Home Đầu tư Coin Hệ thống Dai Stablecoin là gì? DAI Stablecoin là gì? Thông tin đầy đủ nhất về hệ thống Dai Stablecoin,

Hệ thống Dai Stablecoin là gì? DAI Stablecoin là gì? Thông tin đầy đủ nhất về hệ thống Dai Stablecoin,

0
Hệ thống Dai Stablecoin là gì? DAI Stablecoin là gì? Thông tin đầy đủ nhất về hệ thống Dai Stablecoin,

DeFi hay tài chính phi tập trung được dự đoán sẽ là đợt sóng tiếp theo của thị trường Cryptocurrency. Khi nhắc tới DeFi, 1 trong những cái tên đầu tiên chúng ta nhắc tới chính là MakerDAO (MRK).

Đồng Stablecoin DAI của họ đang được sử dụng ở hơn 200 dự án, chiếm 80% tổng Marketcap của các dự án DeFi. Trong bài viết hôm nay, Kienthuctrade.net sẽ giới thiệu tới anh em toàn bộ thông tin chi tiết & đầy đủ nhất về  hệ thống DAI Stabblecoin như:

  1. Hệ thống Dai Stablecoin là gì?
  2. DAI Stablecoin là gì?
  3. Cách quản lý rủi ro của nền tảng
  4. Thị trường chiến lược của Dai Stablecoin
  5. Nguy cơ và cách để giảm thiểu trong quá trình giao dịch Maker
  6. Bảng chú giải các thuật ngữ liên quan đến Dai Stablecoin

Cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Xem thêm: Sàn DK Trade, Đánh Giá Tổng Quan, Ưu Và Nhược Điểm Sàn DK Trade Mới Nhất, Sàn DK Trade có lừa đảo không, Sàn DK Trade có uy tín không?

1. Hệ thống Dai Stablecoin là gì?

Đầu tiên mình muốn nói tới hệ thống Dai Stablecoin (hệ sinh thái DAI). Đây là một HỆ THỐNG được vận hành nhằm tạo ra 1 đồng Stablecoin (đồng tiền ổn định) mà giá cả của nó được giữ ổn định nhằm loại bỏ các biến động về giá so với các đồng tiền Cryptocurrency khác.

Trong hệ sinh thái này gồm có: DAI Stablecoin (DAI), MakerDAO (MRK).

2. DAI Stablecoin là gì?

Dai Stablecoin là một loại tiền điện tử được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp có giá trị ổn định so với Đô la Mỹ. Họ tin rằng các tài sản kỹ thuật số ổn định như Dai là điều cần thiết để nhận ra tiềm năng đầy đủ của công nghệ blockchain. 

DAI Stablecoin được thế chấp bởi Cryptocurrency và được giữ ổn định giá tương ứng 01 DAI = 01 USD.

Các tài sản kỹ thuật số phổ biến như Bitcoin (BTC) và Ether (ETH) thì quá bất ổn định về giá để được sử dụng làm tiền tệ hàng ngày. Giá trị của Bitcoin thường trải qua những biến động lớn, tăng hoặc giảm tới 25% chỉ trong một ngày và đôi khi tăng hơn 300% trong một tháng.

Người dùng có thể có được đồng Dai bằng cách mua nó từ các nhà môi giới hoặc các sàn giao dịch, và chủ sở hữu (holder) đồng Dai có thể sử dụng một cơ chế đặc biệt được gọi là Dai Savings Rate (tỉ suất tiết kiệm Dai) để kiếm được lợi nhuận ổn định, ít rủi ro khi nắm giữ.

Maker là một nền tảng hợp đồng thông minh được xây dựng trên Ethereum, nền tảng sẽ hỗ trợ và ổn định giá trị của đồng Dai thông qua một hệ thống linh động của Collateralized Debt Positions (CDPs- tạm dịch là Vị trí nợ thế chấp),cócơ chế phản hồi tự động và khuyến khíchcác tác động bên ngoàimột cách hợp lý.

Maker cho phép mọi người tận dụng tài sản Ethereum của họ để tạo Dai trên Nền tảng Maker. Sau khi được tạo, Dai có thể được sử dụng theo cách tương tự như bất kỳ loại tiền điện tử nào khác: nó có thể được gửi tự do cho người khác, được sử dụng làm thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ hoặc được giữ dưới dạng tiết kiệm dài hạn. Điều quan trọng, thế hệ của Dai cũng tạo ra các thành phần cần thiết cho một nền tảng cho vay phi tập trung mạnh mẽ.

3. Hợp đồng thông minh vị trí nợ thế chấp để tạo Dai Stablecoin

Bất cứ ai có tài sản đảm bảo đều có thể tận dụng chúng để tạo ra đồng Dai trên Nền tảng Maker thông qua các hợp đồng thông minh độc đáo của Maker mà được gọi là Collateralized Debt Positions (CDPs-Vị trí nợ thế chấp).

Một tài sản thế chấp là một tài sản kỹ thuật số được quy trình QuảntrịMaker (MakerGovernance) phi tập trung đưa vào hệ thống.

CDPs nắm giữ tài sản đảm bảo được gửi bởi người dùng và cho phép người dùng này tạo ra đồng Dai, nhưng việc tạo ra Dai cũng tích lũy nợ.

Khoản nợ này khóa một cách hiệu quả các tài sản thế chấp được ký gửi bên trong CDP cho đến khi được bù đắp lại sau đó bằng cách trả lại một lượng Dai tương ứng, tại thời điểm trả hết nợ, chủ sở hữu có thể rút lại tài sản thế chấp của mình.

Các CDP đang hoạt động luôn luôn được thế chấp với giá trị cao hơn, có nghĩa là giá trị của tài sản thế chấp cao hơn giá trị của khoản nợ.

4. Quá trình tương tác CDP

  • Bước 1: Tạo CDP và gửi tiền ký quỹ

Trước tiên, người dùng CDP tạo một giao dịch đến Maker để tạo CDP, sau đó tạo một giao dịch khác để nạp tiền cho nó với số lượng và loại tài sản thế chấp mà sẽ được sử dụng để tạo Dai. Tại thời điểm này, CDP được coi là đã được thế chấp.

  • Bước 2: Tạo Dai từ CDP được thế chấp

Lúc này, người dùng CDP tạo một giao dịch để lấy số lượng Dai họ muốn từ CDP, khiđóCDP ghinhận một khoản nợ tương đương, ngườidùng CDP sẽ không thể truy cập vào khoản này trong khoản tài sản thế chấp cho đến khi khoản nợ được trả.

  • Bước 3: Trả hết nợ và Phí ổn định

Khi người dùng muốn lấy lại tài sản thế chấp của mình, họ phải trả hết nợ trong CDP, cộng với Phí ổn định cái mà sẽ liên tục tích lũy vào khoản nợ theo thời gian vay.

Phí ổn định chỉ có thể được thanh toán bằng MKR (hoặc DAI nếu sử dụng thông qua Cổng thông tin CDP Portal UI). Khi người dùng gửi Dai và MKR cần thiết cho CDP, nhằm trả hết nợ và Phí ổn định, CDP sẽ xoá nợ.

  • Bước 4: Rút tiền ký quỹ và đóng CDP

Với khoản Nợ và Phí ổn định đã được thanh toán, người dùng CDP có thể tự do lấy lại tất cả hoặc một số tài sản thế chấp của họ trở lại ví của họ bằng cách gửi một giao dịch đến Maker.

5. Dai đơn thế chấp (Single-Collateral Dai) và Dai đa thế chấp (Multi-Collateral Dai)

Dai hiện chỉ hỗ trợ một loại tài sản thế chấp đó là Pooled Ether. Họ đang có kế hoạch nâng cấp Dai đơn thế chấp (Single-Collateral Dai)thànhDai đa thế chấp(Multi-Collateral Dai). Sự khác biệt chính là Daiđa thế chấp sẽ hỗ trợ mọi loại tài sản thế chấp.

Pooled Ether (Cơ chế tạm thời cho Dai đơn thế chấp)

Ban đầu, Pooled Ether (PETH) sẽ là loại tài sản thế chấp duy nhất được chấp nhận trên Maker. Người dùng muốn mở một CDP và tạo Dai trong giai đoạn đầu tiên của Nền tảng Maker trước tiên cần phải có PETH.

Điều này được thực hiện ngay lập tức và dễ dàng trên blockchain bằng cách gửi ETH vào một hợp đồng thông minh đặc biệt cáimà cónhiệm vụ gộp ETH từ tất cả người dùng và trả lại cho họ PETH tương ứng.

Nếu ETH rớt giá đột ngột trên thị trường và dẫn đến CDP sẽ có khoản nợ lớn hơn giá trị của tài sản thế chấp, Nền tảng Maker sẽ tự động cắt giảm PETH để tái cấu trúc hệ thống.

Điều này có nghĩalà mỗi token PETH giảm xuống tương ứng với tổng ETH được gộpđể đảm bảo cân bằng.

Sau khi Nền tảng Maker được nâng cấp để hỗ trợ nhiều loại tài sản thế chấp, PETH sẽ bị xóa và thay vào đó ETH thông thường sẽ có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp bên cạnh các loại tài sản thế chấp mới khác.

Cơ chế ổn định giá

Giá mục tiêu (Target Price)

Giá mục tiêu của Dai được sử dụng để xác định giá trị của các tài sản thế chấp mà chủ sở hữu Dai nhận được trong trường hợp Tắt khẩn cấp (Emergency Shutdown). Giá mục tiêu cho Dai là 1 USD, tương ứng với tỉ lệ 1: 1 USD ( Nghĩa là 01 Dai = 01 USD).

Tắt khẩn cấp (Emergency Shutdown)

Tắt khẩn cấp là một quy trình có thể được sử dụng như là phươngáncuối cùng để thực thi trực tiếp Giá mục tiêucho những người nắm giữ Dai và CDPs, và bảo vệ Maker chống lại các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của nó.

Tắt khẩn cấp sẽ dừng và xửlý Nền tảng Maker trong khi đảm bảo rằng tất cả người dùng, cả chủ sở hữu Dai và người dùng CDP, đều nhận được giá trị ròng của tài sản mà họ được hưởng.

Thực tế, nó cho phép chủ sở hữu Dai trực tiếp mua lại Dai với giá 1 đô la của tài sản thế chấp tại thời điểm khi việc Tắt khẩn cấp được bắt đầu.

Trong Daiđơn thế chấp, quy trình được kiểm soát bởi các Nhà tiên đoán khẩn cấp (Emergency Oracles) được lựa chọn bởi những người bình chọn MKR.

Trong Daiđa thế chấp, quá trình này được phân cấp và kiểm soát hoàn toàn bởi những người bình chọn MKR, những người có thể kích hoạt quy trình Tắtkhẩn cấp bằng cách gửi MKR vào hợp đồng tắt khẩn cấp.

Ban đầu, cần có một mức tối thiểu 50.000 MKR bình chọn để ngay lập tức kích hoạt cơ chế Tắt khẩn cấp.

Để bảo mật hơn, người bình chọn MKR vẫn sẽ có thể chọn các Nhà tiên đoán khẩn cấp (Emergency Oracles) có khả năng đơn phương kích hoạt cơ chế Tắt khẩn cấp.

Ví dụ như trong các trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng như là sự bất hợp lý trên thị trường dài hạn, hack hoặc vi phạm an ninh. Cơ chế Tắt khẩn cấp cũng sẽ được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cấp hệ thống.

Quy trình chi tiết trong cơ chế tắt khẩn cấp

  • Bước 1: Tắt khẩn cấp được kích hoạt và người dùng CDP rút tài sản

Nếu đủ số người bình chọn MKR hoặc Nhà tiên đoán khẩn cấp (được lựa chọn bởi Hệ quản trị Maker) tin rằng hệ thống này sẽ bị tấn công nghiêm trọng hoặc nếu Tắt khẩn cấp được lên lịch như một phần của việc nâng cấp kỹ thuật, họ có thể kích hoạt chức năng Tắt khẩn cấp.

Điều này ngăn việc tạo và thao tác CDP ,và đóng băng Bảng giá (Price Feeds) ở một mức giá trị cố định sau đó được sử dụng để xử lý khiếu nại cân đối cho tất cả người dùng. Người dùng CDP có thể rút ngay lập tức giá trị ròng của tài sản thế chấp trong CDP của họ kể từ thời điểm Tắt khẩn cấp được kích hoạt.

  • Bước 2: Quy trình xử lý đấu giá sau khi Tắt khẩn cấp

Sau khi Tắt khẩn cấp đã được kích hoạt, cần có một khoảng thời gian để cho phép các cuộc Đấu giá tài sản thế chấp tồn tại trước đó được hoàn thành.

Thời gian xử lý đấu giá này sẽ được thiết lập bởi Hệ quản trị Maker (Maker Governance) dài hơn một chút so với thời gian tối đa của một Đấu giá tài sản thế chấp thông thường, điều này sẽ đảm bảo rằng vào cuối thời gian xử lý đấu giá không còn phiên đấu giá nào chưa giải quyết xong.

  • Bước 3: Chủ sở hữu Dai yêu cầu tài sản thế chấp còn lại với Dai của họ

Sau khi thời gian xử lý đấu giá hoàn tất, chủ sở hữu Dai có thể sử dụng Dai của mình để yêu cầu tài sản thếchấpmột cách trực tiếp theo tỷ lệ cố định tương ứng với giá trị đã tính toán cho tài sản của họ, dựa trên giá mục tiêu của Dai.

Ví dụ. Nếu Giá mục tiêu của Dai là 1 đô la Mỹ, Giá ETH / USD là 200 và người dùng giữ 1000 Dai khi cơ chế Tắt khẩn cấp được kích hoạt, sau thời gian xử lý, họ sẽ có thể yêu cầu chính xác 5 ETH từ Nền tảng Maker.

Không có giới hạn thời gian cho thời điểm của yêu cầu cuối cùng có thể được đưa ra. Trong Daiđa thế chấp, những người nắm giữ Dai sẽ nhận được một yêu cầu cân đối với từng loại tài sản thế chấp tồn tại trong danh mục tài sản thế chấp.

Điều chỉnh tỷ suất tiết kiệm Dai

Do thay đổi của thị trường, khi giá thị trường của Dai lệch khỏi Giá mục tiêu trong ngắn hạn, Hệ quản trị Maker có thể giảm thiểu sự mất ổn định giá này bằng cách điều chỉnh Tỷ suất tiết kiệm Dai.

Tỷ suất tiết kiệm Dai là một tham số hệ thống toàn cầu, cả hai đều ảnh hưởng đến số tiền mà người nắm giữ Dai có thể kiếm được thông qua việc nắm giữ của họ theo thời gian, cũng như chi phí vay cơ bản để tạo Dai từ CDP.

Nếu giá thị trường của Dai trên 1 USD, Tỷ suất tiết kiệm của Dai sẽ giảm. Điều này kìm hãm nhu cầu, cái mà sẽ làm giảm giá thị trường của Dai xuống về mức giá mục tiêu 1 USD.

Nếu giá thị trường của Dai dưới 1 USD, Tỷ suất tiết kiệm Dai sẽ tăng. Điều này làm tăng nhu cầu, cái mà sẽ làm tăng giá thị trường của Dai lên tới mức giá mục tiêu 1 USD.

Hai lực lượng này cùng nhau đảm bảo rằng bất cứ khi nào giá của Dai lệch khỏi Giá mục tiêu, các điều chỉnh sẽ giúp hướng giá thị trường trở về Giá mục tiêu.

Quá trình điều chỉnh tỷ suất tiết kiệm Dai ban đầu sẽ là một quy trình hàng tuần trong đó cộng đồng Hệ quản trị Maker đánh giá dữ liệu thị trường công cộng và dữ liệu độc quyền do những người tham gia thị trường cung cấp và xử lý dữ liệu để xác định xem có cần thiết điều chỉnh với Tỷ suất tiết kiệm Dai hay không

Trong Daiđơn thế chấp, Tỷ suất tiết kiệm Dai sẽ không có sẵn và thay vào đó, Phí ổn định trên CDPs sẽ được điều chỉnh trực tiếp để cân bằng cung và cầu và bảo vệ sự ổn định của Dai trên thị trường.

6. Quản lý rủi ro của nền tảng Maker

Token MKR cho phép chủ sở hữu bỏ phiếu để thực hiện các hành động Quản lý rủi ro sau:

  • Thêm loại CDP mới: Tạo loại CDP mới [Tài sản đảm bảo] với một bộ Thông số rủi ro duy nhất. Loại CDP có thể là một loại tài sản thế chấp mới hoặc một bộ Thông số rủi ro mới thay cho loại tài sản thế chấp hiện có.
  • Sửa đổi các loại CDP hiện có: Thay đổi Thông số rủi ro của một hoặc nhiều loại CDP hiện có.
  • Sửa đổi tỷ lệ tiết kiệm Dai: Thay đổi tỷ lệ tiết kiệm Dai (​Dai Savings Rate)
  • Chọn tập hợp các Nhà tiên đoán giá: Nền tảng Maker lấy giá nội bộ của nó cho tài sản thế chấp và giá thị trường của Dai từ một cơ sở hạ tầng Nhà tiên đoán oracles phi tập trung, bao gồm một tập hợp các node Nhà tiên đoán riêng lẻ.Các cử tri MKR kiểm soát có bao nhiêu node trong tập hợp các Nhà tiên đoán đáng tin cậy và những node đó là ai. Một nửa số Nhà tiên đoán có thể bị xâm phạm hoặc trục trặc mà không gây gián đoạn cho hoạt động an toàn liên tục của hệ thống
  • Chọn tập hợp các Nhà tiên đoán khẩn cấp: Tắt khẩn cấp là một cơ chế quan trọng cho phép Nền tảng Maker tồn tại sau các cuộc tấn công chống lại các Nhà tiên đoán hoặc quy trình quản trị và giảm thiểu rủi ro khi chạy vào ngân hàng.Quy trình quản trị chọn một nhóm các Nhà tiên đoán khẩn cấp người có khả năng đơn phương kích hoạt Tắt khẩn cấp.
  • Kích hoạt Tắt khẩn cấp: Các cử tri MKR cũng có thể kích hoạt Tắt khẩn cấp ngay lập tức nếu đủ cử tri MKR tin rằng điều đó là cần thiết. Điều này được sử dụng như một mạng lưới phòng thủ cuối cùng khi các Nhà tiên đoán khẩn cấp bị xâm phạm.

Thông số rủi ro

Các vị trí nợ được thế chấp có nhiều Thông số rủi ro thực thi cách sử dụng chúng. Mỗi loại CDP có bộ Thông số rủi ro duy nhất của riêng mình và các tham số này được xác định dựa trên hồ sơ rủi ro của tài sản thế chấp được sử dụng bởi loại CDPđó.

Các tham số này được kiểm soát trực tiếp bởi chủ sở hữu MKR thông qua bỏ phiếu, với một MKR thì chủ sở hữuđượcmột phiếu bầu.

Các thông số rủi ro chính cho CDP là:

  • Nợ trầnNợ trầnlà số nợ tối đa có thể được tạo bởi một loại CDP. Khi đủ nợ đã được tạo bởimộtCDP thuộc bất kỳ loại nào,nợsẽ không thể tạo thêm được trừ khi CDP hiện tại bị đóng. Nợtrầnđược sử dụng để đảm bảo tínhđa dạng danh mục tài sản thế chấp.
  • Tỷ lệ thanh lý: Tỷ lệ thanh lý là tỷ lệ nợ trên tài sản thế chấp mà tại tỷ lệ đó CDP trở nên dễ thanh lý. Tỷ lệ thanh lý thấp có nghĩa là cử tri MKR kỳ vọng sự biến động giá thấp của tài sản thế chấp, trong khi Tỷ lệ thanh lý cao có nghĩa là biến động cao được kỳ vọng.
  • Phí ổn định: Phí ổn định là phí được trả bởi mỗi CDP. Đó là một tỷ lệ phần trăm hàng năm được tính dựa trên khoản nợ hiện tại của CDP và phải được trả bởi người dùng CDP. Phí ổn định được quy định bằng Dai, nhưng chỉ có thể được thanh toán bằng MKR. Số lượng MKR phải trả được tính dựa trên Nguồn cấp giá của giá thị trường MKR. Khi được thanh toán, MKR bị xoá vĩnh viễn khỏi nguồn cung cấp.
  • Hình phạt thanh lý: Hình phạt thanh lý được sử dụng để xác định số lượng Dai được huy động tối đa từ phiên Đấu giá tài sản thế chấp cái mà được sử dụng để mua và loại bỏ MKR khỏi nguồn cung, tài sản thế chấp dư thừa sẽ được trả lại cho người dùng CDP người mà đã sở hữu và thanh lý CDP trước đó.Hình phạt thanh lý được sử dụng để hoàn thiện những thiếu sót của cơ chế thanh lý. Trong giai đoạn của Dai đơn thế chấp, hình phạt thanh lý sẽ mua và trừ PETH, mang lại lợi ích cho tỷ lệ PETH trên ETH.
  • Thời hạn đấu giá: Thời hạn đấu giá tài sản thế chấp diễn ra sau khi thanh lý đã được kich hoạt.
  • Mức đặt giá thầu: Mức tăng giá thầu tối thiểu phải cao hơn giá thầu hiện tại khi đặt giá thầu trong phiên đấu giá. Thông số rủi ro này tồn tại để khuyến khích các nhà thầu sớm tham gia đấu giá và ngăn chặn lạm dụng bằng cách đặt giá thầu nhỏ hơn giá thầu hiện có.

Quản trị Token

Ngoài việc thanh toán Phí ổn định cho các CDP đang hoạt động, token MKR đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị Nền tảng Maker.

Quản trị được thực hiện ở cấp hệ thống thông qua bầu cử Đề xuất hoạt động của cử tri MKR. Đề xuất hoạt động là hợp đồng thông minh được trao quyền bằng việc bỏ phiếu MKR nhằm mục đích có quyền truy cập quản trị để sửa đổi các biến quản trị nội bộ của Nền tảng Maker.

Hợp đồng đề xuất là các đề xuất chỉ có thể được thực hiện một lần sau khi có quyền truy cập quản trị và ngay lập tức sau khi áp dụng các thay đổi của chúng đối với các biến quản trị nội bộ của Nền tảng Maker. Sau khi thực hiện một lần, Hợp đồng đề xuất không thể được sử dụng lại.

Bất kỳ tài khoản Ethereum nào cũng có thể triển khai các hợp đồng đề xuất thông mình hợp lệ. Các cử tri MKR sau đó có thể sử dụng token MKR của họ để bỏ phiếu phê duyệt cho đề xuất mà họ muốn chọn làm Đề xuất hoạt động.

Hợp đồng thông minh có tổng số phiếu tán thành cao nhất từ cử tri MKR được bầu làm Đề xuất hoạt động.

Các sửa đổi đối với các biến quản trị nội bộ không có hiệu lực ngay lập tức, mà bị trì hoãn trong 24 giờ bởi Mô-đun bảo mật quản trị.

Điều này đảm bảo hệ thống có thể tự bảo vệ mình bằng cách kích hoạt Tắt khẩn cấp để đáp ứng với đề xuất quản trị độc hại có thể gây hại cho hệ thống.

Về lâu dài, các hình thức Hợp đồng Đề xuất nâng cao hơn cũng có thể được sử dụng, bao gồm cả Hợp đồng Đề xuất được sử dụng nhiều lần. Cơ chế quản trị Maker được thiết kế linh hoạt và có thể dễ nâng cấp nhất có thể.

Trong thực tế, Quy trình quản trị Maker thiết lập sự đồng thuận mạnh mẽ trong cộng đồng quản trị trước khi bỏ phiếu bất kỳ, có nghĩa là kết quả của việc bỏ phiếu đã được biết đến và chính quá trình bỏ phiếu không phải là bước đưa ra quyết định, mà là các quyết định thực hiện an toàn đã được đưa vào hệ thống trước đó.

MKR và Dai đa thế chấp

Sau khi nâng cấp lên Dai đa thế chấp, MKR sẽ đảm nhận vai trò quan trọng hơn trong Hệ thống Dai Stablecoin bằng cách thay thế PETH làm nguồn tái cấu trúc.

Khi CDP trở nên thấp hơn mức thế chấp do sự cố thị trường, nguồn cung MKR sẽ tự động bị pha loãng và bán hết để huy động đủ tiền để tái cấp vốn cho hệ thống.

Thanh lý tự động các CDP rủi ro

Để đảm bảo luôn có đủ tài sản thế chấp trong hệ thống để trang trải tất cả các khoản Nợ chưa thanh toán (theo Giá mục tiêu), CDP có thể được thanh lý nếu được coi là quá rủi ro.

Nền tảng Maker xác định thời điểm thanh lý CDP bằng cách so sánh Tỷ lệ thanh lý với tỷ lệ nợ trên tài sản thế chấp hiện tại của CDP.

Mỗi loại CDP có Tỷ lệ thanh lý riêng được kiểm soát bởi các cử tri MKR và được thiết lập dựa trên hồ sơ rủi ro của tài sản đảm bảo cụ thể của loại CDP đó.

Thanh lý sẽ diễn ra khi CDP đạt Tỷ lệ thanh lý. Nền tảng Maker sẽ tự động mua tài sản thế chấp của CDP và sau đó bán lại.

Có một cơ chế tạm thời được áp dụng cho Dai đơn thế chấp được gọi là Hợp đồng cung cấp thanh khoản. Đối với Dai đa thế chấp, cơ chế đấu giá sẽ được sử dụng.

Hợp đồng cung cấp thanh khoản (Cơ chế tạm thời cho Dai đơn thế chấp)

Trong Dai đơn thế chấp, cơ chế thanh lý là Hợp đồng cung cấp thanh khoản: hợp đồng thông minh giao dịch trực tiếp với người dùng và người giữ Ethereum theo nguồn cấp giá của hệ thống.

Khi CDP được thanh lý, nó sẽ được hệ thống mua ngay lập tức. Chủ sở hữu CDP nhận được giá trị của tài sản thế chấp còn lại trừ đi khoản nợ, phí ổn định và tiền phạt thanh lý.

Tài sản thế chấp của PETH được thiết lập để bán trong Hợp đồng cung cấp thanh khoản và người giữ có thể mua PETH bằng Dai.

Tất cả Dai trả theo cách này ngay lập tức được xóa khỏi nguồn cung Dai, cho đến khi số tiền bằng với khoản nợ CDP đã được xóa. Nếu bất kỳ Dai nào được thanh toán vượt quá khoản thiếu nợ, Dai thừa sẽ được sử dụng để mua PETH từ thị trường, điều này làm thay đổi tích cực tỷ lệ ETH thành PETH. Điều này dẫn đến tăng giá trị ròng cho người nắm giữ PETH.

Nếu PETH bán ra lúc đầu không tăng đủ số Dai để bù đắp toàn bộ nợ thiếu, nhiều PETH sẽ liên tục được tạo ra và bán hết. PETH mới được tạo ra theo cách này làm thay đổi tiêu cực tỷ lệ ETH thành PETH, khiến người giữ PETH lỗ.

Nợ và đấu giá tài sản thế chấp (Dai đa thế chấp – Multi-Collateral Dai)

Trong Dai đa thế chấp, khi thanh lý, nền tảng Maker mua tài sản thế chấp của CDP và sau đó bán nó trong một cuộc đấu giá tự động.

Cơ chế đấu giá này cho phép hệ thống giải quyết CDP ngay cả khi không có thông tin về giá.

Để có tài sản thế chấp của CDP để bán, trước tiên hệ thống cần huy động đủ Daii để trang trải khoản nợ CDP. Đây được gọi là Đấu giá Nợ và hoạt động bằng cách pha loãng việc cung cấp token MKR và bán cho các nhà thầu theo định dạng đấu giá.

Đồng thời, tài sản thế chấp của CDP được bán trong Phiên đấu giá tài sản thế chấp nơi mà tất cả số tiền thu được (cũng có mệnh giá bằng Dai) cho đến số tiền nợ CDP cộng với tiền phạt thanh lý (Thông số rủi ro được xác định bởi biểu quyết MKR) được sử dụng để mua MKR và xóa nó khỏi nguồn cung.

Điều này trực tiếp chống lại sự pha loãng MKR đã xảy ra trong Phiên đấu giá nợ. Nếu đủ Dai để trả hết nợ CDP cộng với tiền phạt thanh lý, Đấu giá tài sản thế chấp chuyển sang cơ chế đấu giá ngược và cố gắng bán càng ít tài sản thế chấp càng tốt – mọi tài sản thế chấp còn lại sẽ được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu của CDP.

Các tác nhân chính bên ngoài

Ngoài cơ sở Hợp đồng thông minh, Nền tảng Maker còn dựa vào một số tác nhân bên ngoài nhất định để duy trì hoạt động.

Người sở hữu (Keeper) là các tác nhân bên ngoài, người tận dụng các ưu đãi kinh tế được của nền tảng Maker. Các nhà tiên đoán và Những người định cư toàn cầu (Global Settlers) là các tác nhân bên ngoài có quyền đặc biệt trong hệ thống được cử tri MKR giao quyền.

Người sở hữu (Keeper)

Một người sở hữu là một nhân tố độc lập (thường là tự động) được khuyến khích bởi các cơ hội lợi nhuận để đóng góp cho các hệ thống phi tập trung.

Trong bối cảnh của Hệ thống Dai Stablecoin, những người sở hữu tham gia vào các Phiên đấu giá nợ và Đấu giá tài sản thế chấp khi CDP được thanh lý.

Người sở hữu cũng giao dịch Dai xung quanh Giá mục tiêu. Họ bán Dai khi giá thị trường cao hơn Giá mục tiêu và mua Dai khi giá thị trường thấp hơn Giá mục tiêu để thu lợi từ sự hội tụ dài hạn dự kiến đối với Giá mục tiêu.

Các nhà tiên đoán giá

Nền tảng Maker yêu cầu thông tin theo thời gian thực về giá thị trường của các tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp trong CDP để biết khi nào nên kích hoạt thanh lý.

Các cử tri MKR chọn một tập hợp các nhà tiên đoán đáng tin cậy để cung cấp thông tin này cho nền tảng Maker thông qua các giao dịch Ethereum.

Để bảo vệ hệ thống khỏi kẻ tấn công giành quyền kiểm soát phần lớn các nhà tiên đoán, tất cả các đầu vào của nhà tiên đoán đều thông qua Mô-đun bảo mật của nhà tiên đoán, trong đó áp dụng chế độ trễ 1 giờ cho dữ liệu, điều này giúp dành đủ thời gian cho cộng đồng quản trị MKR và Nhà tiên đoán Khẩn cấp (Emergency Oracles) phân tích dữ liệu và phản hồi.

Nhà tiên đoán khẩn cấp (Emergency Oracles)

Nhà tiên đoán khẩn cấp là các tác nhân bên ngoài tương tự như Giá cả và cùng với các cử tri MKR là tuyến phòng thủ cuối cùng cho nền tảng Maker trong trường hợp bị tấn công.

Các Nhà tiên đoán khẩn cấp được lựa chọn bởi các cử tri MKR, có thẩm quyền đơn phương kích hoạt Tắt khẩn cấp. Ngoài thẩm quyền này, các tác nhân này không có bất kỳ quyền truy cập hoặc kiểm soát đặc biệt nào trong hệ thống.

Ví dụ

Hệ thống Dai Stablecoin có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai mà không có bất kỳ hạn chế hoặc cần quá trình đăng ký nào.

  • Ví dụ 1: Bob cần một khoản vay, vì vậy anh ta quyết định tạo ra 100 Dai. Anh ta khóa một lượng ETH đáng giá hơn 100 Dai vào CDP và sử dụng nó để tạo ra 100 Dai. 100 Dai ngay lập tức được gửi trực tiếp vào tài khoản Ethereum của anh ấy. Giả sử rằng Phí ổn định là 1% mỗi năm, Bob sẽ cần 101 Dai để chi trả cho CDP nếu anh ta quyết định lấy lại ETH của mình một năm sau đó.

Một trong những trường hợp sử dụng chính của CDP là giao dịch ký quỹ bởi người dùng CDP.

  • Ví dụ 2: Bob muốn ký quỹ dài hạn trên cặp ETH / DAI, vì vậy anh ta tạo ra Dai trị giá 100 USD bằng cách đăng ETH trị giá 150 USD lên CDP. Sau đó, anh ta mua một ETH trị giá 100 USD khác với Dai mới tạo của mình, mang lại cho anh ta mức tổn thất ròng 1,66x ETH / USD.Anh ấy có thể làm bất cứ điều gì mình muốn với ETH trị giá 100 USD mà anh ấy có được bằng cách bán Dai. Tài sản thế chấp ETH ban đầu (trị giá 150 USD) vẫn bị khóa trong CDP cho đến khi khoản nợ cộng với Phí ổn định được chi trả.

Thanh lý đảm bảo rằng trong trường hợp xảy ra sự cố giảm giá của tài sản thế chấp cho một loại CDP, hệ thống sẽ tự động đóng các CDP trở nên quá rủi ro. Điều này đảm bảo rằng nguồn cung Dai vẫn được thế chấp hoàn toàn.

  • Ví dụ 3: Giả sử rằng có một loại Ether CDP với Tỷ lệ thanh lý là 145%, Tỷ lệ phạt 105% và chúng ta có một Ether CDP với tỷ lệ nợ trên tài sản thế chấp là 150%. Giá Ether hiện giảm 10% so với Giá mục tiêu, khiến tỷ lệ nợ trên tài sản thế chấp của CDP giảm xuống ~ 135%.Khi nó giảm xuống dưới Tỷ lệ thanh lý, các nhà giao dịch (trader) có thể kích hoạt Thanh lý và bắt đầu đấu thầu với Dai để mua MKR trong phiên đấu giá nợ. Đồng thời, người giao dịch (trader) có thể bắt đầu đấu thầu với Dai để mua tài sản thế chấp trị giá ~ 135 Dai trong đấu giá tài sản thế chấp.Khi có ít nhất 105 Dai được đặt giá thầu trên tài sản thế chấp Ether, các nhà giao dịch đảo ngược giá thầu để lấy số lượng tài sản thế chấp ít nhất cho 105 Dai. Tài sản thế chấp còn lại được trả lại cho chủ sở hữu CDP.

7. Thị trường chiến lược của Dai Stablecoin

Như đã đề cập ở phần giới thiệu, một trong những yêu cầu cơ bản đối với phần lớn những ứng dụng phi tập trung đó là giá của đồng tiền điện tử ấy phải ổn định.

Nếu có được điều dó, thị trường tiềm năng của Dai là rất rộng lớn, nếu không muốn nói là bao hàm toàn bộ nền công nghiệp blockchain.

Dưới đây là danh sách ngắn một vài thị trường tiềm năng và những ứng dụng của Dai dưới vai trò là một đồng tiền ổn định (stablecoin) và một nền tảng phi tập trung:

  • Thị trường tài chính; lập hàng rào bảo vệ, phái sinh, và đòn bẩy tài chính:CDP cho phép những giao dịch đòn bẩy không thông qua chứng thực. Dai cũng sẽ rất hữu ích vì giá trị ổn định và khả năng kí quỹ của nó trong các hợp đồng giao dịch thông minh.
  • Hóa đơn, rút chuyển tiền xuyên biên giới:Sự linh hoạt trong chuyển đổi ngoại tệ cùng với việc không thông qua các đơn vị trung gian giúp cho phí giao dịch ngoại tệ giảm đáng kể nếu sử dụng Dai
  • Hệ thống kiểm toán minh bạch:Những tổ chức phi chính phủ, từ thiện, hay ngay cả chính phủ sẽ nhận ra sự hiệu quả trong việc gia tăng năng suất cũng như giảm thiểu mức độ tham nhũng khi sử dụng Dai.
  • Dự đoán thị trường và các ứng dụng đặt cược:Khi thực hiện đánh giá và dự đoán thị trường nào, rõ ràng chúng ta không hề muốn đặt cược vào các đồng tiền điện tử ít tin cậy. Khi đó, những dự đoán trong thời gian dài sẽ không còn đáng tin cậy nữa. Chính vì vậy, một đồng điện tử với giá trị ổn định như Dai sẽ là sự lựa chọn số 1 dành cho những người chơi đánh cược và dự đoán thị trường sử dụng.

8. Nguy cơ và cách để giảm thiểu trong quá trình giao dịch Maker

Có rất nhiều nguy cơ tiềm tàng chúng ta phải đối mặt để đi tới thành công trong việc phát triển, triển khai và tổ chức vận hành một nền tảng giao dịch Maker.

Cộng đồng Maker sẽ phải thực hiện tất cả các bước cơ bản cần thiết để giảm thiểu các rủi ro này. Sau đây là danh sách một vài các rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra và cách để giảm thiểu những rủi ro đó:

Các đợt tấn công mạng nhằm vào hệ thống giao dịch thông minh

Nguy cơ lớn nhất xảy đến với một hệ thống trong suốt những giai đoạn phát triển ban đầu đấy chính là các cuộc tấn mạng nhằm khai thác các điểm yếu của các hợp đồng thông minh, sử dụng những điểm yếu này để phá vỡ hoặc đánh cắp thông tin mật trước khi những lỗi này được sửa.

Trong tình huống xấu nhất, mọi tài sản được lưu giữ dưới dạng kí quỹ trên hệ thống Maker, như là Ether (ETH) hay Augur Reputation (REP), có thể bị đánh cắp mà không thể nào khôi phục được.

Một phần tài sản kí quỹ này là tồn tại dưới dạng tập trung, nhưng Digix Gold IOU, sẽ không bị đánh cắp vì chúng có thể được “đông lạnh” và điểu khiển thông qua các cửa hậu, kết hợp với việc sử dụng chức năng đóng khẩn cấp nền tảng, cho phép Dai và người dùng CDP có thể lấy lại một phần giá trị.

Khả năng giảm thiểu rủi ro: Việc bảo mật các hợp đồng thông minh và các cơ chế bảo mật tốt nhất sẽ được đưa lên ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển Dai.

Nền tảng của các đoạn mã được thực hiện dựa trên ba bước bảo mật độc lập bởi các nhà nghiên cứu bảo mật tốt nhất trên thế giới.

Ngoài những phương pháp kĩ thuật vừa nêu, một công cụ mạnh mẽ nhất nhằm đối phó với các hacker là việc kiểm chứng. Việc kiểm chứng nhằm tạo ra các đặc điểm kĩ thuật dựa vào toán học sao cho khớp với những bằng chứng có sẵn đã được tạo ra trước đó.

Nền tảng của Dai là nền tảng đầu tiên của một ứng dụng phi tập trung có khả năng kiểm chứng được. Mục tiêu trong thời gian ngắn sắp tới là hoàn chỉnh các bằng chứng toán học này độc nhất này, nhằm nâng cao việc bảo mật của hệ thống

Sự kiện thiên nga đen trong một hay nhiều tài sản kí quỹ

Một nguy cơ lớn khác là sự kiện “thiên nga đen” xảy ra tại các tài sản kí quỹ của Dai. Việc này có thể xảy ra trong những giai đoạn đầu phát triển Dai, trước khi Maker có đủ khả năng hỗ trợ việc pha loãng lạm phát, hoặc sau khi Dai hỗ trợ nhiều đầu tư kí quỹ hơn.

Phương pháp giảm thiểu rủi ro: việc kí quỹ CDP sẽ bị giới hạn về ETH trong các giai đoạn đầu, bằng việc giới hạn mức trần các khoản nợ và từ từ nâng mức trần lên theo thời gian.

Sự cạnh tranh và tầm quan trọng của việc dễ dàng sử dụng

Như đã đề cập ở trên, một lượng lớn tiền và nhân lực sẽ được đổ vào làm việc trong trong lĩnh vực tiền điện tử dạng stablecoin.

Đúng với chức năng phi tập trung của mình, hệ thống tiền điện tử với giá trị ổn định Dai hiện đang là mô hình phức tạp nhất trong lĩnh vực blockchain.

Một rủi ro dễ nhận thấy nhất là phong trào giữa những người dùng khi mà những ý tưởng cốt lõi về phi tập trung đã bị hoán đổi bằng sự đơn giản hóa và những chiêu trò makerting của những đồng tiền kĩ thuật số tập trung.

Cách khắc phục: chúng tôi hi vọng Dai sẽ trở nên vô cùng dễ dàng khi sử dụng đối với người dùng phổ thông.

Dai sẽ trở thành một loại token ETH theo tiêu chuẩn ERC-20, và có tính thanh khoản xuyên suốt hệ sinh thái. Dai cũng được thiết kế dưới dạng người dùng trung bình không cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của hệ thống để sử dụng Dai.

Sự phức tạp của hệ thống Dai là do được sử dụng trong các công ty đầu tư tài chính. Những loại người dùng này có đủ nguồn lực để thực thi nhờ nguồn tài liệu rõ ràng và đầy đủ về mọi mặt của cơ chế hoạt động. Cộng đồng Maker cam kết sẽ theo đuổi mục tiêu này.

Lỗi định giá, sự kiện ngoài dự kiến và không hợp lý

Một số sự kiện ngoài dự kiến có thể xảy ra, như vấn đề định giá từ Oracles, động lực thị trường phi lý có thể gây ra các thay đổi giá trị của Dai trong một khoảng thời gian dài.

Một khi niềm tin bị mất trong hệ thống, những thay đổi về giá hoặc thậm chí sự pha loãng Maker có thể tăng lên mức độ rất cao trong khi vẫn chưa thể mang lại đủ thanh khoản và sự ổn định cho thị trường.

Phương pháp khắc phục: Cộng đồng Maker cần khuyến khích một khoản tài chính đủ lớn để hoạt động dưới vai trò của người điều phối thị trường nhằm tối đa hóa hiệu suất thị trường và cho phép nguồn cung Dai gia tăng một cách ổn định.

Thất bại về cơ sở hạ tầng tập trung trong những quá trình đầu phát triển

Quỹ Maker đóng một vai trò chính trong việc phát triển và vận hành nền tảng Maker trong những giai đoạn đầu: chi trả cho việc chi tiêu, tuyển lập trình viên mới, tìm kiếm đối tác và người dùng lớn, tiếp xúc với các nhà điều hành và những nhà đầu tư chính từ bên ngoài.

Quỹ Maker có thể sẽ phạm phải sai lầm ở một số chỗ nào đó vì một lý do nào đó liên quan đến luật pháp, hoặc do những vấn đề quản lý, tương lai của Maker có thể bị ảnh hưởng mà không có bất cứ kế hoạch ứng phó phù hợp.

Phương pháp giảm thiểu rủi ro: Cộng đồng Maker được khởi động sớm nhằm hoạt động như một đối tác của Quỹ Maker trong suốt những giai đoạn đầu của dự án. Tồn tại một nhóm độc lập cùng nhau sở hữu token MKR, mang lại giá trị lớn giúp nền tảng Maker có thể thành công.

Trong suốt những giai đoạn đầu phân phối MKR, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm những lập trình viên nòng cốt phải nhận được một lượng MKR đủ lớn.

Khi mà quỹ Maker không còn khả năng để lãnh đạo việc phát triển nền tảng Maker, mỗi người sở hữu MKR sẽ được trả thưởng nhằm giúp trả lương các lập trình viên (hay đơn giản là tự họ có thể tiếp tục phát triển) nhằm bảo vệ khoản đã đầu tư và việc điều hành Maker cũng có thể chi trả chi phí bảo trì và phát triển hệ thống

9. Bảng chú giải các thuật ngữ liên quan đến Dai Stablecoin

  • Vị trí nợ ký quỹ (CDP): Một hợp đồng thông minh mà người dùng Dai nhận được có thể hoạt động hiệu quả như một công cụ ghi nợ với tỉ lệ phần tram nhất định. Người dùng CDP ghi vào sổ kí quỹ khi vượt quá giá trị khoản vay nhằm đảm bảo khoản nợ.
  • Dai: tiền điện tử với giá trị ổn định là một dạng tài sản hoán đổi trong hệ thống stablecoin Dai. Nó là dạng token ETH dựa vào tiêu chuẩn ERC20
  • Đấu giá nợ: Khoản đấu giá bán MKR dành cho Dai nhằm kiểm soát khoản nợ khẩn cấp khi một CDP trở thành không thể kí quỹ.
  • Đấu giá kí quỹ: việc đấu giá bán phần kí quỹ từ CDP nhằm thực hiện việc thanh khoản. Việc ưu tiên xóa nợ của CDP được ưu tiên thực hiện, rồi sau đó đưa ra giá tốt nhất có thể cho người sở hữu CDP
  • Quỹ Maker: Nhóm các lập trình viên hợp đồng thông minh cam kết vào việc phát triển và cho ra mắt nền tảng Maker
  • Người sở hữu (Keeper):Những chủ thể kinh tế độc lập tham gia giao dịch Dai, CDP hoặc MKR; tạo ra Dai hoặc đóng CDP, buôn bán trên hệ thống Dai. Chính vì vậy, Keeper giúp duy trì và phát triển thị trường Dai
  • MKR: token chuẩn ERC20 được dùng bởi người sở hữu MKR trong việc biểu quyết. Nó cũng hoạt động như một phương án dự phòng trong trường hợp không trả được nợ CDP
  • Người biểu quyết MKR: những người sở hữu MKR chịu trách nhiệm quản trị rủi ro hệ thống Dai bằng cách biểu quyết dựa trên các tham số rủi ro.
  • Maker: tên của tổ chức tự động tập trung hóa được tao ra bởi hệ thống hạ tầng kĩ thuật của nền tảng Maker and cộng đồng những người biểu quyết MKR.
  • Các nhà tiên đoán (Oracles): những tài khoản Etherium (bao gồm những hợp đồng hoặc là người sở hữu) được chọn nhằm cung cấp các dự kiện về giá cho nhiều nhân tố thuộc nền tảng Maker
  • Tham số rủi ro: là loại tham số giúp xác định khi nào nền tảng Maker sẽ tự động đánh giá một CDP nào đó là rủi ro, cho phép các Keepers thanh lý nó.
  • Tham số nhạy cảm: là tham số xác định mức độ mạnh mẽ mà hệ thống stablecoin Dai thay đổi tự động nhằm phản ứng lại với sự biến thiên giá Dai trên thị trường.

Links

  • Chat:​ https://chat.makerdao.com/ — Primary platform of community interaction –
  • Chat:​ https://chat.makerdao.com/ — nền tảng giao tiếp trong cộng đồng Dai
  • Subreddit:​ ​https://reddit.com/r/makerdao/ — Best place to get latest news and links
  • Subreddit:​ ​https://reddit.com/r/makerdao/ — nơi tốt nhất để cập nhật các tin tức về Dai
  • GitHub:​ https://github.com/makerdao/ — Repository of the public Maker code
  • GitHub:​ https://github.com/makerdao/ — Nơi chứa toàn bộ mã nguồn của Dai
  • SoundCloud:​ ​https://soundcloud.com/makerdao/ — Governance meeting recordings
  • SoundCloud:​ ​https://soundcloud.com/makerdao/ — Nơi lưu trữ các đoạn ghi âm cuộc họp thuộc dự án Dai
  • Maker Tools: https://mkr.tools/ — Real time overview of the live system
  • Maker Tools: https://mkr.tools/ — Công cụ hỗ trợ quan sát hệ thống theo thời gian thực

10. Kết luận về Dai Stablecoin

Hệ thống stablecoin Dai được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề cốt yếu của việc trao đổi ổn định giá trị trong hệ sinh thái Etherium and rộng hơn là hệ thống blockchain.

Họ tin rằng cơ chế hoạt động giao dịch thông qua Dai, cùng với vai trò quản trị rủi ro của người sở hữu MKR, cho phép duy trì giá Dai ổn định một cách hiệu quả nhất theo thời gian.

Những nhà sáng lập cộng đồng Maker đã thành lập kế hoạch quản trị thận trọng và thông minh, phù hợp với nhu cầu phát triển trong ngắn hạn, đồng thời phù hợp với những quan niệm trong việc phi tập trung theo thời gian.

Kế hoạch phát triển Dai thật sự rất quyết liệt và tập trung trong việc mở rộng Dai theo mô hình tin cậy nhất có thể.

Trên đây là bài viết “Hệ thống Dai Stablecoin là gì? Thông tin đầy đủ nhất về hệ thống Dai Stablecoin ” , Hy vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp anh em có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống Dai Stablecoin.

Còn anh em, anh em nghĩ thế nào về Dai Stablecoin sau bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của anh em ở phần comment nhé.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ kienthuctrade.net nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền điện tử nói riêng cũng như thông tin mới nhất nhé !