Home Chứng khoán Beam coin (BEAM) là gì? Tạo ví và Mua bán đồng tiền BEAM Coin ở đâu? Có nên đầu tư Beam coin không?

Beam coin (BEAM) là gì? Tạo ví và Mua bán đồng tiền BEAM Coin ở đâu? Có nên đầu tư Beam coin không?

0
Beam coin (BEAM) là gì? Tạo ví và Mua bán đồng tiền BEAM Coin ở đâu? Có nên đầu tư Beam coin không?

Beam coin (BEAM) – một đồng tiền điện tử có vẻ khá HOT tại Việt Nam khi được các cộng đồng crypto truyền tai nhau về tiềm năng của nó. BEAM sử dụng giao thức MimbleWimble mang đến sự ẩn danh, riêng tư và an toàn, thậm chí vượt trội hơn cả Monero hay Zcash.

Bài viết hôm nay kienthuctrade.net sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem Beam là gì? Nó có điểm gì đặc biệt? Tạo ví lưu trữ và Mua bán đồng tiền BEAM coin ở đâu? Sàn giao dịch nào uy tín, an toàn? Có nên đầu tư vào Beam coin không nhé.

1. Mimblewimble là gì?

Mimblewimble là một giao thức có tính ẩn danh và khả năng mở rộng cao được một developer ẩn danh sáng lập vào ngày 19/06/2016.

Mặc dù, Mimblewimble giúp cho giao dịch được ẩn danh hơn nhưng nó sẽ phải thay đổi gần như toàn bộ kết cấu của Bitcoin.

Vì thế, giao thức Mimblewimble đã không nhận được sự đồng thuận của mạng lưới Bitcoin trong việc áp dụng giao thức này lên Blockchain của Bitcoin.

Để lượng kiến thức được sâu hơn, mình xin chia sẻ chi tiết hơn về giao thức Mimblewimble này ở một bài viết khác.

2. Beam coin (BEAM) là gì?

Beam (mã token: BEAM) là một đồng tiền điện tử mã nguồn mở được xây dựng trên giao thức MimbleWimbleBeam coin ra đời với mục đích khắc phục những nhược điểm mà các blockchain hiện hành đang gặp phải là sự riêng tư, bảo mật và khả năng mở rộng, đây cũng chính là những tính năng mà đội ngũ phát triển của Beam tập trung vào.

BEAM ra mắt vào đầu tháng 01/2019 và là dự án đầu tiên triển khai giao thức MimbleWimble, đồng coin thứ hai sử dụng cùng giao thức này là Grin, cũng được tạo ra sau Beam vài tuần.

Các giao thức cho Beam được viết bằng C++ và mở rộng trên các đề xuất ban đầu của MimbleWimble với một số tính năng bổ sung.

Giao thức Mimblewimble giúp hệ thống Beam hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào việc loại bỏ input và output và thay vào đó là dùng Confidential Transaction (giao dịch bí mật).

Đồng thời, tính năng Cut Through của Mimblewimble giúp blockchain Beam lưu trữ dữ liệu được “nhẹ nhàng”, “dễ thở” hơn, và tăng được khả năng mở rộng.

3. Beam (BEAM) có gì nổi bật?

Confidentiality

Tất cả các giao dịch trong Beam đều là giao dịch riêng tư và người dùng có toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình.

Versatility

BEAM có tính linh hoạt cao khi hỗ trợ nhiều loại giao dịch khác nhau như: giao dịch ký quỹ (escrow), giao dịch khoá thời gian (time locked), Atomic Swaps…

Auditability

Tính năng kiểm toán là một tiện ích mở rộng được BEAM thêm vào so với giao thức Mimblewimble gốc.

Điều này cho phép các cá nhân hay doanh nghiệp có thể báo cáo lịch sử tài chính cho kiểm toán viên hoặc một bên thứ ba bất kỳ theo cách an toàn và có thể xác thực được.

Confidential Assets

BEAM cho phép mã hoá nhiều loại tài sản khác nhau trên nền tảng Blockchain của họ.

Với khả năng ẩn danh của mình, BEAM sẽ khiến cho thông tin về giao dịch tài sản tuyệt đối được bí mật.

Chỉ có những bên tham gia vào giao dịch mới biết rõ danh tính của các tài sản liên quan với số lượng bao nhiêu.

Scalability

Tính năng “Cut-through” trong Mimblewimble giúp loại bỏ các đầu ra dư thừa được sử dụng làm đầu vào trong cùng 1 block từ đó giải phóng không gian trong một block.

Đồng thời, làm giảm được lượng dữ liệu cần được lưu trữ trên Blockchain mà vẫn duy trì được mức độ bảo mật.

4. Thông tin cơ bản về BEAM Coin

  • Tên token: BEAM
  • Tổng số coin phát hành: 262,8 Triệu BEAM
  • Hiện tại đã phát hành: hơn 37 triệu BEAM
  • Beam sử dụng nền tảng: Beam blockchain
  • Đồng thuận: Beam sử dụng bằng chứng công việc (Proof of Work (PoW))
  • Thuật toán: Equihash
  • Block time: 60 seconds
  • Phần thưởng khối: 80 BEAM
  • Trung bình Thời gian giao dịch: 20 TPS (Tối đa 1000 TPS sau khi nâng cấp)
  • Thời gian khai thác Beam: 129 năm.

5. Những điểm nổi bật của Beam coin

  • Kiểm soát hoàn toàn quyền riêng tư của người dùng
  • Tất cả các giao dịch mặc định là ẩn danh
  • Địa chỉ ví và các thông tin cá nhân không được lưu trữ trên blockchain
  • Khả năng mở rộng vượt trội nhờ kích thước blockchain nhỏ
  • Hỗ trợ giao dịch online – offline, chuyển đổi token (swap), tích hợp ví cứng
  • Có ứng dụng ví cho điện thoại và máy tính
  • Mô hình quản trị: Không cho đào trước (premine)/Không thực hiện ICO/Hậu thuẫn bởi Beam Treasury/Xây dựng quỹ phi lợi nhuận để quản lý giao thức sau khi phát hành mainnet.

6. Đội ngũ phát triển của dự án Beam

Dưới đây là một số thành viên chủ chốt trong nhóm phát triển của dự án BEAM Coin:

  • Alexander Zaidelson (CEO): Alexander là một nhà điều hành có tầm nhìn, ông bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà phát triển phần mềm. Ông thành lập Nareos (một công ty chia sẻ tệp P2P) và Wikitup (được iMesh mua lại), ông cũng từng làm VP Product tại WeFi và là giám đốc tại CIRTech VC, đồng thời là cố vấn cho một số dự án khởi nghiệp.
  • Alex Romanov (CTO): Giám đốc nghiên cứu và phát triển (R&D) với nền tảng kỹ thuật và kỹ năng quản lý mạnh mẽ. Alex đã làm việc trên nhiều dự án phức tạp với các nhóm phân phối lớn. Alex quản lý nhóm R&D tại Beam kể từ những ngày đầu tiên.
  • Amir Aaronson (COO): Một doanh nhân năng động, chuyên gia điều hành mạnh mẽ, Amir đã đồng sáng lập và quản lý một số công ty công nghệ. Ông đã dành 2 năm qua để nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực tiền điện tử.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết của các thành viên khác trong nhóm BEAM bên dưới trang web chính thức của dự án.

7. Beam Coin được sử dụng để làm gì?

Beam Coin có vai trò rất quan trọng trong mạng Blockchain Beam.

Dưới đây là một số mục đích sử dụng Beam Coin như sau:

Phần thử khối (Block Rewards)

Beam Coin được sử dụng làm phần thưởng khối cho các Miner khi đào coin (Các Miner sẽ có nhiệm vụ là xử lý giao dịch và khi hoàn thành xử lý một giao dịch các Miner sẽ được trả phần thưởng bằng BEAM Coin).

  • Phần thưởng khối trong năm đầu tiên của BEAM sẽ là 80 BEAM/block.
  • Từ năm 2 đến năm thứ 5 phần thưởng khối sẽ giảm đi 50% còn 40 BEAM/block.
  • Từ năm thứ 6 đến năm 129 phần thưởng khối sẽ giảm còn 25 BEAM/block.
  • Và đến năm 133, BEAM sẽ được đào hết.

Phí giao dịch (Gas Fee)

Beam cũng được sử dụng làm phí giao dịch trong mạng Blockchain của Beam.

Phương tiện thanh toán (Confidential Payments)

Beam Coin cũng như những đồng coin khác được sử dụng làm phương tiện thanh toán và giao dịch giữa các trader với nhau, cũng như chuyển tiền xuyên biên giới.

8. Hướng dẫn cách đào Beam coin trên máy tính

Tương tự như các đồng tiền điện tử khác, Beam dựa vào các thiết bị khai thác để thêm giao dịch vào blockchain. Beam coin sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW).

Bạn hoàn toàn có thể đào Beam coin bằng máy tính thông thường mà không cần thiết phải sử dụng các thiết bị phần cứng hay máy đào chuyên dụng đắt tiền. Phần này mình sẽ dành một bài viết chi tiết để hướng dẫn các bạn đào Beam coin sau nhé.

9. Tỷ giá của đồng tiền ảo Beam coin hiện tại

Tại thời điểm mình viết bài này (04/06/2019), giá 1 BEAM = $0,432809 USD với tổng vốn hoá thị trường là $9.031.928 USD và xếp hạng 355 trên CMC.

 Đồng tiền kỹ thuật số BEAM hiện đang có 20.868.160 BEAM coin lưu hành trên thị trường, tổng cung là 262.800.000 BEAM.

Bạn có thể xem Tỷ giá Beam coin được chúng tôi cập nhật theo thời gian thực 24/7 để nắm được biến động giá của đồng tiền ảo này nhé.

10. Tạo ví lưu trữ đồng BEAM coin ở đâu an toàn nhất?

Đồng tiền ảo Beam coin đã khởi chạy mainnet và chuyển sang blockchain riêng của mình vào hồi đầu năm nay, hiện nhóm phát triển cũng đã ra mắt Beam Wallet để lưu trữ đồng BEAM, ví Beam có sẵn cho các hệ điểu hành trên máy tính như Windows, Mac OS, Linux và điện thoại như IOS và Android.

Bài viết sau mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo ví Beam coin trên điện thoại, các bạn nhớ theo dõi ToiYeuBitcoin để cập nhật nhé.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên mua bán Beam coin thì có thể trữ luôn trên ví của các sàn giao dịch để tiện cho việc mua bán, không phải chuyển đi chuyển lại, nhưng tất nhiên là mức độ an toàn của ví sàn sẽ không bằng ví riêng mình kể trên.

11. Mua bán BEAM coin ở đâu an toàn? Sàn giao dịch nào uy tín?

Đồng tiền mã hóa Beam là môt đồng coin chưa thực phổ biến, vì thế nó được khá ít sàn giao dịch niêm yết, tất nhiên trong tương lai gần sẽ có thêm các sàn khác hỗ trợ Beam.

Bạn có thể lựa chọn một trong số các sàn dưới đây để mua bán Beam coin, nên chọn những sàn có volume lớn để có tính thanh khoản cao hơn. Dưới đây mình sẽ liệt kê đầy đủ sàn đang có Beam coin:

Hotbit DragonEX BKEX BitForex
Gate.io Coinsuper BHEX TradeOgre
Bisq ABCC VINEX Network Huobi Korea

Trong đó, sàn Hotbit đang nắm giữ khối lượng giao dịch của đồng Beam lớn nhất với khoảng 70%, tiếp đến là sàn DragonEX. Nếu bạn có nhu cầu mua Beam coin thì có thể sử dụng sàn Hotbit để trade.

12. Tương lai đồng Beam Coin (BEAM)

Anh em cùng mình xem những gì Beam đã và sẽ đang thực hiện trong thời gian tới. Qua đó, anh em có thể đánh giá được 1 phần nào tương lai của dự án Beam này.

Roadmap

Hiện tại, BEAM vẫn đang đi đúng như lộ trình họ đặt ra, đúng thời gian cho từng nhiệm vụ.

Trong năm 2019, BEAM có nhiều hoạt động quan trọng như: tích hợp nền tảng thanh toán, 2 lần thay đổi thuật toán, tích hợp Lightning Network….

Anh em có thể tham khảo thêm Roadmap của BEAM tại đây: https://www.beam.mw/

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ lớn nhất của BEAM có lẽ là Zcash và Monero. Đây là hai đồng coin ẩn danh thế hệ đầu tiên và hiện tại đang có chỗ đứng cao trên Coinmarketcap.

Liệu BEAM có thay thế những vị trí này hay không? Anh em cùng chờ thời gian sẽ trả lời.

Investors

BEAM được nhiều quỹ đầu tư lớn hỗ trợ ở phía sau như Node Captial, Continue Capital, Lemniscap…

Tiềm năng phát triển

BEAM được xem là thế hệ coin ẩn danh thứ 2 (thế hệ thứ nhất có Monero, Zcash, Via…) với tính ẩn danh và khả năng mở rộng cao hơn so với thế hệ 1.

Hiện tại, BEAM cũng chưa được giao dịch trên các sàn lớn như Binance, OKEx, Huobi hay KuCoin.

13. Có nên đầu tư đồng tiền Beam coin không?

Phần này mình luôn đưa ra những đánh giá chủ quan của cá nhân mình, bạn có thể tham khảo và tự đưa ra quyết định có nên đầu tư Beam coin hay không, chứ không nên xem đây như là một lời khuyên đầu tư nhé.

14. Tìm hiểu thêm thông tin về đồng coin Beam

  • Website chính thức: https://www.beam.mw/
  • Whitepaper: https://docs.beam.mw/BEAM_Position_Paper_v0.2.3.pdf
  • Check giao dịch: https://explorer.beam.mw/
  • Bitcointalk: https://bitcointalk.org/index.php?topic=5052151.80
  • Telegram: https://t.me/BeamPrivacy
  • Twitter: https://twitter.com/beamprivacy
  • Discord: https://discord.gg/BHZvAhg
  • Blog: https://medium.com/beam-mw
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCddqBnfSPWibf4f8OnEJm_w
  • Reddit: https://www.reddit.com/r/beamprivacy/
  • Mã nguồn: https://github.com/BeamMW/beam

Lời kết

Ok. Như vậy là mình đã chia sẻ xong toàn bộ những thông tin về đồng tiền kỹ thuật số Beam coin rồi, hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn, để từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Nếu bạn cảm thấy bài viết “Beam là gì? Tạo ví và Mua bán đồng tiền BEAM Coin ở đâu? Có nên đầu tư Beam coin không?” bổ ích thì đừng quên LikeShare và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Để lại bình luận phía dưới nếu bạn cần mình hỗ trợ bất cứ vấn đề gì. Chúc bạn thành công.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here