô hình nến đảo chiều Evening Star

Mô hình nến Evening Star (mô hình nến sao hôm) là một trong 05 tín hiệu nến đảo chiều mạnh mẽ nhất của mô hình nến Nhật, báo hiệu sớm xu hướng của giá sẽ đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá trong thời gian sắp tới.

Trong phần bổ sung cho các bài học về mô hình nến Nhật dành cho các nhà đầu tư theo trường phái Price Action, mô hình nến Evening Star (sao hôm) có thể sẽ là một mô hình rất hiệu quả nữa.

Trong bài viết này, Kienthuctrade sẽ cùng chia sẻ với các bạn phương pháp nhận dạng mô hình nến Evening Star trên thị trường ngoại hối Forex.

Không chỉ là một tín hiệu nến đảo chiều mạnh, mô hình nến Evening Star (sao hôm) còn là một tín hiệu để xác định các vùng kháng cự quan trọng trong tương lai.

1. Mô hình nến đảo chiều Evening Star (Sao hôm) là gì?

Mô hình nến Evening Star (Sao Hôm) là mô hình đảo chiều tại đỉnh và gồm ba nến. Tương tự như buổi chiều tà giúp dự báo rằng màn đêm sẽ bao phủ bầu trời, mô hình nến Evening Star cho biết giá có khả năng sẽ giảm dần.

Ngày đầu tiên của mô hình nến Evening Star gồm một nến tăng dài sau một xu hướng tăng liên tục. Tiếp đến là nến thứ hai tạo khoảng nhảy giá tăng, nghĩa là nến mở cửa tại mức giá cao hơn giá đóng cửa của nến trước đó.

Nến thứ hai nên là một nến nhỏ và có thể là nến tăng hoặc nến giảm, nhưng ý chính ở đây là thân nến thứ hai phải ở trên thân nến thứ nhất.

Cuối cùng, nến thứ ba của mô hình Evening Star là một nến giảm mạnh có giá đóng cửa nằm trong thân nến tăng thứ nhất.

Phần mềm vẽ biểu đồ của ThinkorSwim (2011) yêu cầu rằng nến thứ ba đóng cửa dưới điểm giữa thân nến đầu tiên. Hơn nữa, nếu nến thứ ba tạo khoảng nhảy giá giảm sẽ hợp lý hơn, nhưng không thật sự cần thiết để mô hình này có hiệu lực.

Ý nghĩa của nến là gì?

Tâm lý thị trường của mô hình nến sao hôm được mô tả dưới đây: Ngày đầu tiên của nến sao hôm là một nến tăng dài củng cố cho xu hướng tăng đang diễn ra.

Sau đó, nến thứ hai mở cửa với giá cao hơn giá đóng cửa nến trước đó, do đó tạo gap tăng và chứng tỏ thêm một lần nữa phe mua đang nắm quyền kiểm soát thị trường.

Thật không may cho bên mua, giá không thể được đẩy lên cao nữa. Nến doji hoặc nến có thân nhỏ thứ hai cho thấy có một sự bế tắc giữa bên mua và bên bán. Sự bế tắc bị phá vỡ vào ngày thứ ba, khi bên bán chứng tỏ họ có đủ lực để tạo ra một nến giảm dài.

2. Đặc  điểm của mô hình nến đảo chiều Evening Star (sao hôm)

Sở dĩ có tên là sao hôm bởi chúng cũng tương tự như ngôi sao này vậy, sau 1 ngày nắng rực rỡ, tràn đầy ánh sáng, bắt đầu tới thời điểm xuất hiện những ngôi sao nhỏ cũng là lúc báo hiệu màn đêm dày đặc sắp chuẩn bị kéo xuống.

Vì thế, nhìn vào mô hình Evening Star (sao hôm) bạn có thể thấy 1 số đặc điểm sau:

Nến thứ 1: phải là 1 nến tăng giá cỡ lớn.

Nến thứ 2: thường là 1 cây nên nhỏ tương đương với doji hay nến con xoay spinning top, được người Nhật ví như là 1 ngôi sao.

Chính nến này với thân ngắn, hoặc gần như là không có thân tựa tựa như các cây nến doji, để kìm hãm đà tăng của phe mua, giúp cho phe mua và phe bán gần như cân bằng nhau.

Nến thứ  3: sẽ là 1 nến giảm giá cỡ lớn, có giá đóng cửa nằm trọn vẹn trong cây nến đầu tiền hoặc có độ dài ít nhất phải bằng ½ so với thân nến xanh tăng thứ 1.

Để chứng tỏ phe bán đang tìm mọi cách áp đảo, giành quyền kiểm soát sau khi đã tạo ra được thế cân bằng giữa 2 bên từ cây nến thứ 2 trước đó.

  • Ngoài ra các bạn cũng lưu ý các điểm sau với mô hình sao Hôm Evening Star:
  • Nến càng dài, lực đảo chiều càng lớn.
  • Nếu hình thành một khoảng Gap giữa nến đầu tiên và nến thứ hai thì tỷ lệ đảo chiều càng mạnh.
  • Hoặc có những khoảng Gap giữa nến thứ 2 và nến thứ 3 thì tỷ lệ đảo chiều cũng được củng cố, mạnh mẽ hơn.
  • Nến ngày thứ ba giảm càng mạnh so với nến nến ngày đầu tiên, sự đảo chiều càng mạnh mẽ.
  • Đặc biệt, ở mô hình sao hôm Evening Star bạn chỉ cần chú ý tới thân nến hơn là bóng nến.

3. Các biến thể của mô hình nến Evening Star

Khi định nghĩa về một mô hình bất kỳ, chúng ta chỉ có thể đưa ra các đặc điểm cơ bản để nhận dạng nó. Tuy nhiên trong thực tế thì sự biểu hiện của nó ở nhiều trạng thái khác nhau, chứ không dễ nhận biết một cách rõ ràng như mô tả đẹp ở trên.

Từ những đặc điểm nhận dạng nêu ở trên, dưới đây tôi sẽ cung cấp thêm một vài hình dạng của mô hình nến Evening star cho bạn dễ nhận biết.

Mô hình nến Low Evening Star (sao Hôm lùn)

SAO HÔM LÙN LOẠI 1

Trong mô hình này, giá đóng cửa nến thứ hai ngang bằng nhưng không thấp hơn giá đóng cửa nến thứ nhất.

Tất nhiên nến giữa vẫn có thể có giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau. Hai nến còn lại có thể biến đổi giống như các mô hình được trình bày ở các phần dưới.

Mô hình nến Low Evening Star loại 1 thường hiệu nghiệm hơn so với loại 2 được trình bày ở phần dưới, tuy nhiên không quá khác biệt lắm.

SAO HÔM LÙN LOẠI 2

Giá mở cửa nến thứ hai ngang bằng nhưng không thấp hơn giá đóng cửa nến thứ nhất. Tất nhiên nến giữa vẫn có thể có giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau. Hai nến còn lại có thể biến đổi giống như các mô hình được trình bày ở các phần dưới.

Mô hình nến Heavy Evening Star 

Trong mô hình Heavy Evening Star, giá đóng cửa của nến thứ ba thấp hơn cả nến thứ nhất. Điều này ngụ ý lực bán rất mạnh, phe bán áp đảo hoàn toàn.

Sau mô hình Heavy Evening Star, nếu nến tiếp theo có giá đóng cửa thấp hơn cả nến thứ ba thì có thể khẳng định mạnh mẽ là xu hướng sẽ đảo chiều đi xuống.

Mô hình Far Evening Star (sao Hôm xa)

Trong mô hình Far Evening Star, nến giữa không có thân, giá đóng cửa bằng giá mở cửa. Nhìn nến giữa giống như một ngôi sao xa vậy. Hai nến còn lại có thể biến đổi giống như các mô hình được trình bày ở các phần dưới.

Mô hình High Evening Star (sao Hôm cao)

Nến giữa cao hơn hẳn và tạo gap so với hai nến còn lại. Tất nhiên nến giữa vẫn có thể có giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau. Hai nến còn lại có thể biến đổi giống như các mô hình được trình bày ở các phần dưới.

Mô hình Shooting Evening Star (bắn sao)

Trong mô hình Shooting Evening Star, đuôi dưới của nến giữa rất dài. Nhìn nó giống như một ngôi sao đang được bắn lên.

Nến giữa là nến xanh hay đỏ không quan trọng lắm, vì lực mua được biểu hiện nhiều ở nến thứ ba – nến mang tính quyết định cao.

Mô hình Dropping Evening Star (sao hôm đang rơi)

Trong mô hình Dropping Evening Star, nến giữa có đuôi trên rất dài, nhìn nó giống như một ngôi sao đang rơi.

Với mô hình này, nến giữa là nến xanh hay đỏ cũng không quan trọng lắm, vì lực mua được thể hiện ở nến cuối – nến quyết định.

Dropping Evening Star là một mô hình mạnh, vì nến giữa còn là một nến Pin bar. Mà khi Pin bar xuất hiện thì nó cũng là một dấu hiệu đảo chiều. Để hiểu rõ hơn về Pin bar, tôi khuyên bạn nên đọc một bài viết chi tiết và đầy đủ nhất về Pin bar:

Một biến thể khác của mô hình Sao Hôm – Evening Star

Trong mô hình này, thân nến thứ nhất không quá dài, nhưng toàn bộ cây nến phải dài. Chính đặc điểm đó khiến nến thứ nhất nhìn như thể nó được bắn từ dưới lên.

Một biến thể khác nữa của mô hình sao Hôm – Evening Star

Thân cây nến cuối không quá dài, nhưng toàn bộ cây nến cuối phải dài. Giá mở cửa của nến thứ ba có thể thấp hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất một chút.

 

 

4. Cách tìm điểm vào lệnh với mô hình sao Hôm Evening Star

Để giao dịch với mô hình sao hôm Evening Star này bạn nên kiên nhẫn chờ mô hình được hình thành.

Chính vì thế, bạn có thể tìm điểm ENTRY vào lệnh ở ngay dưới cây nến thứ 3, sau khi nến này được hình thành và đặt cắt lỗ trên râu nến của cây thứ nhất 1-2 pip.

Cần lưu ý: trong quá trình giao dịch sẽ có 1 vài tình huống xảy ra như nến thứ 3 có thể gần bao trùm cả nến thứ nhất và nến thứ 2 với trường hợp này có thể xem là mô hình đảo chiều cực mạnh có mức rủi ro thấp như hình dưới đây:

Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp nến thứ 3 không bao trùm được 2 nến trước, có thân dài vừa phải thì khả năng rủi ro sẽ khá cao. Bởi như kienthuctrade có nói trước đó, cây nến thứ 3 này là nến dùng để xác lập quyền áp đảo của phe mua với phe bán.

Nếu thân nến thứ 3 ngắn, cho thấy phe bán không thực sự quá mạnh, bạn có thể quan sát thêm tín hiệu từ cây nến thứ 4 có phải là nến từ chối buy rồi mới vào lệnh sẽ an toàn hơn.

5. Ví dụ về nến sao hôm Evening Star

Cặp EURUSD tại khung M5 như bạn thấy cụm nến 1, nến 2, nến 3 được chúng tôi đánh số để bạn dễ nhìn chính là mô hình nến sao Hôm, đúng không?

Thực tế, chiều dài của nến thứ 3 tuy không nhấn chìm được  nến xanh số 1 nhưng với độ dài vượt quá 50% so với nến số 1 có thể thấy đây cũng là để báo hiệu sự đảo chiều mạnh mẽ sắp diễn ra. Và bạn thấy đó dù chỉ là khung M5 thôi nhưng EU đã giảm hơn 40 pip. Bạn đã hiểu sức mạnh của mô hình evening star rồi chứ?

6. Các lưu ý khi sử dụng mô hình nến sao Hôm Evening Star

Như vậy mô hình nến Evening Star (sao Hôm) thực sự là mô hình đảo chiều vô cùng tuyệt vời nhưng điều này chỉ đúng khi nó xảy ra sau một xu hướng tăng giá.

Bạn nên chờ mô hình được hình thành rồi mới bắt đầu giao dịch.  Đặc biệt, nến thứ hai trong mẫu này phải là doji hoặc nến tăng nhỏ. Còn nến thứ ba trong mô hình Evening Star (sao Hôm)  cần phải có thân nến gần bằng so với nến tăng.

Hoặc tốt nhất là độ dài của nến thứ 3 đủ dài để nhấn chìm 2 nến đầu, đây chính là một tín hiệu giảm giá mạnh, bạn có thể sẵn sàng sell và chờ tiền rơi vào túi bạn!

Để tăng hiệu quả giao dịch, ngay cả Steve Nison cũng khuyên bạn nên kết hợp với các chỉ báo khác thay vì chỉ sử dụng duy nhất mô hình nến Evening Star (sao Hôm).

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here