Home Đầu tư Coin Bitcoin có hợp pháp ở Việt Nam không? Vì sao Bitcoin có chức năng lưu trữ giá trị?

Bitcoin có hợp pháp ở Việt Nam không? Vì sao Bitcoin có chức năng lưu trữ giá trị?

0
Bitcoin có hợp pháp ở Việt Nam không? Vì sao Bitcoin có chức năng lưu trữ giá trị?

Vào cuối tháng 10/2017, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo chính thức về việc cấm sử dụng tiền thuật toán trong việc thanh toán trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thông báo này dựa trên Khoản 6, 7 Điều 4 tại Nghị định 101/2012, Nghị định 96/2014, Nghị định 80/2016 được Chính phủ ban hành.

Theo đó, việc cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền thuật toán làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật. Mức phạt sẽ từ 150-200 triệu đồng. Từ ngày 01/01/2018, vi phạm trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đọc xong đoạn thông báo này, ắt hẳn nhiều người, nhất là những người đang sở hữu Bitcoin lo sợ, không biết việc sở hữu Bitcoin có vi phạm pháp luật, hay việc giao dịch trao đổi, mua bán Bitcoin có phạm pháp? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Để làm rõ vấn đề này, trước hết, cần phải xem xét tình trạng pháp lý của Bitcoin tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, sau đó đọc kỹ và xem xét cẩn thận các thông báo mà cơ quan trung ương đề ra. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu nhé.

1. Sự xuất hiện của Bitcoin tại Việt Nam

Bitcoin bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam năm 2013. Lúc bây giờ Bitcoin chưa bị Nhà nước hay Bộ Công Thương có những quy định cụ thể điều chỉnh nhưng cũng không hề công nhận.

Cho đến khi Đại học FPT thông tin chấp nhận sinh viên đóng học phí bằng Bitcoin thì các vấn đề pháp lý được bàn đến trước đó được đề cập nhiều hơn. Ngay sau đó thì NHNN đã phản ứng bằng việc đưa ra các chế tài với việc ra tuyên bố, hành vi phát hành, cung ứng phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:

Tại Khoản 6, Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Phạt tiền từ 150.000.000 đến 200.000.000 đồng đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.

Theo đó, tại Điều 4, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016) đã có quy định rất rõ các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó không có loại phương tiện tương tự như Bitcoin, cụ thể: “Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán, bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” sẽ được Nhà nước chấp nhận.

Ngoài ra, từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Về tội vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp…

2. Tình trạng pháp lý của Bitcoin trên thế giới

Bản đồ dưới đây mô tả tình trạng pháp lý của Bitcoin trên toàn thế giới:

Trong đó:

  • Xanh lá (Hợp pháp)
  • Xanh lá nhạt (quy định chưa thật sự rõ ràng)
  • Vàng (hạn chế)
  • Đỏ (không hợp pháp)
  • Xám (Chưa rõ)

Đến tháng 10/2019, có 123/267 quốc gia ủng hộ và không có hạn chế đáng kể về pháp lý Bitcoin. Gần 11 quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều hạn chế hoặc nghiêm cấm Bitcoin.

Điều thú vị là, 45% quốc gia trên thế giới chưa có thông tin hoặc giữ thái độ trung lập. Đây là một tiềm năng hoặc có thể là rủi ro đối với Bitcoin. Bởi các nước này cuối cùng có thể hoặc củng cố hoặc đặt ra giới hạn về tiền mã hóa.

3. Tình trạng pháp lý của Bitcoin tại Việt Nam

Sau khi nắm rõ tình hình của Bitcoin trên thế giới, và xem xét lại thông báo của Ngân hàng Nhà nước như mở đầu bài viết. Có thể nói rằng việc cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền thuật toán làm phương tiện thanh toán là bị cấm.

Nghĩa là bạn không thể dùng Bitcoin để mua rau hay thịt ngoài chợ. Hay không thể niêm yết giá quần áo trong cửa hàng theo đơn vị Bitcoin. Hoặc bạn cũng không thể cung cấp Bitcoin ra thị trường để làm phương tiện thanh toán.

Không riêng gì Việt Nam, hầu hết các quốc gia đều không cho phép Bitcoin làm phương tiện thanh toán. Chỉ có một số nước cho phép thanh toán Bitcoin như tiền mặt hiện hành, ví dụ như Nhật Bản.

Ngoài ra, Bitcoin vẫn được pháp luật Việt Nam coi là tài sản ảo. Nghĩa là nó gần như tương tự vàng hay các loại tài sản có giá trị khác. Tức là hoạt động mua bán, giao dịch Bitcoin không nhằm mục đích thanh toán vẫn hợp pháp. Người dùng có thể hoàn toàn mua, bán Bitcoin bằng VND. Người sở hữu Bitcoin có thể tích trữ hoàn toàn hợp pháp.

Bạn có thể sử dụng Bitcoin như một hình thức đầu tư, đầu cơ tích trữ hoặc lướt sóng, tương tự như đầu tư vào bất động sản hay vàng. Bạn hoàn toàn có thể chuyển nhượng, mua bán Bitcoin với những người khác, hoặc tiến hành giao dịch thông qua sàn giao dịch. Nếu các bạn muốn quy đổi Bitcoin ra tiền mặt, hãy chuyển Bitcoin về tiền Việt (bằng cách bán Bitcoin đó cho người khác) rồi dùng tiền Việt để thanh toán, như vậy là hoàn toàn đúng luật.

4. Quy định Bitcoin tại Việt Nam

Theo nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán. Việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp.

Quy định tại Khoản 6, Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150-200 triệu đồng.

Như vậy, Việt Nam không công nhận Bitcoin và các loại cryptocurrency khác là phương tiện thanh toán. Nếu phát hành, tàng trữ, cung ứng sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi Bitcoin và crypto như một loại hàng hóa. Hay, một đối tượng để trao đổi mua bán. Vì thế, theo quy định Bitcoin tại Việt Nam, mua, trữ, giao dịch Bitcoin như hàng hoá, tài sản thì không vi phạm.

5. Vì sao Bitcoin có chức năng lưu trữ giá trị ?

Tại sao Bitcoin, một loại tiền ảo, được nhìn nhận giống như cách mọi người nhìn vào tiền fiat? Trước khi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy xem lại lịch sử của vàng và cách nó được chấp nhận như một phương thức lưu trữ giá trị.

Vàng được cho là một lựa chọn lưu trữ giá trị bởi vì họ biết rằng ở một thời điểm nào đó, nếu cần, họ có thể sử dụng nó, bán nó, trao đổi nó hoặc thậm chí nung chảy và chế tạo nó, sẽ luôn có người mua mà không cần suy nghĩ nhiều.

Vàng là một công cụ lưu trữ giá trị hữu dụng vì nó được toàn nhân loại chấp nhận là một vật chất có giá trị. Vàng có giá trị, nó có thể là một tài sản nhưng nó không phải là tiền.

Nguồn cung vàng trên thế giới là hữu hạn

Với nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn tài nguyên khan hiếm này, vàng rất có giá trị vì người tiêu dùng khi muốn tìm mua vàng sẽ trả giá ngày càng cao hơn để có được nó. Quan trọng hơn, khai thác vàng đã được chứng minh là rất khó khăn và những rào cản gia nhập ngành khai thác vàng là rất lớn.

Rõ ràng, vàng không phải là một nguồn tài nguyên dễ tiếp cận. Để so sánh, có một nguồn cung tiền tệ vô hạn (USD, Euro, Bảng Anh, v.v.) được kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương trong một quốc gia – chính phủ có thể quyết định in thêm tiền giấy bất cứ khi nào họ cảm thấy cần điều chỉnh chính sách tài khóa.

phanboichau-binhthuan.edu.vn

Tương tự như nguồn cung vàng, chỉ có 21 triệu đơn vị Bitcoin. Khái niệm tương tự cũng được áp dụng – với nguồn cung hữu hạn và nhu cầu ngày càng tăng đối với Bitcoin, thứ không thể được sản xuất hoặc nhân rộng ra bên ngoài mạng Bitcoin, giá trị của Bitcoin tăng theo cấp số nhân.

Chi phí cố định cao gắn với khai thác vàng

Một vài trong số này bao gồm chi phí thăm dò địa điểm khai thác, thiết bị khai thác, giấy phép hoạt động khai thác vàng và nhiều hơn nữa. Tương tự, thu thập Bitcoin đòi hỏi phải sở hữu thiết bị khai thác và phần cứng và đây là những chi phí mà các nhà khai thác phải chịu.

Trên toàn thế giới, vàng là vật chất được chấp nhận rộng rãi cho thanh toán và giao dịch

Chúng ta có thể bán vàng ở bất kỳ quốc gia nào để đổi lấy đồng nội tệ. Vấn đề với tiền tệ fiat là không phải tất cả các loại tiền này đều được sử dụng rộng rãi, dẫn đến những thua lỗ khi ta cố gắng trao đổi chúng.

Bitcoin được tạo ra với cùng tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Là loại tiền điện tử nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay, Bitcoin được chấp nhận như một phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Khi các ngành tài chính và công nghệ chuyển sang blockchain và tiền điện tử, chúng ta sẽ thấy việc sử dụng Bitcoin cho các giao dịch ngày càng tăng.

Hơn nữa, mạng blockchain mang đến hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn đối với chuyển tiền quốc tế – bằng một phần chi phí người giao dịch sẽ phải chịu khi chuyển tiền truyền thống qua các ngân hàng thương mại.

Bitcoin thực sự là Vua của tiền điện tử, một loại tiền ảo và kho lưu trữ giá trị tương đương với vàng cùng với tất cả các tính năng của nó.

Kết luận

Thực tế, thị trường Bitcoin chưa có dấu hiệu giảm nhiệt tại Việt Nam. Lượng truy cập của người dùng Việt Nam vào các sàn giao dịch quốc tế vẫn đang đứng top đầu. Đặc biệt, các sàn nước ngoài nhận định Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Do đó, khi nắm rõ các quy định và hiểu về thị trường, hy vọng bạn sẽ có kế hoạch đầu tư hợp lý.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here