Home Đầu tư Coin Powerpool (CVP) là gì? Chi tiết về tiền điện tử CVP, CVP Token là gì? Có nên đầu tư vào CVP Token hay không?

Powerpool (CVP) là gì? Chi tiết về tiền điện tử CVP, CVP Token là gì? Có nên đầu tư vào CVP Token hay không?

0
Powerpool (CVP) là gì? Chi tiết về tiền điện tử CVP, CVP Token là gì? Có nên đầu tư vào CVP Token hay không?

Ngày hôm nay, anh em hãy cùng Kienthuctrade.net tìm hiểu về đồng PowerPool (CVP), một trong những đồng Coin đang nằm trong Radar nhé !

Trong bài biết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 phần chính:

  • PowerPool là gì, ý tưởng và sản phẩm của dự án ra sao?
  • Các thông tin liên quan về Token chính của dự án mà chúng ta đầu tư vào?
  • Cuối cùng chúng ta sẽ kết hợp các yếu trên lại xem xét một cách tổng quan lại xem CVP Token có đáng để đầu tư hay không?

1. PowerPool (CVP) là gì?

PowerPool (CVP) là một Protocol cho phép chủ sở hữu Token cho Lending, Borrowing, tạo Pool các Governance Tokens của các mạng lưới khác (COMP, BAL, LEND, YFI, BZRX, AKRO) từ đó tích lũy sức mạnh quản trị trong các mạng lưới đó.

Nhiệm vụ của PowerPool là mở rộng tiện ích của các Governance Tokens cho người dùng cuối (End Users). Ngoài ra còn là cầu nối để cung cấp sự phối hợp mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng dụng Governance Tokens để đưa ra các quyết định trong hệ sinh thái Defi.

2. PowerPool (CVP) giải quyết vấn đề gì?

Anh em sẽ thấy không ít các dự án về Defi có Token Use Case là “Governance” trong mạng lưới. Nhưng trong thực tế chúng không được tận dụng đúng với thiết kế của chúng. Kết quả là giá trị cơ bản của những Governance Token đối với người nắm giữ thiểu số gần bằng không.

Có một số lý do dẫn tới tình trạng này là:

  • Số lượng Governance Tokens của họ không đủ để ảnh hưởng đến kết quả của Vote.
  • Đối với đại đa Tokens Holders nắm giữ thiểu số thì Use Case Governance không mang lại hiệu quả hiệu quả kinh tế cho họ.

3. Giải pháp của PowerPool (CVP) là gì?

Để giải quyết vấn đề trên thì PowerPool cho phép những người sở hữu Governance Token có thể:

  • Pool GTs (Governance Tokens): Tích lũy sức mạnh quản trị (Governance Power) vào cùng một chỗ (cá nhân hoặc tổ chức).
  • Lend GTs: Cho vay Governance Tokens đó để kiếm lãi suất. Lãi suất được trả bằng tài sản cơ sở (chính là Token Governance mà anh em cho vay).
  • Borrow GTs: Đi vay thêm Governance Tokens để có thêm quyền biểu trong mạng lưới hoặc để đi Farming kiếm thêm lợi nhuận.

4. CVP Token là gì?

CVP (Concentrated Voting Power) là Governance Token trong hệ sinh thái của PowerPool, được dùng với các mục đích sau:

  • Có thể dùng Vote ra quyết định trong việc listing New Pool và Reward phân bổ cho các pool đó.
  • Thêm/xóa các Token thế chấp trong Pool.
  • Nâng cấp và duy trì mã nguồn của Smart Contract và các biến chính trong Protocol.
  • Xác định cách sử dụng các quyền biểu quyết của các Governance Tokens được tích lũy trong PowerPools nhưng không có người nhận.

5. Lộ trình phát triển và cách thức tham gia?

Hiện tại, họ đã có dự án sẵn sàng được triển khai trên testnet. Mainnet sắp ra mắt. Có ba giai đoạn chính để bắt đầu giao thức:

Giai đoạn testnet: Vì sản phẩm của họ là thử nghiệm nên họ cần kiểm tra chức năng của các thành phần chính trong môi trường testnet an toàn. Họ đã mời tất cả các thành viên cộng đồng Defi kiểm tra giao thức, tìm ra lỗi và cố gắng hack nó. Việc này sẽ kéo dài khoảng một tuần.

Giai đoạn babynet: Họ là những kỹ sư đang cố gắng tạo ra một sản phẩm đáng tin cậy và an toàn, và họ thấy rủi ro khi thu hút một lượng lớn thanh khoản vào một giao thức chưa được kiểm tra. Trong thời gian mainnet bị giới hạn, phiên bản sơ khai của PowerPool sẽ được tung ra với giới hạn thanh khoản là 50.000 đô la.

Giai đoạn mainnet: Giai đoạn này không bị hạn chế và bắt đầu ngay sau khi vượt qua khâu kiểm tra bảo mật và kiểm tra cẩn thận tất cả các tính năng của giao thức. Kể từ thời điểm này, PowerPool sẽ phát triển, ngày càng có tính thanh khoản cao hơn để trở thành một thế lực thực sự trong việc quản lý các giao thức Defi do cộng đồng kiểm soát.

6. Chi tiết về token giao thức

Họ đã giới thiệu token gốc của giao thức PowerPool – CVP (Centralized Voting Power). Nó sẽ cho phép việc quản trị giao thức (bao gồm cả nâng cấp code) được chuyển cho cộng đồng đang hoạt động và các nhà cung cấp thanh khoản. Nó là một token quản trị, có một chức năng hoàn toàn mới đã được đưa vào bất kỳ giao thức Defi nào, được điều chỉnh bởi holder token.

Các chức năng của token (bỏ phiếu cho đề xuất liên quan đến hoạt động của giao thức):

  • Liệt kê các pool thanh khoản mới trong giao thức PowerPool và phân bổ phần thưởng khai thác thanh khoản cho chúng
  • Thêm và xóa các loại tài sản thế chấp trong giao thức
  • Thêm logic cho vay mới vào giao thức (bây giờ chúng ta xem xét các thỏa thuận thời hạn cố định và một số thỏa thuận khác)
  • Nâng cấp và duy trì code nguồn của hợp đồng thông minh

Ngoài ra, CVP có một chức năng duy nhất mà không có trong các quy trình cho vay khác trước đây. Nó phụ thuộc vào việc bỏ phiếu trực tiếp bằng cách sử dụng GT còn lại (không được xác nhận bởi người vay) trong các hợp đồng cho vay PowerPool. Do đó, CVP nắm bắt giá trị từ khả năng tự điều chỉnh giao thức PowerPool và từ khả năng quyết định cách thức các GT tổng hợp nên bỏ phiếu.

Xem thêm: Hướng Dẫn Nạp tiền sàn Mitrade, Rút Tiền sàn Mitrade

7. Một số thông tin cơ bản về CVP Token

  • Token Name: Concentrated Voting Power.
  • Ticker: CVP.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Contract: 0x38e4adB44ef08F22F5B5b76A8f0c2d0dCbE7DcA1.
  • Token type: Governance.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Total Supply: 100,000,000 CVP.
  • Circulating Supply: 5,000,000 CVP.

8 Token Allocation CVP

  • Tester’s Reward Alpha round: 5%.
  • Tester’s Reward Beta round: 5%.
  • Tester’s Reward Gamma round: 5%.
  • Community pool: 5%.
  • Mainnet Liquidity minning: 80%.

9. Token sale CVP

CVP không tiến hành Token Sale mà chỉ được phát hành thông qua Liquidity Mining khi Mainnet Launch.

10. Token Release Schedule

Dưới đây là thông tin về Release Schedule của CVP:

  • Mainnet Liquidity mining: Được dùng làm phần thưởng cho các Miner cung cấp thanh khoản cho CVP trong các Pool ấn định khi dự án Mainnet.
  • Community pool: Được dùng để Add vào pool hỗ trợ chạy Liquidity Mining khi dự án Mainnet.
  • Tester’s Reward Alpha round: Không khóa, hiện tại đã lưu thông trên thị trường.
  • Tester’s Reward Beta round: Bị khóa 3 tháng, tính từ ngày Mainnet launch.
  • Tester’s Reward Gamma round: Bị khóa 3 tháng, tính từ ngày Mainnet launch.

11. Tỷ giá hiện tại của PowerPool

Hiện tại giá của một CVP Là $5,72 USD. Với vốn hóa thị trường đang là $28.618.771USDkhối lượng lưu chuyển 24h là $10.917.249 USDBên cạnh đó có tổng cung đạt 100.000.000 CVP, với lượng cung lưu chuyển là 5.000.000 CVP. Tỷ giá hiện tại của những đồng tiền ảo luôn tay đổi thep thời gian. Vì thế các bạn nhớ cập nhật lại tỷ giá nhé. Link chúng tôi để bên dưới nhé.

12. Kiếm CVP token như thế nào?

Anh em có thể kiếm CVP bằng cách tham gia quá trình Testing Gamma.

Anh em có thể thêm tìm hiểu thêm thông tin ở đây: https://powerpool.finance/.

Ngoài ra, anh em có thể mua CVP trên các sàn có hỗ trợ giao dịch CVP. Chi tiết thì anh em có thể tham khảo thêm ở trên Coingecko.

13. Ví lưu trữ CVP token

CVP là token ERC-20 nên anh em có thể lưu trữ nó trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này của Ethereum như:

  • Ví Wallet: Đây là sản phẩm ví multi-chain của đội ngũ Finance. Cho phép lưu trữ hầu hết các token của các blockchain phổ biến hiện nay như Bitcoin, Ethereum (ERC-20,..).
  • Ví Myetherwallet, Mycrypto, Metamask.

14. Sàn hỗ trợ giao dịch PowerPool (CVP)

Hiện tại thì CVP đang được giao dịch trên 2 sàn giao dịch là Balancer và Uniswap V2. Anh em có thể xem thêm thông tin về các sàn trên Coingecko.

15. Tương lai của CVP Token

Anh em có thể thấy rằng cùng với sự phát triển của các dự án Defi nói chung thì Token Use Case “Governance” càng ngày càng có giá trị hơn.

Người sở hữu Governance Token có thể vote để ảnh hưởng đến việc chọn Pool và chọn Coin & Token trong Pool để Farming. Hoặc dùng chính các Token đó để đi Farming và kiếm nhiều Incentive hơn.

Nhưng cũng chính sự phát triển mạnh mẽ của các dự án Defi đã góp phần làm cho mạng Ethereum quá tải, GAS Fee càng ngày càng cao.

GAS Fee cao vô tình là một “bài toán khó” trong việc tiếp cận Yield Farming cho nhóm nhà đầu tư nhỏ. Anh em hình dung vốn có tầm vài trăm đô đến một ngàn đô mà GAS Fee đã mất tầm 100$ – 200$ thì Farm đến bao giờ mới hòa vốn.

Giải pháp của PowerPool là lời giải này cho bài toán này, theo họ trình bày thì:

  • Nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể cho vay Coin của mình để nhận lại lãi suất là chính bằng Coin của mình đã cho vay.
  • Nhóm nhà đầu tư có vốn lớn có thể đi vay Coin để Farming, Voting. Sau khi thu hoạch họ trả lãi suất cho cho nhóm nhà đầu tư mà họ đã đi vay. Bằng cách này họ tránh được tình trạng bị sốc tỷ giá khi bỏ tiền mua đồng Coin đó đi Farming. Sau khi Farm thì được nhiều Coin hơn nhưng họ vẫn lỗ do giá giảm.

Nhìn lại CVP Token của PowerPool (CVP) thì đây là Governance Tokens của hệ sinh thái. Trong dài hạn giá trị của CVP Token sẽ phụ thuộc vào sự lớn mạnh của hệ sinh thái PowerPool. Hệ sinh thái càng lớn giá trị của CVP Token càng lớn, về dài hạn giá cả sẽ đi theo giá trị.

16. Có nên đầu tư vào CVP Token

MÌnh sẽ liệt kê một số thông tin chính về dự án và CVP Token để giúp anh em trả lời được câu hỏi này:

16.1 Ý tưởng và sản phẩm

PowerPool là một dự án có ý tưởng rất hay. Ở phía Defi Protocols thì Powerpool giúp các Governance Tokens được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Còn ở phía End Users thì PowerPool giúp anh em tận dụng được tốt hơn các Governance Token bằng cách Lending và Borrowing Governance Tokens.

Dự án đang được được Test trên mạng lưới Matic, xDai và sẽ sớm ra mắt trên Mainnet của Ethereum.

Sản phẩm dự án đang phát triển là App PowerPool Alpha. Anh em có thể tìm hiểu thêm ở link: app.powerpool.finance.

16.2 Team

Dự án được phát triển bởi một nhóm ẩn danh và Smart Contract vẫn chưa được audit, anh em nên lưu ý điểm này.

16.3 Tokenonics

Nhìn chung tất cả Token Use Case của CVP Token đều làm tăng nhu cầu mua và nắm giữ CVP Token nhưng nó không quá rõ ràng.

Điểm ấn tượng nhất của dự án là giải pháp của PowerPool cho thị trường “Lending và Borrowing Governance Tokens”. Nhưng mà Token CVP lại không dính dáng nhiều tới quá trình này. Người dùng có thể sử dụng giải pháp này không cần đến CVP, hay người nắm giữ CVP Token cũng không được lợi ích từ việc này.

Ngoài ra khi Mainnet, CVP Token sẽ được farmers khai thác với Buy Demand không rõ ràng thế này thì khả năng CVP sẽ bị giảm khá mạnh.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, cung lưu thông của CVP khá thấp và dự đoán trong thời gian từ đây tới Mainnet cũng không có CVP nào được mở khóa, nên mình nghĩ, trong ngắn hạn thì đây là thời điểm khá tốt để đầu cơ vào CVP Token.

Nếu anh em vào giá lúc mà Team Call thì xin chúc mừng anh em, có lúc giá đã lên cao nhất tầm 20$ tức là x4 so với giá Team đã Call (5$).

Lời kết

Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp anh em có cái nhìn tổng quan hơn về dự án Power Pool cũng như đồng coin CVP. Còn anh em, anh em nghĩ thế nào về đồng coin sau bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của anh em ở phần comment hoặc ở trong Group telegram.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé .Thân chào và hẹn gặp các bạn ở những bài viết sau!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here