Home Đầu tư Coin Bull Flag là gì? Bear Flag là gì? Lí giải về bull flag và bear flag trong chiến thuật giao dịch đầu tư COIN

Bull Flag là gì? Bear Flag là gì? Lí giải về bull flag và bear flag trong chiến thuật giao dịch đầu tư COIN

0
Bull Flag là gì? Bear Flag là gì? Lí giải về bull flag và bear flag trong chiến thuật giao dịch đầu tư COIN

Khi nói đến làm giàu từ giao dịch giá trị tài sản, thì xu hướng giá chính là người bạn thân nhất của mỗi trader. Tuy nhiên, việc xác định xu hướng giá khi nó mới chỉ ở trong giai đoạn chớm nở là một thách thức thật sự, và bám theo cùng với nó cho đến khi đạt đỉnh thậm chí còn gian lao vất vả hơn thế nữa. Đó là bởi vì giá của một loại tài sản hiếm khi nào tăng vọt hoặc đổ sập theo chiều thẳng đứng 90 độ cả.

Thường thì các xu hướng (tăng/giảm) sẽ đôi lúc tạm dừng trong một khoảng thời gian ngắn để cho phép những trader cùng nhà đầu tư nào mà đã bỏ lỡ đợt lên/xuống ban đầu có thể nhảy vào thị trường. Nếu tỉ lệ tham gia dâng cao, thì giá của loại tài sản ấy sẽ tiếp tục chuỗi ngày tăng/giảm, hoặc xảy ra đảo chiều xu hướng.

Một trader có thể nhận thấy sự kéo dài xu hướng thông qua các kiểu hình biến động giá tiếp nối tăng hay giảm, vốn thường được hiển thị trên biểu đồ dưới dạng những mô hình rất dễ phân biệt, và có tên thuật ngữ là Bull Flag (Cờ Tăng) và Bear Flag (Cờ Giảm). Cùng Kienthuctrade.net tìm hiểu Bull Flag và Bear Flag là gì để có thể trade coin một cách tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bull Flag là gì?

Bull Flag (mô hình lá cờ hình chữ nhật tăng giá) hình thành sau một đợt tăng giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng, bao gồm 2 đường xu hướng song song nhau tạo thành hình dáng lá cờ hình chữ nhật. Nó được xem là một dấu hiệu tăng giá, cho thấy xu hướng tăng giá hiện tại có thể tiếp tục. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng xuống nhưng đôi khi cũng có hướng chếch lên.

Xu hướng tăng giá trước lá cờ được xem như là cán cờ (flagpole). Hình dạng lá cờ hình chữ nhật là sản phẩm mà các nhà phân tích kỹ thuật xem là sự tích lũy. Sự tích lũy này xảy ra khi giá dường như bật lên bật xuống giữa 2 giới hạn trên và dưới.

Dấu hiệu tăng giá (điểm phá vỡ – breakout) xảy ra khi giá bật lên trên đường xu hướng kháng cự của mô hình và tiếp tục xu hướng tăng giá ban đầu.

Tuy ý nghĩa của mô hình này quan trọng hơn rất nhiều sao với cái tên “bình dân” của nó, thế nhưng nguồn gốc thuật ngữ flag (cờ) xuất phát từ sự tương đồng của đồ thị với hình ảnh lá cờ ta thường thấy treo khắp nơi.

Mỗi kiểu hình cờ hiệu gồm 2 bộ phận chính: flag (lá cờ) và pole (cán/cột cờ).

“Cột cờ” tượng trưng cho một mức biến động giá đột biến theo chiều lên hoặc xuống, và được “chống lưng” bởi sự trào dâng mạnh mẽ của lưu lượng giao dịch, để rồi sau đó tiến vào một khoảng thời gian “tạm dừng” để hình thành nên “lá cờ”, vốn trông rất giống một kênh tăng hay giảm giá.

Kiểu hình cờ có thể đóng vai trò là một tín hiệu thị trường vô giá dành cho trader, bởi nó giúp chỉ ra các điểm thành công và thất bại rõ ràng để từ đó giúp giảm thiểu rủi ro.

Nếu mức cản trở của Bull Flag bị phá vỡ, nhà đầu tư có thể an tâm rằng giá sẽ tiếp tục đi lên khoảng bằng chiều cao của pole – hay còn được biết đến với tên gọi phương pháp tính cao độ.

Song, nếu vùng hỗ trợ của Bull Flag bị đâm thủng thì nhà đầu tư sẽ thấy rằng kiểu hình này sẽ không còn ứng nghiệm nữa và xác suất giá sẽ tiếp tục tăng nữa là rất thấp. Trong trường hợp của Bear Flag thì mọi thứ diễn ra theo chiều ngược lại.

2. Bear Flag là gì?

Mô hình Bear Flag (mô hình lá cờ hình chữ nhật giảm) hình thành sau một đợt giảm giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng. Nó được xem là một dấu hiệu giảm giá, cho thấy xu hướng giảm giá hiện tại có thể tiếp tục. Mô hình này bao gồm 2 đường xu hướng song song hình thành dạng lá cờ hình chữ nhật. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng lên nhưng đôi khi cũng có hướng chếch xuống.

Xu hướng giảm giá trước lá cờ được xem như là cán cờ (flagpole). Hình dạng lá cờ hình chữ nhật là sản phẩm mà các nhà phân tích kỹ thuật xem là sự tích lũy. Sự tích lũy này xảy ra khi giá dường như bật lên bật xuống giữa 2 giới hạn trên và dưới. Mô hình này phản ánh sự phản ứng của người đầu tư giá xuống sẵn sàng bán tại mức giá thấp và sự nhiệt tình của người đầu tư giá lên đẩy giá lên cao khi sẵn sàng mua tại mức giá khả thi nhất.

Dấu hiệu giảm giá (điểm xuyên phá – breakdown) xảy ra khi giá bật xuống dưới đường xu hướng hỗ trợ của mô hình và tiếp tục xu hướng giảm giá ban đầu.

3. Các kiểu hình tiếp nối: bull flag và bear flag

Một trader có thể nhận thấy sự kéo dài xu hướng thông qua các kiểu hình biến động giá tiếp nối tăng hay giảm, vốn thường được hiển thị trên biểu đồ dưới dạng những mô hình rất dễ phân biệt, và có tên thuật ngữ là bull flag (cờ tăng) và bear flag (cờ giảm).

Bull flag hình thành trong một đợt tăng trưởng khi giá nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi lên thêm, trong khi Bear flag thì lại được thấy trong xu hướng giảm khi giá có dấu hiệu là sắp sửa giảm sâu.

Tuy ý nghĩa của mô hình này quan trọng hơn rất nhiều sao với cái tên “bình dân” của nó, thế nhưng nguồn gốc thuật ngữ flag (cờ) xuất phát từ sự tương đồng của đồ thị với hình ảnh lá cờ ta thường thấy treo khắp nơi.

Mỗi kiểu hình cờ hiệu gồm 2 bộ phận chính: flag (lá cờ) và pole (cán/cột cờ).

“Cột cờ” tượng trưng cho một mức biến động giá đột biến theo chiều lên hoặc xuống, và được “chống lưng” bởi sự trào dâng mạnh mẽ của lưu lượng giao dịch, để rồi sau đó tiến vào một khoảng thời gian “tạm dừng” để hình thành nên “lá cờ”, vốn trông rất giống một kênh tăng hay giảm giá.

Kiểu hình cờ có thể đóng vai trò là một tín hiệu thị trường vô giá dành cho trader, bởi nó giúp chỉ ra các điểm thành công và thất bại rõ ràng để từ đó giúp giảm thiểu rủi ro.

Nếu mức cản trở của bull flag bị phá vỡ, nhà đầu tư có thể an tâm rằng giá sẽ tiếp tục đi lên khoảng bằng chiều cao của pole – hay còn được biết đến với tên gọi phương pháp tính cao độ.

Song, nếu vùng hỗ trợ của bull flag bị đâm thủng thì nhà đầu tư sẽ thấy rằng kiểu hình này sẽ không còn ứng nghiệm nữa và xác suất giá sẽ tiếp tục tăng nữa là rất thấp. Trong trường hợp của bear flag thì mọi thứ diễn ra theo chiều ngược lại.

4. Tính toán mục tiêu của giá

Giá trị của một loại tài sản thường biến động đúng gần bằng mức pole mỗi khi xảy ra bull flag breakout (phá cản trên cờ tăng) hoặc bear flag breakdown (thủng vùng hỗ trợ trên cờ giảm).

Do vậy, mục tiêu tiếp theo mà giá sắp hướng tới được tính toán như sau:

– Bull flag breakout: lấy chiều cao của cột cờ cộng với mức giá phá cản

– Bear flag breakdown: lấy mức giá đâm thủng hỗ trợ trừ đi chiều cao của cột cờ

– Chiều cao của cột cờ = Đỉnh giá của cột – đáy giá của cột

Tiếp đến, hãy cùng nhìn qua một số ví dụ để thấy cách áp dụng mô hình cờ hiệu vào phân tích kỹ thuật đời thực.

4.1 Cờ tăng bull flag

Tên tài sản: Bitcoin (BTC)

• Khung thời gian: biểu đồ 6 giờ trên sàn Bitstamp

• Kiểu hình: Bull flag breakout – giá phá cản của cờ tăng

Đồng tiền điện tử này đã vượt qua vùng cản trở vào ngày 20/02/2017, báo hiệu tiếp tục quá trình tăng trưởng từ đáy của cột là $917 và mở ra cơ hội tiến lên $1,228 – mục tiêu được xác định nhờ phương pháp tính cao độ, lấy chiều cao pole là $157 cộng với mức giá phá cản là $1,071.

Và sang đến ngày 24/02, Bitcoin tăng lên đến $1,238 – lệch chỉ $10 so với dự đoán ban đầu.

Mô hình Cờ Tăng ( bull flag )

Đối với Cờ tăng, xu hướng trước đó phải là tăng, dấu hiệu là đường EMA 30 phải dốc lên và giá nằm trên EMA 30.

Với lá cờ, lá cờ tốt phải chứa đựng 4 con sóng bên trong (internal swings). Đây là điểm khác biệt trong cách giao dịch mô hình cờ của trader pro. Các lá cờ có 4 con sóng bên trong sẽ có xác suất phá vỡ đúng cao hơn các lá cờ khác. Trong 4 con sóng đó:

  • Con sóng đầu tiên luôn luôn phải thuận với xu hướng trước đó;
  • Con sóng thứ hai là 1 đoạn điều chỉnh ngược với xu hướng chủ đạo;
  • Con sóng thứ ba quay ngược lên chạm lại sóng 1 nhưng KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUA đỉnh của sóng 1;
  • Con sóng thứ tư là 1 con sóng điều chỉnh ngược xu hướng nữa nhưng phải có ĐÁY THẤP HƠN đáy của sóng 2.

4.2 Cờ giảm bear flag

Tên tài sản: Ethereum (ETH)

• Khung thời gian: biểu đồ 4 giờ trên sàn Bitfinex

• Kiểu hình: Bear flag breakdown – giá xuyên thủng mức hỗ trợ của cờ giảm

Trong trường hợp này, Ethereum đã giảm xuống thấp hơn mức hỗ trợ của cờ vào ngày 17/03/2018, cho thấy tiếp tục quá trình trượt dài giá trị từ đỉnh pole nằm tại $699 về mục tiêu mới là $463 – xác định bằng cách lấy giá lúc bắt đầu giảm qua vùng hỗ trợ là $596 trừ cho chiều cao của cột là $133.

Kết quả là chỉ 24 giờ sau, vào ngày 18/03, ETH đã giảm sâu về còn $451, lệch $12 so với tính toán ban đầu.

Mô hình Cờ Giảm (Bear Flag)

Đi thẳng vào vấn đề luôn, dưới đây là 3 cách mà anh em có thể chọn để vào lệnh khi gặp 1 bear flag:

  1. Sell khi giá phá xuống swing low đầu tiên của bear flag
  2. Sell khi giá phá xuống cạnh dưới của bear flag
  3. Đợi giá phá vỡ hẳn rồi mới tìm điểm Sell

Không khó đúng không anh em, với cách đầu tiên, chúng ta sẽ vào lệnh sell khi giá breakout swing low đầu tiên được hình thành cùng với bear flag:

Đây là cách khá an toàn, vì khi giá phá vỡ xuống swing low thì gần như chắc chắn là đã phá vỡ xong mô hình và sẽ giảm tiếp, khả năng gặp false break gần như bằng không. Tuy nhiên như vậy chúng ta sẽ có 1 cú trade vơi tỷ lệ risk:reward chưa được đẹp lắm vì điểm sell hơi thấp.

yduocvinhphuc.edu.vn

Thay vào đó, anh em có thể sell khi giá phá vỡ cạnh dưới của bear flag:

Chọn cái nào thì tuỳ thuộc vào mức độ chịu rủi ro của anh em thôi. Hoặc cũng phụ thuộc vào thị trường mà anh em đang giao dịch, nếu thị trường đó có thanh khoản dày, ít stop hunt, râu nến không quá dài thì anh em có thể tin tưởng mà sell khi giá phá vỡ cạnh dưới của bear flag. Nếu anh em cần sự xác nhận thì chọn cách đầu tiên sẽ an toàn hơn.

Cách thứ 3 là cách an toàn nhất, chỉ tìm điểm sell khi bear flag đã hoàn toàn bị phá vỡ:

Ví dụ như bear flag của ETHUSD Bitfinex H4:

Nếu vào lệnh sell sau khi bear flag đã phá thì anh em có khả năng dính stop loss bởi cú pump sau đó. Lưu ý đây là 1 bear flag hoàn toàn chính xác, và không phải bear flag nào cũng sẽ hoàn thành đúng mục tiêu là giảm tiếp bằng độ dài cán cờ, do đó việc sell sau khi mô hình đã phá vỡ sẽ đưa anh em vào khả năng sell ngay đáy. Bear Flag là 1 mẫu hình giá tạo động lực giảm giá mạnh, chúng ta nên tận dụng động lực đó để kiếm lợi nhuận.

Vậy thì đặt stop loss ở đâu? Thường mình sẽ đặt tầm 10-20 pip trên cạnh trên cùng của bear flag, hoặc đặt stop loss với khoảng cách 1ATR (Average True Range) trên đỉnh cao nhất của bear flag. Luôn ưu tiên đặt stop loss Theo điều kiện của market hiện tại, không phụ thuộc vào indicator.

5. Lưu ý về Bull flag và bear flag

Bull flag và bear flag có thể là người đồng hành hữu ích cho trader giữa lúc thị trường biến động dữ dội, nhưng chúng không phải lúc nào cũng linh nghiệm như những gì đã trình bày trên đây. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện một số bẫy giá có tên gọi là tín hiệu “phá cản giả” khi mà giá đã vượt lên trên cản của cờ để rồi sau đó nhanh chóng bị đạp xuống trở lại.

Việc đợi nến giá đóng lại bên ngoài kiểu hình cờ thường sẽ giúp gia tăng độ tin cậy của đợt tăng trưởng, và giúp trader giảm thiểu rủi ro hơn.

Nhà đầu tư cũng được khuyên là đừng nên tin vào bull flag breakout hay bear flag breakdown nếu biến động giá ấy không được hỗ trợ mạnh mẽ bởi lưu lượng giao dịch. Mức lưu lượng mua bán trao đổi ít ỏi có thể sẽ biến thành chiếc bẫy khiến trader xác định nhầm xu hướng để từ đó đưa ra các quyết định sau này.

Bên cạnh đó, việc áp dụng thêm các công cụ như Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) để đo cường độ thay đổi của giá cũng sẽ giúp gia tăng tỉ lệ thành công cho nhà đầu tư.

Kết luận

Bull Flag và Bear Flag có thể là người đồng hành hữu ích cho trader giữa lúc thị trường biến động dữ dội, nhưng chúng không phải lúc nào cũng linh nghiệm như những gì đã trình bày trên đây. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện một số bẫy giá có tên gọi là tín hiệu “phá cản giả” khi mà giá đã vượt lên trên cản của cờ để rồi sau đó nhanh chóng bị đạp xuống trở lại.

Việc đợi nến giá đóng lại bên ngoài kiểu hình cờ thường sẽ giúp gia tăng độ tin cậy của đợt tăng trưởng, và giúp trader giảm thiểu rủi ro hơn.

Nhà đầu tư cũng được khuyên là đừng nên tin vào Bull Flag Breakout hay Bear Flag Breakdown nếu biến động giá ấy không được hỗ trợ mạnh mẽ bởi lưu lượng giao dịch. Mức lưu lượng mua bán trao đổi ít ỏi có thể sẽ biến thành chiếc bẫy khiến trader xác định nhầm xu hướng để từ đó đưa ra các quyết định sau này.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here