Home Đầu tư Coin Rarible là gì? Rarible trong thị trường nền tảng giao dịch NFT

Rarible là gì? Rarible trong thị trường nền tảng giao dịch NFT

0
Rarible là gì? Rarible trong thị trường nền tảng giao dịch NFT

Nối tiếp chuỗi bài về NFT, hôm nay mình xin giới thiệu về một cái tên hiện đang “làm mưa làm gió” trong mảng thị trường giao dịch (marketplace) các token NFT – Rarible. Vậy Rarible có gì nổi bật? So với các “tay to” của làng marketplace NFT như OpenSea thì Rarible đang đứng ở đâu? Bài viết này Kienthuctrade.net sẽ giúp bạn giải đáp tất cả câu hỏi trên.

1. Rarible là gì ?

Rarible là một marketplace chuyên về Non-Fungible token (NFT), nơi người dùng có thể tạo (mint), mua và bán các bộ sưu tập kỹ thuật số.

Mặc dù thị trường được thành lập vào năm 2020, nhưng nó đã thu về hơn $6M trong tổng doanh thu. Sự tăng trưởng đặc biệt của Rarible đã đi theo đường parabol vào tháng 9, với doanh thu hàng tháng hiện lớn hơn gấp 10 lần so với OpenSea – ông vua hiện tại của thị trường NFT.

Trong khi các NFT hầu như vẫn tách biệt với hệ sinh thái DeFi, thì có vẻ việc bull run lần này và liquidity mining đang đẩy hai hệ sinh thái này lại gần nhau.

2. Rarible: Một thế lực nền tảng giao dịch NFT mới

Volume trên Rarible gần như không tồn tại trước khi token của Rarible – RARI ra mắt vào 15/07/2020 và sau đó giới thiệu các incentives để mua và bán tác phẩm nghệ thuật trên Rarible.

Kể từ khi ra mắt RARI, volume của NFT trên Rarible đã vượt qua $4M, trong đó $1,5M đến chỉ trong duy nhất một ngày (14/9). Phần lớn volume NFT đến từ token chuẩn ERC-721 (60%) trong khi ERC-1155 (40%) đại diện cho phần còn lại.

Sự khác nhau giữa ERC-1155 và ERC-721 cơ bản là ERC-1155 chỉ cần dùng 1 smart contract để quản lý toàn bộ vật phẩm và ngược lại.

Cụ thể, nếu một game nhập vai có 10 vật phẩm (đao, kiếm, bùa,…) ERC-721 thì cần có 10 smart contracts, nhưng nếu sử dụng ERC-1155 thì chỉ cần 1 smart contract cho cả 10 vật phẩm. Do đó, volume của ERC-1155 và ERC-721 chênh lệch đơn giản là do sở thích và nhu cầu của tác giả.

ERC-1155 được phát triển bởi Enjin, nó được thiết kế cho cả fungible và non-fungible token để trò chơi có thể sử dụng ERC-1155 thay vì yêu cầu cả ERC-20 cho fungible token và ERC-721 cho non-fungible token. ERC-721 đã từng được áp dụng rộng rãi hơn so với tương đối vì nó đã tồn tại lâu hơn, nhưng ERC-1155 đang dần bắt đầu thu hút các nhà phát hành NFT vì nhiều lợi ích.

3. RARI – Governance token của Rarible

RARI là token Governance token của Rarible và được thiết kế để thưởng cho người dùng đang hoạt động trên nền tảng (mua, bán) nhằm quản trị marketplace.

3.1 Rarible DAO và sự tích lũy giá trị của RARI

Dù là thị trường Rarible được quản trị bởi Rarible DAO. Tuy nhiên, chức năng của RARI hiện chỉ đơn giản là dùng để bỏ phiếu từ cộng đồng, kiểm duyệt content trên nền tảng và quản lý content. Các phiếu bầu ban đầu của cộng đồng chỉ là “tư vấn”, nghĩa là không bắt buộc phải thực hiện và nhóm Rarible sẽ là bên quyết định nên làm gì.

Thứ quan trọng mà cộng đồng quản lý là Rarible marketplace và phí giao dịch của nó. Vì vậy, đã có một đề xuất burn token từ cộng đồng nhằm tăng buy demand.

Bên cạnh đó, một trong những vote đầu tiên của cộng đồng là muốn giảm thiểu các wash traders – những cá nhân mua và bán từ cùng một tài khoản do người dùng sở hữu để kiếm token. Ngoài ra, cộng đồng Rarible còn ủng hộ – và có khả năng sẽ thông qua – một đề xuất nhằm thêm hoa hồng bán hàng. Bao gồm:

  • Hoa hồng do người mua trả: 2.5%.
  • Hoa hồng do người bán trả cho doanh số sale chính: 5%.
  • Hoa hồng do người bán trả cho doanh số sale phụ: 2.5%.

Các khoản hoa hồng sẽ dùng để tài trợ cho việc phát triển dự án, tài trợ cộng đồng tuân theo quy trình quản lý và các hoạt động Rarible nhằm quảng bá thương hiệu.

Xem thêm: Sàn Mitrade là gì? Sàn Mitrade có uy tín không? Sàn Mitrade Có Lừa Đảo Không?

3.2 RARI Supply

Trong số 25M token RARI được tạo, 30% sẽ được dành cho công ty, nhà đầu tư và team. 10% RARI ban đầu được dành riêng cho những người nắm giữ NFT bất kể nền tảng nào ngoài Rarible.

Nguồn cung RARI còn lại (60%) sẽ được phân phối thông qua “marketplace liquidity mining” – airdrop cho các cá nhân mua và bán NFT trên thị trường Rarible – trong 4 năm tới (75.000 được phân phối hàng tuần).

4. Rarible hiện đang ở đâu trên thị trường?

Cạnh tranh giữa các thị trường NFT hiện rất gay gắt và vẫn còn nhiều game để chơi.

Tính đến nay, OpenSea là nền tảng được yêu thích và dẫn đầu về volume lâu đời. Không giống như các nền tảng NFT khác, OpenSea có cách tiếp cận rộng rãi và hỗ trợ tất cả các loại NFT trong khi các thị trường NFT khác lựa chọn chỉ một vài thể loại.

Dù là do lựa chọn, trùng hợp hay nhu cầu thị trường, hầu hết các đối thủ cạnh tranh đã chọn cách tạo ra thị trường cho Digital Art. Cho đến gần đây, SuperRare đã trở thành người dẫn đầu so với các thị trường NFT khác về art-specific NFT.

OpenSea và SuperRare đều thành lập sớm hơn các đối thủ khác:

  • SuperRare (2017).
  • OpenSea (YC Winter Batch 2018).
  • KnownOrigin (04/2018).
  • MakersPlace (07/2018).
  • Cargo (06/2019).
  • AsyncArt (02/2020).
  • Rarible (01/2020).
  • Foundation (05/2020).

Mặc dù xuất hiện gần đây hơn, volume hàng tháng của Rarible đã vượt qua SupeRare vào 07/2020 và vượt qua OpenSea vào tháng 8. Sự tăng trưởng đặc biệt của Rarible sau đó đã đi theo đường parabol vào nửa đầu tháng 9, với doanh thu hàng tháng lớn hơn OpenSea 10 lần.

Một khía cạnh chính của các nền tảng này là nó cung cấp cho tác giả (nghệ sĩ, nhạc sĩ, v.v.) phí bản quyền – doanh thu từ bán hàng phụ.

Tuy nhiên, vì token tượng trưng cho bản quyền chưa được triển khai rộng rãi, nên các thị trường này chỉ cho phép tính phí bản quyền nếu trao đổi diễn ra trên các nền tảng cụ thể của họ. Vì vậy, nếu một tác phẩm nghệ thuật từ Rarible được bán trên OpenSea, phí bản quyền hiện không được chuyển về tác giả (mặc dù nhóm Rarible đang làm việc để triển khai tính năng này).

Điều này phần nào đòi hỏi các nghệ sĩ phải chọn các nền tảng có phí bản quyền cũng có số lượng người mua lớn nhất. Với thị trường nghệ thuật toàn cầu trị giá hơn $65B và nhu cầu ngày càng tăng đối với virtual art, chắc chắn vẫn có chỗ cho một vài thị trường thành công.

5. Rarible là cơ hội hay chỉ đơn thuần là sản phẩm overhyped?

Khi nói đến Rarible, marketplace của họ được định nghĩa bởi 2 keywords: Asset Breadth (mở rộng lĩnh vực tài sản) and Governance.

5.1 Asset Breadth: Tăng thanh khoản thị trường

Cách dễ nhất để mang lại tính thanh khoản cho một nền tảng là cung cấp các tài sản không có ở bất kỳ nơi nào khác. Lấy ví dụ, hãy xem Uniswap đã hoàn thiện trong việc cung cấp thanh khoản cho các token mới chưa được list trên các sàn giao dịch tập trung.

Các nền tảng NFT và thị trường như Rarible là một cuộc đặt cược chung vào sự gia tăng liên tục của lĩnh vực NFT. Mặc dù hầu hết các thị trường NFT bắt đầu ở các lĩnh vực như digital art và collectibles, nhưng đã đến lúc các nền tảng này mở rộng cung cấp sản phẩm của họ.

Rarible gần đây đã hỗ trợ cho token NFT đại diện cho bảo hiểm smart contract Yinsure (yearn.finance) do Nexus Mutual bảo lãnh. Ví dụ: Đây là một chính sách cho 1000 ETH bảo hiểm trên hợp đồng thông minh Uniswap.

Tạo ra một thị trường cho bảo hiểm dựa trên NFT và các hình thức sở hữu trí tuệ khác có tiềm năng phát triển vượt bậc ngoài nghệ thuật. Người sáng lập Coinfund, Jake Brukhman mô tả NFT là “liquid intellectual property” và khẳng định rằng tất cả nội dung kỹ thuật số cuối cùng sẽ được mã hóa bao gồm âm nhạc, podcast, video…

Các thị trường cung cấp tài sản mới với tốc độ giống như Binance có thể mang lại lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Rarible đang tích cực ưu tiên chỉ số thị trường NFT sẽ tạo nên danh mục các NFT đầy hứa hẹn. Đáng chú ý, Rarible là thị trường đầu tiên tiến một bước rộng hơn vào NFT dựa trên DeFi (ngắn – trung hạn) – sẽ là động lực tăng trưởng đáng kể nhất trong không gian NFT.

5.2 Governance: Does The Tie go to The Governance Token?

Không giống như các thị trường nghệ thuật khác, Rarible đang phân phối RARI để khuyến khích tăng trưởng thị trường. Quan trọng hơn, marketplace liquidity mining trên thị trường hơi khác so với  liquidity mining trên DeFi vì người mua và người bán phải giao dịch để tham gia, do đó giảm nhu cầu ham muốn lợi nhuận của người dùng.

Từ góc độ người sáng tạo, NFT là độc nhất và đòi hỏi một số lượng công việc nhất định để tạo ra (dù là nghệ thuật hay thẩm định). NFT cũng kém thanh khoản hơn nhiều, nghĩa là người mua sẽ không thể rút tiền ngay lập tức từ các giao dịch được thực hiện trên thị trường. Các NFTs từ một tác giả có thể được bán trên nhiều nền tảng, do đó loại bỏ tính độc quyền, đây là yếu tố khác biệt cho thị trường.

Lời kết 

Rarible đang đạt được các bước tiến đáng kể trên con đường của mình. Tại thời điểm này, việc thêm token vào OpenSea hoặc SuperRare có thể không tạo ra hiệu ứng tương tự.

Ngoài ra, các nhóm xây dựng các nền tảng này sẽ là đầu mối trong sự phát triển của thị trường tương ứng của họ. Ý định chuyển từ thị trường nghệ thuật sang thị trường DeFi-NFT của nhóm Rarible có khả năng thành công đáng kể.

Để bắt kịp Rarible giữa chặng nước rút, các đối thủ cạnh tranh có thể cần phải thực hiện các động thái quyết liệt (tức là hợp tác để có được nội dung, tác giả độc quyền, v.v.) trước khi Rarible thực sự bắt đầu showtime của họ. Cuộc đua giành quyền thống trị thị trường NFT đang diễn ra và hiện đã có một nền tảng đang vươn lên dẫn đầu.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here