Home Kiến thức trading Đáy nhíp, đỉnh nhíp, Mô Hình Nến Tweezer Top / Bottom – Đáy Nhíp / Đỉnh Nhíp là gì ? Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình nến Đỉnh nhíp, đáy nhíp

Đáy nhíp, đỉnh nhíp, Mô Hình Nến Tweezer Top / Bottom – Đáy Nhíp / Đỉnh Nhíp là gì ? Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình nến Đỉnh nhíp, đáy nhíp

2
Đáy nhíp, đỉnh nhíp, Mô Hình Nến Tweezer Top / Bottom – Đáy Nhíp / Đỉnh Nhíp là gì ? Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình nến Đỉnh nhíp, đáy nhíp

Mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms hay mô hình Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp được coi như một mẫu hình đảo chiều khá quan trọng đối với những nhà đầu tư theo trường phái Price Action.

Mô hình nến Tweerzer Tops & Bottoms đỉnh nhíp và đáy nhíp là mô hình nến đảo chiều là 1 phần nhỏ trong mô hình nến Nhật. Và trong bài viết hôm nay Kienthuctrade sẽ giới thiệu với bạn về mô hình nến này, nếu bạn là Trader theo trường phái hành động giá thì đừng nên bỏ qua bài viết này.

1. Mô hình nến đỉnh nhíp, đáy nhíp Tweezer Top & Bottoms là gì?

Mô hình nến Tweezer là mẫu hình nến đảo chiều thường xuất hiện ở Đỉnh hoặc Đáy của một xu hướng tăng giá hoặc giảm giá.

Đặc điểm của mẫu hình Tweezer được tạo thành bởi hai cây nến có màu sắc đối lập nhau có chung một mức giá mở cửa hoặc đóng cửa, không có bóng trên hoặc bóng dưới (hoặc có nhưng không đáng kể).

Mô hình nến Tweezer Tops (Đỉnh Nhíp) là gì?

Mô hình nến Tweezer Tops giảm giá thường xuất hiện trong xu hướng tăng giá. Khi sự tăng giá đẩy giá lên cao, thông thường giá đóng cửa nằm gần với vùng giá cao nhất trong ngày.

Tuy nhiên ở ngày thứ 2, trạng thái của nhà đầu tư đã thay đổi ngược lại. Sau khi thị trường mở cửa (ngang bằng với giá đóng cửa ngày hôm trước) thì sự giảm giá xuất hiện đã đẩy giá xuống thẳng đứng và lấy đi toàn bộ thành quả của phiên tăng giá ngày hôm trước.

Trong mô hình nến Tweezer Tops có thể xuất hiện hai hoặc nhiều nến có cùng đỉnh. Mẫu hình cho tín hiệu đảo chiều nhẹ này sẽ đáng tin cậy hơn khi các nến trong mô hình nến Tweezer Tops kết hợp thành một mẫu hình khác.

Mô hình nến Tweezer Bottoms (Đáy Nhíp) là gì?

Ngược lại, Mô hình tăng giá Tweezer Bottom xảy ra trong xu hướng giảm giá. Khi sự giảm giá tiếp tục đẩy giá xuống mức thấp hơn, thông thường mức giá đóng cửa ở gần với vùng giá thấp nhất trong ngày.

Tuy nhiên ngày thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn bởi sự tăng giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã lấp đầy những mất mát của ngày hôm trước gây ra.

Trong mô hình Tweezer Bottoms hoặc nhiều nến có cùng đáy. Chiều cao hoặc màu sắc nến không quan trọng. Các nến không cần phải đứng liền nhau.

Mẫu hình cho tín hiệu đảo chiều nhẹ này sẽ đáng tin cậy hơn khi các nến trong mô hình Tweezer Bottoms kết hợp thành một mẫu hình khác.

Ý nghĩa của mô hình nến

Bạn có thể thấy được sau khi thị trường hình thành mô hình Tweezer Tops & Bottoms thì thị trường có sự bứt phá giảm hoặc tăng rất mạnh báo hiệu sự giảm giá mạnh của thị trường.

Mô hình đảo chiều Tweezer Tops & Bottoms xảy ra trong xu hướng tăng hoặc giảm giá. Khi thị trường đang là xu hướng tăng giá tiếp tục đẩy đường giá lên mức cao hơn, thông thường mức giá đóng nến ở gần với vùng giá cao nhất của nến (dấu hiệu tăng giá).

Tuy nhiên nến thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn bởi nến giảm giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã đánh mất những sự tăng trưởng của nến trước gây ra và ngược lại trong xu hướng giảm củng vậy.

2. Đặc điểm của Tweezer Top/ Tweezer Bottom

Một số trader cho rằng mô hình Đỉnh Nhíp phải có giá đóng cửa nến này bằng giá mở cửa của nến kia. Tuy nhiên từ những nguồn nghiên cứu uy tín kết hợp với kinh nghiệm giao dịch, chúng tôi thấy điều này là không cần thiết.

Cũng có ý kiến cho rằng màu sắc 2 cây nến phải ngược nhau, mặc dù điều này thông thường xảy ra nhưng đôi khi cũng vẫn có trường hợp ngoại lệ. Do đó, để tổng quát, chúng tôi liệt kê ra những đặc điểm cần có của mô hình Tweezer Top như sau:

  • Xuất hiện ở xu hướng tăng, cho tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm
  • Gồm 2 hoặc nhiều nến
  • Đỉnh của các nến phải bằng nhau hoặc gần bằng nhau, tạo thành một ngưỡng kháng cự.

Ngược lại, mô hình Tweezer Bottom có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện ở xu hướng giảm, cho tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
  • Gồm 2 hoặc nhiều nến
  • Đáy của các nến phải bằng nhau hoặc gần bằng nhau, tạo thành một ngưỡng hỗ trợ.

Tweezer Top/Bottom xuất hiện nhiều trên các biểu đồ giao dịch tuy nhiên độ tin cậy của hai mô hình này là không cao. Do đó, bạn cần kết hợp thêm các chỉ báo khác để xác nhận tín hiệu đảo chiều.

3. Diễn biến tâm lý của mô hình đỉnh nhíp, đáy nhíp Tweezer Top/ Tweezer Bottom

Diễn biến tâm lý của mô hình Tweezer Top: Trong một xu hướng tăng, bên bán đẩy giá lên cao và đạt được một đỉnh mới. Ở phiên giao dịch tiếp theo, thị trường một lần nữa đưa giá chạm vào mức cao trước đó tuy nhiên không thể vượt qua, cuối cùng đi xuống.

Diễn biến này cho thấy bên mua đã bắt đầu chốt lời hoặc phe bán đang mạnh lên khi giá tiếp cận vùng kháng cự. Diễn biến tâm lý của mô hình Tweezer Bottom tương tự như trên nhưng ở chiều ngược lại.

4. Ví dụ thực tế của mô hình đỉnh nhíp, đáy nhíp Tweezer Top/ Tweezer Bottom

Dưới đây là một ví dụ về Tweezer Bottom. Như bạn có thể thấy, mô hình Đáy Nhíp đã xuất hiện 2 lần tại đáy giá với đặc điểm đáy của hai nến ngang nhau. Ở lần đầu tiên, giá đã bật lên khá mạnh. Trong lần thứ hai, giá chỉ di chuyển nhẹ lên trên trước khi tiếp tục xu hướng giảm.

5. Hướng dẫn giao dịch với mô hình đỉnh nhíp, đáy nhíp Tweezer Top/ Tweezer Bottom

Điểm vào lệnh

Khi mô hình Tweezer xuất hiện, nếu có thêm những tín hiệu hỗ trợ, bạn có thể vào lệnh ngay sau khi nến thứ hai của mô hình kết thúc. Với Tweezer Top, chúng ta vào lệnh bán, với Tweezer Bottom, chúng ta vào lệnh mua.

Dưới đây là một ví dụ về cách vào lệnh trên biểu đồ GBPUSD, khung H4. Trên hình minh họa này có tận 2 mô hình Tweezer Top thành công.

Như đã nói bên trên, mô hình Tweezer cho tín hiệu không mạnh nên bạn cần phân tích thêm nhiều yếu tố khác nữa. Cả hai cơ hội giao dịch trong ví dụ bên dưới có đặc điểm khá giống nhau.

Chúng ta thấy Tweezer Top được tạo ra bằng một nến tăng, theo sau là nến giảm rất mạnh. Toàn bộ phần lợi nhuận của bên mua trong phiên giao dịch trước đã bị xóa sổ hoàn toàn trong phiên giao dịch sau đó.

Ngoài ra, cây nến giảm phía sau không có bóng nến dưới. Đây là những tín hiệu giảm giá bổ sung. Do đó, chúng ta tiến hành vào lệnh sell ngay sau khi nến màu đỏ thứ hai đóng cửa.

Cách đặt dừng lỗ và chốt lời với mô hình Tweezer Top/Bottom

Dừng lỗ được đặt bên trên đỉnh của mô hình Tweezer Top/Bottom, như vậy khoảng cách dừng lỗ ở đây chỉ có chiều cao xấp xỉ một cây nến. Ngưỡng kháng cự nên được đặt ở vùng hỗ trợ mạnh gần giá nhất.

Chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn khái niệm, đặc điểm cũng như cách giao dịch, kèm ví dụ về mô hình nến đỉnh nhíp, đáy nhíp Tweezer Top/ Tweezer Bottom. Hy vọng bạn đã biết cách nhận diện và sử dụng hai mẫu hình này.

Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức Trading cũng như thông tin mới nhất từ các sàn forex nhé !