Home Kiến thức trading Mô Hình Giá Horn Top / Bottom là gì ? Phân tích chiến thuật chốt lãi cao nhất với mô hình giá Horn Top / Bottom

Mô Hình Giá Horn Top / Bottom là gì ? Phân tích chiến thuật chốt lãi cao nhất với mô hình giá Horn Top / Bottom

0
Mô Hình Giá Horn Top / Bottom là gì ? Phân tích chiến thuật chốt lãi cao nhất với mô hình giá Horn Top / Bottom

Horn Top / Bottom (Cặp Sừng Tại Đỉnh / Đáy) là một mô hình giá đảo chiều rất dễ nhận diện trên biểu đồ. Chính vì thế, bạn cần hiểu được cấu tạo và đặc điểm của mô hình này, để từ đó đưa ra chiến lược giao dịch hợp lý nhằm thu được lợi nhuận tại thị trường forex.

Trong bài viết bên dưới, Kienthuctrade sẽ hướng dẫn bạn cách nhận diện và giao dịch với mô hình Horn Top / Bottom.

1. Mô hình giá Horn Top / Bottom là gì?

Horn Top (Cặp Sừng Tại Đỉnh) là mô hình đảo chiều bao gồm 3 thanh giá trong đó 2 thanh ở hai bên giật lên cao với vùng đỉnh gần bằng nhau trong khi thanh ở giữa ngắn và có đỉnh thấp hơn.

Chính vì thế, hình ảnh của Horn Top trông giống như cặp sừng của một con bò hay chữ “H” vậy.

Ngược lại, Horn Bottom (Cặp Sừng Tại Đáy) là mô hình đảo chiều gồm 3 thanh giá trong đó 2 thanh ở hai bên giật xuống thấp với vùng đáy gần bằng nhau trong khi thanh ở giữa ngắn và có đáy cao hơn. Hình ảnh của Horn Top trông giống như cặp sừng của một con bò hướng xuống dưới.

2. Đặc điểm và mục tiêu giá của Horn Top / Bottom

Mô hình Horn Top / bottom sẽ gia tăng hiệu quả nếu có những đặc điểm dưới đây:

  • Xu hướng trước đó phải là một xu hướng được hình thành trong 1 thời gian dài, trong đó Horn Top xuất hiện sau một xu hướng tăng, còn Horn Bottom xuất hiện sau một xu hướng giảm.
  • Không nên giao dịch khi thấy mô hình Horn Top xuất hiện tại đáy xu hướng giảm hoặc khi thấy mô hình Horn Bottom xuất hiện tại đỉnh xu hướng tăng.
  • Đáy sừng đối với Horn Top và đỉnh sừng đối với Horn Bottom nên dài thì sẽ hiệu quả hơn đáy / đỉnh sừng ngắn.
  • Khối lượng giao dịch càng cao thì độ tin cậy của mô hình sẽ được gia tăng.

Đối với mô hình Horn Top, tín hiệu bán sẽ được đưa ra khi giá giảm xuống và phá qua đáy sừng. Tại đây, mục tiêu giá của mô hình sẽ bằng khoảng 75% chiều cao của mô hình, tính từ điểm breakout xuống dưới.

Tương tự vậy, đối với mô hình Horn Bottom, tín hiệu mua sẽ được đưa ra khi giá tăng lên và phá qua đỉnh sừng. Tại đây, mục tiêu giá của mô hình sẽ bằng khoảng 70% chiều cao của mô hình, tính từ điểm breakout lên trên.

3. Ví dụ thực tế của mô hình Horn Top / Bottom

Bên dưới là ví dụ thực tế của mô hình Horn Top. Sau một xu hướng tăng rất mạnh trước đó, mô hình Horn Top đã được hình thành với 2 thanh giá giật cao với 2 đỉnh gần bằng nhau, tạo ra một ngưỡng kháng cự. Thị trường sau đó đã không còn tăng mạnh nữa và giảm nhẹ xuống dưới.

4. Hướng dẫn giao dịch với mô hình Horn Top / Bottom

Như có đề cập ở trên, chúng ta sẽ vào lệnh giao dịch đảo chiều khi giá phá qua các đỉnh đáy của mô hình như hình minh họa bên dưới.

Điểm chốt lời nên được đặt bằng với mục tiêu giá của mô hình theo cách tính đã mô tả bên trên nếu muốn an toàn hoặc có thể tiếp tục nắm giữ vị thế chờ tín hiệu thoát lệnh để chốt lời.

Điểm dừng lỗ có thể được đặt bên trên đỉnh của Horn Topp hoặc dưới đáy của Horn Bottom. Tuy nhiên, cách thiết lập như vậy sẽ cho tỷ lệ risk reward không mấy hấp dẫn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy tín hiệu đảo chiều tại điểm breakout là khá mạnh thì có thể đặt dừng lỗ ở vùng breakout, cách điểm breakout vài pip.

 

Thông qua bài viết giới thiệu về mô hình Horn Top / Bottom, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ đặc điểm cũng như cách sử dụng mô hình này để có thể thu được lợi nhuận từ forex.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here