Home Chứng khoán Cổ phiếu là gì? Kiếm tiền từ cổ phiếu như thế nào (NHANH NHẤT)? có những loại cổ phiếu nào

Cổ phiếu là gì? Kiếm tiền từ cổ phiếu như thế nào (NHANH NHẤT)? có những loại cổ phiếu nào

0
Cổ phiếu là gì? Kiếm tiền từ cổ phiếu như thế nào (NHANH NHẤT)? có những loại cổ phiếu nào

Bạn đang tìm hiểu đầu tư vào thị trường chứng khoán? Bạn đang thắc mắc cổ phiếu là gì? có bao nhiêu loại cổ phiếu? hay cách các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu như thế nào? Cùng Kienthuctrade.net tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Một trong những cách tốt nhất để tiền sinh ra tiền là mua tài sản tạo ra thu nhập, tăng giá trị tài sản hoặc làm cả hai. Trên thự c tế thì khi bạn mua bất kì thứ gì đó thì bạn luôn cho rằng chúng sẽ có giá trị trong lương lai để bán lại và kiếm lời. Các khoản đầu tư đem lại tiềm năng cho cả thu nhập và lợi nhuận giờ giá tăng có thể kể đến: bất động sản, chứng khoán, vàng, . . . Tuy nhiên cổ phiếu vẫn được coi là tối ưu nhất nhờ tính thanh khoản tốt.

1. Cổ Phiếu Là Gì ?

Có lẽ bạn đã từng nghe một định nghĩa khá phổ biến “cổ phiếu là gì?” như sau:

“Chỉ Công ty cổ phần (CTCP) mới được phép phát hành cổ phiếu.

Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Người mua cổ phần là cổ đông.

Mỗi cổ đông được cấp một giấy chứng nhận gọi là cổ phiếu.

Như vậy, cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông với CTCP.

Bạn nắm giữ càng nhiều cổ phiếu, thì tỷ lệ sở hữu của bạn trong doanh nghiệp càng lớn.”

Ở khía cạnh nào đó, định nghĩa trên không chính xác, khá khó hiểu và học thuật. Những người nắm giữ cổ phiếu không sở hữu doanh nghiệp. Họ chỉ sở hữu cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành mà thôi.

Theo quy định của luật pháp Việt Nam, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) được coi là một pháp nhân. Pháp nhân sẽ phải nộp thuế, được đi vay, có thể sở hữu tài sản, có thể bị kiện. Một pháp nhân sẽ có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó.

Như vậy, có nghĩa là một văn phòng đầy đủ bàn ghế sẽ thuộc về doanh nghiệp, chứ không phải thuộc về các cổ đông.

Sự khác biệt quan trọng

Tài sản của doanh nghiệp được tách bạch về mặt pháp lý với tài sản của cổ đông. Điều này giới hạn trách nhiệm của cả doanh nghiệp và của cổ đông.

Nếu doanh nghiệp phá sản, tòa án có thể ra lệnh bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, nhưng tài sản của cá nhân bạn không bị ảnh hưởng.

Luật pháp thậm chí còn không được phép bắt buộc bạn phải bán số cổ phần của mình. Mặc dù giá cổ phiếu của bạn sẽ giảm mạnh. Tương tự, giả sử 1 tổ chức (doanh nghiệp khác) là cổ đông của doanh nghiệp, và bị phá sản. Thì cổ đông đó cũng không thể bán tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ của mình.

Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu, còn công ty sở hữu tài sản.

Vì vậy, nếu bạn sở hữu 33,33% số cổ phần của doanh nghiệp, thì không có nghĩa là bạn sở hữu 1/3 doanh nghiệp đó. Thay vào đó, sẽ phải là 1 tuyên bố: “Bạn sở hữu 100% một phần ba số cổ phiếu của doanh nghiệp” mới đúng. Cổ đông không thể làm như họ muốn với doanh nghiệp hoặc tài sản của doanh nghiệp. Bạn đâu thể đi ra ngoài với một chiếc ghế, bởi vì doanh nghiệp sở hữu chiếc ghế đó, chứ không phải cổ đông là bạn.

Đây chính là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát.

Vậy cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận QUYỀN SỞ HỮU CỔ PHẦN của cổ đông.

Tại sao bạn nên mua cổ phiếu?

Việc nắm giữ cổ phiếu sẽ cho bạn quyền bỏ phiếu trong các cuộc họp cổ đông, nhận cổ tức, và bạn có quyền bán cổ phần của mình cho người khác.

Bạn sở hữu nhiều cổ phần, thì quyền biểu quyết trong doanh nghiệp của bạn tăng lên. Bạn có thể gián tiếp kiểm soát hướng đi của doanh nghiệp bằng cách bổ nhiệm hội đồng quản trị. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất khi một doanh nghiệp đi mua lại một doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp đi mua lại sẽ không phải đi khắp nơi để mua tòa nhà, từng chiếc bàn, chiếc ghế, hay nhân sự… Tất cả những gì họ cần làm chỉ là: “Mua lại phần lớn cổ phiếu”. Số lượng cổ phiếu đủ để họ “có tiếng nói” trong các cuộc họp cổ đông.

Hội đồng quản trị có trách nhiệm tăng giá trị của doanh nghiệp. Họ sẽ thuê các nhà quản lý chuyên nghiệp chẳng hạn như Tổng giám đốc, hoặc Giám đốc điều hành.

Đối với cổ đông phổ thông, không được quản lý doanh nghiệp không phải là 1 vấn đề lớn. Tầm quan trọng của việc trở thành cổ đông, đó là được hưởng 1 phần lợi nhuận từ doanh nghiệp. Bạn càng sở hữu nhiều cổ phiếu, phần lợi nhuận bạn nhận được càng lớn.

2. Có những loại cổ phiếu nào?

Khi doanh nghiệp được thành lập, những người đồng sáng lập và các nhà đầu tư sớm sẽ là cổ đông duy nhất. Được gọi chung là cổ đông sáng lập.

Ví dụ: một doanh nghiệp start-up có 2 nhà sáng lập và 1 nhà đầu tư thì mỗi người có thể sở hữu 1/3 số cổ phần doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp phát triển và cần nhiều vốn hơn để mở rộng, doanh nghiệp có thể phát hành thêm cổ phiếu cho các nhà đầu tư khác để huy động thêm tiền. Lúc này, có thể tỷ lệ cổ phần của những người sáng lập ban đầu sẽ thấp hơn đáng kể so với trước đây.

Giai đoạn này, doanh nghiệp start-up và cổ phiếu của nó được coi là “tư nhân”. Trong hầu hết các trường hợp, cổ phiếu tư nhân này không dễ dàng trao đổi, và số lượng cổ đông thường ít. Doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Lúc này, sẽ có bộ phận nhà đầu tư háo hức bán cổ phần của họ và thu lời từ khoản đầu tư ban đầu của họ. Đồng thời, doanh nghiệp khi đó cũng có thể cần phải đầu tư nhiều hơn so với số vốn mà những nhà đầu tư có thể cung cấp.

Lúc này, 1 đợt phát hành cổ phiếu công khai – hay còn gọi là IPO – sẽ được doanh nghiệp xem xét. Hành động này giúp chuyển đổi doanh nghiệp từ một “công ty tư nhân” thành một công ty đại chúng.

Sẽ có 2 loại cổ phiếu mà doanh nghiệp có thể phát hành: Cổ phiếu phổ thông và Cổ phiếu ưu đãi.

2.1 Cổ phiếu phổ thông

Khi mọi người nói đến cổ phiếu, họ thường đề cập đến cổ phiếu phổ thông. Và thực tế, phần lớn cổ phiếu phát hành là ở dạng này.

Cổ phiếu phổ thông đại diện cho yêu cầu về lợi nhuận (cổ tức) và được trao quyền biểu quyết.

Nhà đầu tư thường nhận được một phiếu bầu cho mỗi cổ phần thuộc sở hữu của mình để bầu các thành viên HĐQT, để giám sát các quyết định chính của Ban quản lý.

Trong dài hạn, cổ phiếu phổ thông có xu hướng mang lại lợi nhuận cao hơn trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận cao thì sẽ đi kèm với rủi ro cao.

Trong đó có cả khả năng mất toàn bộ số vốn đầu tư nếu doanh nghiệp phá sản. Khi doanh nghiệp phá sản, cổ đông sẽ không nhận được tiền cho đến khi chủ nợ, trái chủ và cổ đông ưu tiên được thanh toán.

2.2 Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi tương tự như trái phiếu, và thường không đi kèm với quyền biểu quyết. Với cổ phiếu ưu đãi phổ biến nhất là cổ phiếu ưu đãi cổ tức, bạn sẽ được đảm bảo số cổ tức cố định hàng năm.

Điều này khác với cổ phiếu phổ thông, khi mà cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí bạn sẽ không nhận được cổ tức nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Một lợi thế khác của cổ phiếu ưu đãi là trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, cổ đông ưu đãi sẽ là những người được thanh toán trước cổ đông phổ thông (nhưng vẫn sau các chủ nợ).

Đơn giản, bạn có thể coi cổ phiếu ưu đãi như được “mix” giữa trái phiếu và cổ phiếu phổ thông. Các doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh các loại cổ phiếu khác nhau để phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.

Ví dụ như:

  • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Số phiếu biểu quyết của cổ phiếu ưu đãi này sẽ nhiều hơn số phiếu biểu quyết của cổ phiếu phổ thông.

1 cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ tương ứng với 10 phiếu biểu quyết chẳng hạn.

Tỷ lệ biểu quyết được quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Và thông thường, cổ đông sáng lập là người nắm giữ loại cổ phiếu này.

  • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Khi nắm giữ loại cổ phiếu này, bạn có quyền yêu cầu doanh nghiệp hoàn trả lại số vốn đầu tư vào bất kỳ thời điểm nào (theo thỏa thuận được ghi trên cổ phiếu).

3. Làm thế nào để sở hữu cổ phiếu?

Có sự khác biệt giữa việc bạn mua cổ phiếu trực tiếp từ doanh nghiệp phát hành chúng, và mua từ 1 cổ đông khác (trên thị trường chứng khoán).

3.1 Trở thành “Shark Tank”

Chắc hẳn bạn đã từng xem chương trình Shark Tank Việt Nam, hay Shark Tank Mỹ. Những màn trình bày ý tưởng đầu tư mới lạ, những cuộc thương lượng hấp dẫn giữa nhà đầu tư với các start-up…

Đây là thời kỳ đầu của những doanh nghiệp start-up, họ đi kêu gọi vốn đầu tư từ các nhà đầu tư. Nhà đầu tư ở đây thường là các tổ chức, quỹ đầu tư, như Mekong Capital, Dragon Capital… Cũng sẽ có nhà đầu tư cá nhân, nhưng thường, họ cũng đại diện cho 1 doanh nghiệp, 1 tổ chức nào đó.

Nhà đầu tư sẽ rót tiền đầu tư cho doanh nghiệp. Họ cũng có thể tham gia vào quản lý, điều hành doanh nghiệp. Ngoài việc cung cấp vốn cho start-up, họ sẽ chuyển giao công nghệ, cách thức quản lý… để các start-up có thể tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường.

Và khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, họ sẽ bán số cổ phần cho các nhà đầu tư khác và thu về lợi nhuận.

MWG – Khoản đầu tư thành công của Mekong Capital

Đây là khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử đầu tư cổ phần tư nhân của châu Á.

Từ số tiền 3,5 triệu USD đầu tư vào năm 2007 để đổi lấy 35% cổ phần…

…Sau 10 năm nắm giữ…

Số tiền thu về tăng lên 199,4 triệu USD (bao gồm cả cổ tức).

Khoản đầu tư này mang về cho Mekong tỷ suất lợi nhuận 57 lần. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ lên đến 61,1%.

Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư vào các doanh nghiệp start-up là thành công, 10 thương vụ, đôi khi chỉ có 2, hay nhiều lắm là 3 thương vụ thành công mà thôi. Khá rủi ro!

3.2 Tham gia vào thị trường chứng khoán

Một cách đơn giản hơn mà bạn có thể thực hiện đó là tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây là nơi mà cổ phiếu của những doanh nghiệp IPO được giao dịch công khai. Nơi mà chủ sở hữu cổ phiếu hiện tại có thể giao dịch với người mua tiềm năng.

Điều quan trọng bạn phải hiểu rằng các doanh nghiệp niêm yết không mua/bán cổ phiếu của họ một cách thường xuyên trên thị trường chứng khoán. Có thể, doanh nghiệp sẽ tham gia mua lại cổ phiếu, hoặc phát hành cổ phiếu mới (để huy động thêm tiền). Nhưng đây cũng không phải hoạt động hàng ngày, và xảy ra bên ngoài của khuôn khổ của một cuộc trao đổi.

Khi bạn mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, bạn không mua nó từ doanh nghiệp, bạn mua nó từ một cổ đông hiện có khác. Tương tự vậy, khi bạn bán cổ phần của mình, bạn không bán lại cho doanh nghiệp – thay vào đó, bạn bán chúng cho một số nhà đầu tư khác.

Tại sao sở hữu cổ phiếu lại dễ dàng?

Có 2 yếu tố, mà theo tôi, việc đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ giảm bớt rủi ro hơn cho bạn.

Thứ nhất: Cổ phiếu niêm yết phải đáp ứng được các điều kiện của Sở giao dịch.

Để được phép niêm yết, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán.

Ví dụ như để được niêm yết trên Sở GDCK HCM (HOSE), doanh nghiệp cần:

  • Vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ đồng,
  • 2 năm liền kinh doanh có lãi, và không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết,
  • Hay Tỷ suất sinh lời ROE phải từ 5% trở lên…

Tất cả những yêu cầu này thực chất đã giúp bạn loại bỏ những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ triền miên.

Thứ hai: Không cần bỏ ra cả đống tiền để sở hữu cổ phiếu.

Giá thị trường hiện tại của cổ phiếu VNM là 125.000 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, chỉ với vài triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể trở thành cổ đông của 1 doanh nghiệp đầu ngành sữa, tình hình tài chính lành mạnh. Việc bạn cần làm chỉ là mở 1 tài khoản chứng khoán và tham gia giao dịch.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức chứng khoán cũng như thông tin mới nhất nhé !

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here