Home Kiến thức trading Nhà môi giới forex được quy định là gì? Làm thế nào để xác định một nhà môi giới được quy định của tổ chức uy tín hay không?

Nhà môi giới forex được quy định là gì? Làm thế nào để xác định một nhà môi giới được quy định của tổ chức uy tín hay không?

0
Nhà môi giới forex được quy định là gì? Làm thế nào để xác định một nhà môi giới được quy định của tổ chức uy tín hay không?

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về “Quy định đối với các nhà môi giới Forex“, bài viết ngày hôm nay của Investing sẽ giúp các bạn hiểu tại sao nên sử dụng các nhà môi giới được quy định và hướng dẫn cách xác định nhà môi giới được quy định như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Tầm quan trọng của việc sử dụng nhà môi giới forex được quy định

Nhà môi giới ngoại hối là nơi kết nối giữa người bán và người mua, trao đổi các loại tiền tệ trên thị trường. Vì vậy, việc lựa chọn các nhà môi giới có kế hoạch kinh doanh phù hợp và có uy tín tốt là điều vô cùng quan trọng đối với các trader.

Có rất nhiều lý do tại sao các nhà giao dịch ngoại hối nên sử dụng các nhà môi giới ngoại hối được quy định. Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là: các nhà môi giới forex này sẽ cung cấp một mạng lưới an toàn cho các khoản đầu tư của khách hàng.

Do đó, các trader có thể yên tâm rằng hoạt động giao dịch của họ đang được giám sát bởi một cơ quan chính thống. Hơn nữa, bất kỳ vấn đề tranh chấp nào xảy ra giữa nhà môi giới và trader sẽ được giải quyết bởi cơ quan cao hơn.

Các hướng dẫn được đưa ra bởi cơ quan quản lý sẽ kiểm soát những khu vực chức năng khác nhau trong hoạt động của broker.

Hầu hết là trong lĩnh vực giám sát tài khoản và sử dụng dữ liệu của khách hàng. Điều này được tạo ra với mục đích chống lại hành vi gian lận từ phía broker, đặt ra quy chuẩn cho dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng đối với các nhà môi giới.

Khía cạnh quan trọng nhất của quy định đối với nhà môi giới là tách biệt số tiền của khách hàng với vốn hoạt động của broker. Điều khoản này được thiết lập nhằm bảo vệ tiền của người dùng khi nhà môi giới gặp rắc rối về tài chính.

Các nhà môi giới sẽ không được sử dụng số tiền của khách hàng để giải quyết các vấn đề tài chính, khoản nợ của họ. Do đó, trong trường hợp rủi ro là các nhà môi giới bị phá sản, số tiền sẽ được hoàn trả cho khách hàng.

2. Làm thế nào để xác định một nhà môi giới được quy định?

Mặc dù một số lượng lớn các nhà môi giới ngoại hối đều công bố rằng họ đã được quy định bởi cơ quan quản lý, tuy nhiên việc xác định chính xác nhà môi giới nào là nhà môi giới được quy định là một bước vô cùng quan trọng trước khi mở tài khoản, nạp tiền và thực hiện giao dịch.

Một số nhà môi giới ngoại hối hoạt động ở các khu vực khác nhau trên thế giới và là thành viên của nhiều cơ quan quản lý. Khi được quản lý bởi một cơ quan nào đó, hoạt động của họ sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo quá trình kinh doanh là đúng đắn và hợp pháp, không có bất kỳ hành vi gian lận nào.

Do sự thuận tiện trong giao tiếp và gần gũi, hầu hết các trader đều thích sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi nhà môi giới ngoại hối trong nước. Mặc dù vậy, bên cạnh sự lựa chọn nhà môi giới ngoại hối của quốc gia nơi mình sinh sống, các trader có quyền tự do lựa chọn các nhà môi giới ở các quốc gia khác.

Cơ quan quản lý chính cho các trader ở Anh là Cơ quan quản lý tài chính (FCA), còn ở Mỹ là Hiệp hội Tương lai quốc gia (NFA). Các cơ quan quản lý ở châu Âu bao gồm MiFID và CySEC.

Tại Hoa Kỳ, một nhà môi giới ngoại hối có uy tín và chất lượng sẽ là thành viên của NFA và được đăng ký với Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC) với tư cách là Ủy ban Giao dịch Hợp đồng Tương lai (FCM) và Đại lý giao dịch ngoại hối (RFED).

Điều này có nghĩa là nhà môi giới cần tuân thủ tất cả các quy tắc và chương trình được đặt ra để bảo vệ thị trường và các nhà giao dịch khỏi sự thao túng, lừa đảo và các hành vi lạm dụng khác. Ngoài ra, các nhà môi giới ngoại hối được quy định cũng sẽ hỗ trợ các thị trường  tương lai mở, có khả năng tài chính tốt.

Một nhà môi giới ngoại hối có thiết kế trang web đẹp và hào nhoáng không thể hiện rằng nhà môi giới đó được quy định hay chưa và có là thành viên của một cơ quan quản lý hay không.

Nếu nhà môi giới ngoại hối là thành viên của các cơ quan quản lý, thì thông tin đó sẽ được hiển thị trên trang web trong phần ‘Giới thiệu về chúng tôi” .

3. Các cơ quan quản lý địa phương

Các quy tắc và quy định giao dịch trong ngày không nhất quán do không có phương pháp tiếp cận toàn cầu. Thay vào đó, các nhà môi giới sẽ đăng ký và áp dụng quy định tại một địa điểm cụ thể nào đó, và quy định đó chỉ có hiệu lực ở cấp địa phương.

Một số cơ quan quản lý tích cực nhất bao gồm:

Cơ quan quản lý có trụ sở tại Hoa Kỳ:

  • Hiệp hội tương lai quốc gia Hoa Kỳ – Nhiều quy định giao dịch trong ngày của Hoa Kỳ xuất phát từ NFA. Mục đích của họ là bảo vệ người dùng và bảo vệ sự toàn vẹn của thị trường.
  • Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ – Cơ quan này độc lập với chính phủ Hoa Kỳ và giám sát tất cả các nhà môi giới ngoại hối tại Hoa Kỳ. Cơ quan này tích cực truy tố các công ty tham gia vào hoạt động lừa đảo trên thị trường ngoại hối.
  • FINRA – Cơ quan quản lý ngành tài chính: là một công ty tư nhân thực hiện hoạt động như một tổ chức tự quản lớn nhất nước Mỹ trong lĩnh vực tài chính. Cơ quan này chủ yếu thực hiện việc giám sát và điều tiết cổ phiếu ở Mỹ.
  • Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) – Được thành lập vào năm 1974, cơ quan độc lập này của chính phủ Hoa Kỳ điều chỉnh các thị trường tương lai và quyền chọn. Như chi tiết ở trên, CFTC cũng đóng một vai trò quan trọng trong các quy định giao dịch thuật toán.

Các cơ quan quản lý khác (không thuộc Hoa Kỳ):

  • FCA – tiền thân là FSA, FCA là cơ quan quản lý chính ở Châu Âu và là một trong những cơ quan quản lý ngành Forex hàng đầu, có chức năng cấp phép và quản lý các công ty môi giới tài chính tại Anh. Một trong những hoạt động của cơ quan này là đưa ra giới hạn số lượng đòn bẩy mà các nhà môi giới có thể cung cấp.
  • Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc – Ủy ban này là sự kết hợp giữa CFTC của Hoa Kỳ và FCA của Anh. ASIC là cơ quan quản lý hàng đầu trong việc giám sát thị trường chứng khoán và thị trường đầu tư tại Úc.
  • Cơ quan giám sát tài chính liên bang – Được biết đến với cái tên BaFIN, đây là cơ quan quản lý tài chính ở Đức.
  • Chỉ thị về các công cụ tài chính – MiFID là thị trường có hệ thống quản lý bao quát trên thế giới. Nó được đưa vào Anh năm 2007 và là nền tảng của các hệ thống quản lý tài chính của châu Âu.
  • CySEC – Đây là cơ quan quản lý tài chính tại Síp và là một phần của các quy định MiFID. Trên thực tế, rất nhiều broker nước ngoài muốn đăng ký giấy phép từ CySEC do cơ quan này ít nghiêm ngặt hơn so với các cơ quan quản lý khác ở châu Âu.
  • Cơ quan tiền tệ Singapore – MAS giám sát một loạt thị trường, bao gồm các quy định giao dịch hàng hóa tại Singapore.
  • Ủy ban Chứng khoán và Tương lai – Cơ quan quản lý SFC giám sát các quy định giao dịch điện tử tại Hồng Kông.

Vậy là chúng tôi đã giải thích cho các bạn tại sao nên sử dụng nhà môi giới được quy định cũng như hướng dẫn cách thức xác định nhà môi giới forex được quy định.

Cùng với đó, chúng tôi cũng đưa ra một số các cơ quan quản lý ở Mỹ và một số nước khác thường được các nhà môi giới uy tín tin dùng. Hi vọng bài viết ngày hôm nay giúp ích cho các bạ. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here